Header Ads

NGHI LỄ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 4

NGHI LỄ
Thích Hoàn Thông

--- o0o ---
Phần 4 
PHẦN TẠP DỤNG

 

CÁCH XƯNG HÔ
Ông sơ, bà sơ: Cao tổ phụ, cao tố mẫu.
Chít: Huyền tôn.
Ông cố, bà cố: Tằng tỉ phụ, tằng tỉ mẫu.
Chắt: Tằng tôn.
Ông nội, bà nội: Nội tổ phụ, nội tổ mẫu.
Cháu nội: Nội tôn. 
Ông nội, bà nội chết rồi thì xưng: Nội tồ khảo, nội tổ tỷ.
Cháu xưng là: Nội tôn.
Cháu nối dòng xưng là: Đích tôn: (cháu nội).
Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu: (cũng gọi là ngoại công , ngoại bà).
Ông ngoại, bà ngoại chết rồi thì xưng: Ngoại tồ khảo, ngoại tổ tỷ.
Cháu ngoại: Ngoại tôn.
Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc tồ phụ, nhạc tổ mẫu.
Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi thì xưng: Nhạc tổ khảo, nhạc tổ tỷ. 
Cháu nội rể: Tôn nữ tế.
Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, hiền tỷ.
Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử, cô nữ  (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).
Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử, ai nữ.
Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
Cha ruột: Thân phụ.
Cha ghẻ: Kế phụ.
Cha nuôi: Dưỡng phụ.
Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.
Con gái lớn: Trưởng nữ.
Con kế. Thứ nam, thứ nữ.
Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.  
Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.
Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.
Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.
Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
Bà vú: Nhũ mẫu.
Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
Cháu rể: Điệt nữ tế.
Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.
Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
Cha chồng: Chương phụ.
Dâu lớn: Trưởng tức.
Dâu thứ: Thứ tức.
Dâu út: Quý tức.
Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo. 
Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.
Rể: Tế.
Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.
Ta tự xưng là: Nội điệt. 
Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.
Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.
Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
Còn ta tự xưng là: Sanh tôn.
Cậu vợ: Cựu nhạc.
Cháu rể: Sanh tế.
Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
Vợ lớn: Chánh thất.
Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất. 
Anh ruột: Bào huynh.
Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.
Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội
Chị ruột: Bào tỷ.
Anh rể: Tỷ trượng.
Em rể: Muội trượng.
Anh rể: Tỷ phu.
Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ. 
Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
Chị chồng: Đại cô.
Em chồng: Tiểu cô.
Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc. 
Chị vợ: Đại di.
Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.
Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh. 
Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.
Con gái đã có chồng: Giá nữ.
Con gái chưa có chồng: Sương nữ. 
Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
Tớ trai: Nghĩa bộc.
Tớ gái: Nghĩa nô.
Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.
Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
Mới chết: Tử.
Đã chôn: Vong.
Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ túc, tổ cô. 
Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn


CHỌN NGÀY
Muốn chọn ngày giờ để tẩn liệm, chôn cất hay xả tang hoặc để làm một việc gì ... cho ai, mình phải  biết người đó tuổi gì, mạng gì ... Vậy trước khi muốn biết qua cách thức chọn ngày, ta phải học qua những điều sau đây trước đã:
1. THẬP NHỊ ĐỊA CHI: Mười hai địa chi, gọi tắc là mười hai chi: Tý, Sữu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
2. THẬP THIÊN CAN: Mười thiên can, gọi tắc là mười can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
3. NGŨ HÀNH: Năm hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
4. LỤC GIÁP: Sáu con giáp: Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần.
5. MƯỜI HAI ĐỊA CHI THUỘC NGŨ HÀNH: Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ, Dần thuộc Mộc, Mẹo thuộc Mộc, Thìn thuộc Thổ, Tỵ thuộc Hỏa, Ngọ thuộc Hỏa, Mùi thuộc Thổ, Thân thuộc Kim, Dậu thuộc Kim, Tuất thuộc Thổ, Hợi thuộc Thủy. (Ta nên đọc như vầy mau nhớ hơn: Hợi, Tý: Thủy; Dần, Mẹo: Mộc; Tỵ, Ngọ: Hỏa; Thân, Dậu: Kim; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: Thổ.
6. ĐỊA CHI THUỘC 8 PHƯƠNG BÁT QUÁI: Tý: Khảm, chánh bắc; Sửu, Dần: Cấn, đông bắc; Mẹo: Chấn, chánh đông; Thìn, Tỵ: Tốn, đông nam; Ngọ: Ly, chánh nam; Mùi, Thân: Khôn, tây nam; Dậu:Đoài, chánh tây; Tuất, Hợi: Càn, tây bắc.
7. ĐỊA CHI THUỘC ÂM DƯƠNG: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương;  Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm.
8. ĐỊA CHI PHÂN ĐÔNG MẠNG, TÂY MẠNG: Tý, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ: Đông mạng; Sửu, Dần, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi: Tây mạng.
9. THIÊN CAN THUỘC NGŨ HÀNH, NGŨ PHƯƠNG: Giáp, Ất: Mộc, đông phương; Bính, Đinh: Hỏa, nam phương; Mậu, Kỷ: Thổ, trung ương; Canh, Tân: Kim, tây phương; Nhâm, Quý: Thủy, bắc phương.
10. NGŨ HÀNH TƯƠNG SANH: Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim.
11. NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
12. NGŨ HÀNH: VƯỢNG, TƯỚNG, HƯU, TÙ, TỬ: Đương sanh giả vượng. Ngã sanh giả tướng. Sanh ngã giả hưu. Khắc ngã giả tù. Ngã khắc giả tử.
Như lấy một hành KIM làm CHỦ để thí dụ: KIM gặp KIM hòa nhau (tì hòa), gọi là VƯỢNG (tốt). KIM gặp THỦY là chủ sanh khách, gọi là TƯỚNG (tốt). KIM gặp THỒ là khách sanh chủ, gọi là HƯU (trễ nải). KIM gặp HỎA là khách khắc chủ, gọi là TÙ (xấu). KIM gặp MỘC là chủ khắc khách, gọi là TỬ (xấu).
13. ĐỊA CHI HẠP, KỴ:
TAM HẠP: Thân Tý Thìn, Dần Ngọ Tuất, Tỵ Dậu Sửu, Hợi Mẹo Mùi (tốt).
LỤC HẠP: Tý Sửu, Dần Hợi, Mẹo Tuất, Thìn Dậu, Tỵ Thân, Ngọ Mùi (tốt).
CHI ĐỨC HẠP: Tý Tỵ, Sửu Thân, Dần Mùi, Ngọ Hợi, Mẹo Tuất, Thìn Dậu (tốt).
TỨ KIỂM HẠP: Sửu Hợi, Dần Thìn, Tỵ Mùi, Thân Tuất (tốt).
ĐỊA ĐỚI: Tý Dần, Sửu Mẹo, Thìn Hợi, Ngọ Thân, Mùi Dậu, Tuất Tỵ (xấu).
TUẾ TINH: Tý Mẹo, Dần Sửu, Thìn Tỵ, Hợi Tuất, Mùi Thân, Ngọ Dậu (xấu).
LỤC HẠI: Tý Mùi, Sửu Ngọ, Dần Tỵ, Hợi Thân, Mẹo Thìn, Tuất Dậu (xấu).
TỨ XUNG (Tứ hình xung): Tý Ngọ Mẹo Dậu, Thìn Tuất Sửu Mùi, Dần Thân Tỵ Hợi (xấu).
LỤC XUNG (Lục hình xung): Tý Ngọ, Mẹo Dậu, Thìn Tuất, Sửu Mùi, Dần Thân, Tỵ Hợi (xấu).
LỤC HÌNH (Chánh cung và bàng kỵ): Tý Mẹo, Dần Tỵ, Thân Hợi, Tuất Sửu, Thìn Mùi, Ngọ Dậu.
Đọc bài văn vần cho dễ nhớ:
            Mèo nằm rình chuột ngó mà ghê,
Hùm bắt rắn lâu chửa thấy về,
Khỉ ở trên cây chờ lợn đến,
Chó kia cậy mạnh đuổi trâu què.
Rồng bay cây núi mùi thơm nức,
Ngựa chạy đường dài gà gáy khuya.
Phải biết kỵ xung hầu tránh trước,
Trăm năm mới vững đạo phu thê.
14. THIÊN CAN HẠP KHẮC: Giáp hạp Kỷ khắc Canh, Ất hạp Canh khắc Tân, Bính hạp Tân khắc Nhâm, Đinh hạp Nhâm khắc Quý, Mậu hạp Quý khắc Giáp, Kỷ hạp Giáp khắc Ất, Canh hạp Ất khắc Bính, Tân hạp Bính khắc Đinh, Nhâm hạp Đinh khắc Mậu, Quý hạp Mậu khắc Kỷ.
15. VÒNG LỤC GIÁP: Mỗi tuổi đều nằm trong vòng 10 thiên can của sáu con giáp, phối hợp với 12 chi. Một con giáp có 10, sáu con giáp có 60 lần, kể từ Giáp Tý cho đến Quý Hợi thì bắt đầu trở lại Giáp Tý.
Mỗi giáp có 10 năm: Từ năm Giáp Tý đến năm Quý Dậu, 10 năm này gọi là vòng Giáp Tý, 10 tuổi này cũng gọi là vòng Giáp Tý hay “con nhà Giáp Tý”. Từ Giáp Tuất đến Quý Mùi, 10 tuổi này gọi là “con nhà Giáp Tuất”. Từ Giáp Thân đến Quý Tỵ, 10 tuổi này gọi là “con nhà Giáp Thân”. Từ Giáp Ngũ (Ngọ) đến Quý Mão (Mẹo), 10 tuổi này gọi là “con nhà Giáp Ngọ”. Từ Giáp Thìn đến Quý Sửu, 10 tuổi này gọi là “con nhà Giáp Thìn”. Từ Giáp Dần đến Quý Hợi, 10 tuổi này gọi là “con nhà Giáp Dần”.
16. NHẬN ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA 12 CHI VÀ 6 CON GIÁP TRÊN HAI BÀN TAY: Vị trí của 12 chi và 6 con giáp này ở trên bàn tay không hề thay đổi, người ta thường dùng bàn tay trái để tính.



17. HỌC THUỘC CÁC CON SỐ SAU ĐÂY: 1, 13, 25, 37, 49, 61, 73, 85, 97, (109, 121, 133, 145 vân vân ...) để xem tuổi, những con số ở trên hễ đến năm nào thì tuổi của người ở vào năm đó. Như đến năm Tý thì những con số đó đều là tuổi Tý, đến năm Sửu thì chúng đều là tuổi Sửu ... đến năm Hợi những con số đó la tuổi Hợi. Giờ nói đến cách tính tuổi.

CÁCH TÍNH TUỔI
Coi bàn tay số (1) ở trước, tuổi nào đứng vào cung nấy, tính năm nào khởi 1 (1 tuổi) lên cung đó đếm ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ), mỗi tuổi mỗi cung.
Giả như năm nay là năm Mẹo (1987), đứa nhỏ 13 tuổi, hỏi tuổi nó tuổi gì, ta biết ngay nó tuổi Mẹo (Mão) rồi, nhưng ta cứ thử tính: đếm 1 lên cung Mẹo (Mão), theo bàn tay số (1), 2 lên cung Dần, 3 lên cung Sửu, 4 lên cung Tý, 5 lên cung Hợi, 6 lên cung Tuất, 7 lên cung Dậu, 8 lên cung Thân, 9 lên cung Mùi, 10 lên cung Ngọ, 11 lên cung Tỵ, 12 lên cung Thìn, 13 lại trúng lên cung Mẹo. Vậy, ta không đếm như thế mất thì giờ, năm Mẹo ta cứ đếm ngay tại cung Mẹo: 1, 13 thì ta biết ngay 13 tuổi là tuổi Mẹo.
Hãy tính đứa nhỏ 16 tuổi coi năm Mẹo này nó tuổi gì? Ta đếm ngay ở cung Mẹo: 1, 13, thì ngừng lại, 14 tại cung Dần, 15 tại cung Sửu, 16 tại cung Tý, ta biết 16 tuổi là tuổi Tý.
Hãy tính coi năm Mẹo này (1987) người 39 tuổi, tuổi gì? Ta bấm tay lên cung Mẹo và hô: 1, 13, 25, 37 (tại cung Mẹo, thấy gần số 39 thì ngừng lại) 38 tại cung Dần, 39 tại cung Sửu. Vậy, người 39 tuổi trong năm Mẹo là tuổi Sửu.
Như các thí dụ trên, ta tính để biết người đó bao nhiêu tuổi là tuổi gì. Còn trường hợp thứ hai là ta đã biết người đó tuổi gì, nhưng không biết chính xác là bao nhiêu tuổi, giờ ta tính để biết được thật đúng. Trường hợp này ta phải xem người hỏi cở bao nhiêu mới tính được.
Thí dụ: Năm Mẹo (1987) người tuổi Mùi ngoài 40, vậy đúng là bao nhiêu tuổi? Ta cũng y như trên mà tính, đếm tới cung Mùi được số mấy là tuổi của người đó. Ta bấm tay lên cung Mẹo và đếm: 1, 13, 25, 37 rồi ngược chiều kim đồng hồ, 38 tại cung Dần, 39 tại cung Sửu, 40 tại cung Tý, 41 tại cung Hợi, 42 tại cung Tuất, 43 tại cung Dậu, 44 tại cung Thân, 45 tại cung Mùi. Vậy năm Mẹo (1987) tuổi Mùi này đúng là 45 tuổi.
Như trên là ta biết tuổi tìm chi và biết chi tìm tuổi, giờ ta lại căn cứ theo tuổi mà tìm can của chi. Muốn tìm can của chi, ta phải biết tuổi đó nằm trong vòng con giáp nào của 6 con giáp.
Trở lại các tuổi đã dẫn ở trước: 16, 39 và 45 cho dễ nhận.
TÌM VÒNG CON GIÁP ĐỂ TÌM CAN:
(Chú ý: đầu con giáp nó ở vào một năm lẽ rồi một năm chẵn như năm Dần, 1986 nó ở vào con số 13, 23 hay 33 ... vào năm Mẹo 1987 nó lại ở vào con số chẵn 14, 24, 34 ...).
Thí dụ 1: Tính coi năm Mẹo, người 16 tuổi là tuổi Tý mà Tý nào? Con nhà giáp gì?
Ta bấm ngón tay lên cung Mẹo và hô: 1, 13 tại cung Mẹo, 14 tại cung Dần, 15 tại cung Sửu, 16 tại cung Tý (là tuổi Tý), rồi ta đếm luôn tới để tìm đầu con giáp: 17 tại cung Hợi, 18 tại cung Tuất, 19 tại cung Dậu, 20 tại cung Thân, 21 tại cung Mùi, 22 tại cung Ngọ, 23 tại cung Tỵ, 24 tại cung Thìn thì dừng lại vì đã đúng ngay vào vị trí của vòng GIÁP THÌN. Vậy tuổi Tý 16 này thuộc về “con nhà GIÁP THÌN”. Giờ theo chiều thuận của kim đồng hồ, ngay trên cung Thìn của con số 24 đó, ta hô: giáp, cung Tỵ Ất, cung Ngọ Bính, cung Mùi Đinh, cung Thân Mồ (mậu), cung Dậu Kỷ, cung Tuất Canh, cung Hợi Tân đến cung Tý Nhâm, tức là tuổi Nhâm Tý. (Con nhà Giáp Thìn Nhâm Tý).
Có người thắc mắc, làm sao biết khi đếm số 24 là đầu con giáp của tuổi Tý 16 mà dừng lại?
- Xin đáp: Vì mỗi một con giáp là mười năm, nên có một năm lẽ một năm chẵn xen nhau. khi ta đếm qua con số chục rồi tới số đơn vị, hễ khi nào tới số chẵn thì đầu con giáp là số chẵn, khi nào tới số lẽ thì đầu con giáp là số lẽ. Nếu sợ quên thì cứ lấy cái tuổi của mình để nhớ. Như năm Mẹo này đầu con giáp phải đếm tới số chẵn, năm tới là số lẽ.
Thí dụ 2: Tính coi năm Mẹo (1987) này, người tuổi Thân 44 tuổi là tuổi Thân gì? Con nhà giáp gì?
Ta cứ ngay nơi cung Mẹo (cũng là năm Mẹo) đếm chồng lên: 1, 13, 25, 37 thấy gần tới tuổi của người đó thì ngưng lại, rồi theo chiều ngược kim đồng hồ đếm tiếp: 38 tại cung Dần, 39 tại cung Sửu, 40 tại cung Dậu, 41 tại cung Hợi, 42 tại cung Tuất, 43 tại cung Dậu, 44 tại cung Thân là tuổi của người đó thì dừng lại, ta thấy người 44 tuổi là tuổi Thân, nhưng ta lại thấy 44 tuổi là số chẵn 4 ngay cung Giáp Thân, khỏi đếm tới nữa, ta thấy ngay người 44 tuổi là tuổi Giáp Thân mà cũng con nhà Giáp Thân.

CÁCH TÌM MẠNG
Tìm mạng có hai cách: Một là tìm theo “Chánh Ngũ Hành”, người ta gọi là tìm tắc, hai là tìm theo “Ngũ Hành Nạp Âm”, là tìm đủ.
I. Tìm mạng theo “Chánh Ngũ hành” là muốn biết người đó thuộc về hành nào trong năm hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Muốn tìm mạng theo Chánh Ngũ Hành, ta phải thuộc lòng bài sau đây:
TÝ, NGỌ: Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu.
THÌN, TUẤT: Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu.
DẦN, THÂN: Hớn, Địa, Thiêu, Sài, Thấp.
Thử thị Lục giáp khởi vi đầu.


PHẦN CHỮ HÁN: [                               ]

                                   
GIẢI NGHĨA:
Tý, Ngọ:           Giáp Tý và Giáp Ngọ: Ngân= Kim; Đăng= Hỏa;
Giá= Mộc; Bích= Thổ; Câu= Kim.
Thìn, Tuất:        Giáp Thìn và Giáp Tuất: Yên= Hỏa; Mãn= Thủy;
Tự= Thổ; Chung= Kim; Lâu= Mộc.
Dần, Thân:        Giáp Dần và Giáp Thân: Hớn= Thủy; Địa= Thổ;
Thiêu= Hỏa; Sài= Mộc; Thấp= Thủy.
Như trên là khởi đầu của sáu con giáp.
Tính người 31 tuổi trong năm Mẹo (1987) này coi mạng gì?
Muốn tìm mạng ta cũng phải tính như tính tuổi để tìm tuổi người đó nằm vào vòng con giáp nào, rồi căn cứ ngay đầu con giáp đó theo chiều thuận của kim đồng hồ mà đếm, cứ 2 tuổi kế tiếp một chữ, đến tuổi của người đó thì dừng lại coi nó đúng vào chữ gì là biết người đó thuộc mạng gì.
Giờ tính người 31 tuổi trên coi mạng gì?
Năm Mẹo bấm tại cung Mẹo: 1, 13, 25 rồi 26 tại Dần, 27 tại Sửu, 28 tại Tý, 29 tại Hợi, 30 tại Tuất, 31 tại Dậu (đếm luôn tới đầu con giáp) 32 tại Thân, 33 tại Mùi, 34 tại Ngọ (thuộc Giáp Ngọ, ta dùng câu: Tý Ngọ: Ngân đăng giá bích câu), ta bấm tay tại Ngọ hô: Ngân, tại Mùi Ngân, tại Thân Đăng, tại Dậu Đăng. Người 31 tuổi là mạng Hỏa (vì chữ Đăng có bộ Hỏa).
Năm Mẹo (1987), người 60 tuổi mạng gì?
Ta bấm tay tại cung Mẹo, đếm chồng lên: 1, 13, 25, 37, 49 rồi 50 tại Dần, 51 tại Sửu, 52 tại Tý, 53 tại Hợi, 54 tại Tuất, 55 tại Dậu, 56 tại Thân, 57 tại Mùi, 58 tại Ngọ, 59 tại Tỵ, 60 tại Thìn (60 tuổi Thìn), 61 tại Mẹo, 62 tại Dần, 63 tại Sửu, 64 tại Tý (thuộc con nhà Giáp Tý). Ta cũng dùng câu “Tý Ngọ: Ngân đăng giá bích câu” và hô: Ngân tại Tý (thuận chiều), Ngân tại Sửu, Đăng tại Dần, Đăng tại Mẹo, Giá tại Thìn (dừng lại). Người 60 tuổi (năm Mẹo: 1987) là tuổi Thìn, mạng Mộc.
CHÚ Ý:
1.                  Tính mạng (ngũ hành) cho những tuổi khác cũng đều cùng một cách, theo cách tính trên mà suy ra.
2.                  Bao giờ hai tuổi cũng đi liền nhau cùng một mạng tính từ đầu con giáp, nên khi tìm mạng ta phải đọc như sau theo chiều thuận của kim đồng hồ:
Tý, Ngọ: Ngân ngân, đăng đăng, giá giá, bích bích, câu câu.
Thìn, Tuất: Yên yên, mãn mãn, tự tự, chung chung, lâu lâu.
Dần, Thìn: Hớn hớn, địa địa, thiêu thiêu, sài sài, thấp thấp.
II. Tìm mạng theo “Ngũ Hành Nạp Âm” là tìm đủ, trước ta chỉ tìm cho biết là mạng Kim hay mạng Mộc mà thôi, chứ chưa biết là Kim gì và Mộc gì. Giờ ta tìm cho rõ hơn, trước khi biết qua cách tìm, ta nên xem qua bảng Ngũ Hành Nạp Âm đã lập thành dưới đây:

BẢNG NGŨ HÀNH NẠP ÂM
VÒNG CON GIÁP
NGŨ HÀNH NẠP ÂM
CHỮ ĐẠI BIỂU
GIÁP TÝ, Ất Sửu
Hải trung - Kim
HẢI
Bính Dần, Đinh Mẹo
Lư trung - Hỏa
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ
Đại Lâm - Mộc
LÂM
Canh Ngọ, Tân Mùi
Lộ Bàng - Thổ
LỘ
Nhâm Thân, Quý Dậu
Kiếm Phong – Kim
KIẾM



GIÁP TUẤT, Ất Hợi
Sơn Đầu - Hỏa
ĐẦU
Bính Tý, Đinh Sửu
Giản Hạ - Thủy
GIẢN
Mậu Dần, Kỷ Mẹo
Thành Đầu - Thổ
THÀNH
Canh Thìn, Tân Tỵ
Bạch Lạp – Kim
LẠP
Nhâm Ngọ, Quý Mùi
Dương liễu - Mộc
DƯƠNG



GIÁP THÂN, Ất Dậu
Tuyền Trung - Thủy
TUYỀN
Bính Tuất, Đinh Hợi
Ốc Thượng - Thổ
ỐC
Mậu Tý, Kỷ Sửu
Thích Lịch - Hỏa
LỊCH
Canh Dần, Tân Mẹo
Tòng Bá - Mộc
TÒNG
Nhâm Thìn, Quý Tỵ
Trường Lưu - Thủy
TRƯỜNG



GIÁP NGỌ, Ất Mùi
Sa Trung - Kim
SA
Bính Thân, Đinh Dậu
Sơn Hạ - Hỏa
SƠN
Mậu Tuất, Kỷ Hợi
Bình Địa  - Mộc
BÌNH
Canh Tý, Tân Sửu
Bích Thượng  – Thổ
BÍCH
Nhâm Dần, Quý Mẹo
Kim Bạch - Kim
BẠCH



GIÁP THÌN, Ất Tỵ
Phú Đăng - Hỏa
PHÚ
Bính Ngọ, Đinh Mùi
Thiên Hà - Thủy
Mậu Thân, Kỷ Dậu
Đại Dịch - Thổ
DỊCH
Canh Tuất, Tân Hợi
Thoa Xuyến – Kim
XUYẾN
Nhâm Tý, Quý Sửu
Tang Đố - Mộc
TANG



GIÁP DẦN, Ất Mẹo
Đại Khê- Thủy
KHÊ
Bính Thìn, Đinh Tỵ
Sa Trung - Thổ
TRUNG
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi
Thiên Thượng - Hỏa
THIÊN
Canh Thân, Tân Dậu
Thạch Lựu - Mộc
THẠCH
Nhâm Tuất, Quý Hợi
Đại Hải - Thủy
ĐẠI

Giờ ta đọc thuộc lòng mấy câu sau đây để tìm “Ngũ Hành Nạp Âm”:
            NHỨT THỬ: Hải, Lư, Lâm, Lộ, Kiếm.
            NHI KHUYỂN: Đầu, Giản, Thành, Lạp, Dương.
            TAM HẦU: Tuyền, Ốc, Lịch, Tòng, Trường.
            TỨ MÃ: Sa, Sơn, Bình, Bích, Bạch.
            NGŨ LONG: Phú (Phúc), Hà, Dịch, Xuyến, Tang.
            LỤC HỔ: Khê, Trung, Thiên, Thạch, Đại.

CHÚ THÍCH:
THỬ: Chuột; Tý, là Giáp Tý.
KHUYỂN: Cẩu, chó; Tuất, là Giáp Tuất.
HẦU: Khỉ; Thân, là Giáp Thân.
MÃ: Ngọ, Giáp Ngọ.
LONG: Rồng; Thìn, Giáp Thìn.
HỔ:Cọp; Dần, Giáp Dần.
Tìm mạng theo “Ngũ Hành Nạp Âm” cũng giống y như cách tìm mạng theo “Chánh Ngũ Hành” ở trước. Nghĩa là phải biết tuổi đó thuộc con nhà Giáp gì, rồi từ đầu con Giáp đó đếm theo chiều thuận với kim đồng hồ, tới tuổi của người đó coi trúng vào chữ gì thì biết người đó thuộc mạng gì.
Thí dụ 1: Tìm mạng theo “Ngũ Hành Nạp Âm” của người 31 tuổi, trong năm Mẹo này 1987, coi thuộc mạng gì?
Như trước, ta đã tìm biết người 31 tuổi, “Chánh Ngũ Hành” là mạng Hỏa, con nhà Giáp Ngọ, vậy ta dùng câu “TỨ MÃ: Sa, Sơn, Bình, Bích, Bạch” và đọc : Sa sa , Sơn sơn, Bình bình, Bích bích, Bạch bạch. Vì hai tuổi kè nhau cùng một mạng, các câu khác thuộc con Giáp khác cũng đọc y như vậy.
Giờ ta bấm tay ngay cung Giáp Ngọ mà hô: Sa tại Ngọ, Sa tại Mùi, Sơn tại Thân, Sơn tại Dậu thì dừng lại (vì người 31 tuổi, năm nay là tuổi Dậu), ta thấy tại cung Dậu nhằm chữ SƠN, chữ SƠN đại biểu cho SƠN HẠ HỎA. Vậy người tuổi Dậu 31 tuổi (năm 1987) thuộc mạng Sơn Hạ Hỏa.
Thí dụ 2: Người tuổi Mậu Thìn, năm Mẹo này (1987) 60 tuổi, con nhà Giáp Tý, “Ngũ Hành Nạp Âm” thuộc mạng gì?
Ta đã biết là tuổi Thìn con nhà Giáp Tý, ta dùng ngay câu “NHỨT THỬ: Hải, Lư, Lâm, Lộ, Kiếm” và tính: Bấm tay vào cung Tý, theo chiều thuận, hô: Hải tại Tý, Hải tại Sửu, Lư tại Dần, Lư tại Mẹo, Lâm tại Thìn dừng lại. Chữ Lâm đại biểu cho “ Đại Lâm - Mộc”. Vậy tuổi Mậu Thìn thuộc mạng Đại Lâm - Mộc.
Thí dụ 3: Năm Mẹo (1987) này, người 40 tuổi tính theo “Ngũ Hành Nạp Âm” thuộc mạng gì?
Muốn tính, ta phải biết người 40 tuổi là tuổi gì, con nhà giáp gì, mới tính được. Ta áp dụng cách tính tuổi để tìm can, chi và con giáp của tuổi 40. Năm nay năm Mẹo, ta bấm tay lên cung Mẹo hô: 1, 13, 25, 37 rồi 38 tại Dần, 39 tại Sửu, 40 tại Tý. Ta biết người 40 tuổi là tuổi Tý. Nếu muốn tìm con giáp, ta tính luôn tới: 41 tại Hợi, 42 tại Tuất, 43 tại Dậu, 44 tại Thân thì dừng lại vì đã tới đầu con giáp rồi (năm nay Mẹo, đầu con giáp ở số chẵn). Nếu muốn biết người 40 tuổi là tuổi Tý mà Tý gì thì ta bấm tay tại cung Thân theo chiều thuận mà đếm mỗi cung mỗi chữ: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu tới cung Tý thì dừng lại, ấy là tuổi Mậu Tý. Ta thấy tuổi Mậu Tý 40 tuổi này con nhà Giáp Thân, ta dùng câu “TAM HẦU: Tuyền, Ốc, Lịch, Tòng, Trường” để tính. Theo chiều thuận, ta bấm tay lên cung Giáp Thân hô: Tuyền tại Thân, Tuyền tại Dậu, Ốc tại Tuất, Ốc tại Hợi, Lịch tại Tý, ta thấy tại cung Tý của tuổi Tý trúng nhằm chữ Lịch, chữ Lịch đại biểu cho “Thích Lịch - Hỏa”.
Vậy, năm Mẹo này người 40 tuổi là tuổi Mậu Tý, con nhà Giáp Thân, mạng  Thích Lịch - Hỏa.
Ta đã biết về Ngũ Hành Nạp Âm và cách tính Ngũ Hành Nạp Âm, vậy ta cũng nên biết qua sự sanh khắc chế hóa riêng biệt của nó để sử dụng thì mới bổ ích.
Ta hãy đọc các bài văn vần và lời giải thích sau đây cho dễ nhớ: Theo Chánh Ngũ Hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Mỗi lần thấy khắc là luôn luôn có tai hại.
Theo Ngũ Hành Nạp Âm, có khi hành này khắc hành kia không phải là xấu, trái lại nhờ khắc đó mà trở thành tốt.
Hãy xem năm bài nói về Ngũ Hành Nạp Âm dưới đây:
HÀNH KIM
Sa trung, Kiếm phong lưỡng ban cầm (cầm = Kim)
Nhược cư chấn địa (Mộc) tiện tương xâm.
Ngoại hữu tứ kim tu kỵ Hỏa,
Kiếm, Sa vô Hỏa bất thành hình.
NGHĨA:
Hai thứ Ngũ Hành Nạp Âm là: Sa trung – Kim và Kiếm phong – Kim nếu gặp Mộc (chấn = Mộc) thì khắc ngay. Ngoài ra bốn thứ Kim khác là  Hải trung – Kim,  Bạch Lạp – Kim,  Kim Bạch – Kim và Thoa Xuyến – Kim đều kỵ Hỏa. Riêng về Kiếm Phong – Kim, Sa trung – Kim chẳng những không kỵ Hỏa mà trái lại còn phải nhờ Hỏa mới thành đồ dùng.
Nhưng CAN, CHI nếu gặp THIÊN khắc ĐỊA xung thì phải tránh. Thí dụ: Nhâm Thân, Quý Dậu là Kiếm phong Kim gặp Bính Dần, Đinh Mẹo Lư trung Hỏa thì phải tránh là tốt (Nhâm, Quý thuộc Thủy; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Thân, Dậu thuộc Kim; Dần, Mẹo thuộc Mộc; Thủy khắc Hỏa, Kim khắc Mộc).
HÀNH MỘC
Tòng bá, Dương Liễu, Tang đô Mộc,
Thạch lựu, Đại lâm kỵ kim đao.
Duy hữu thản nhiên Bình địa Mộc
Vô kim bất đắc thượng thanh vân.
NGHĨA:
Năm thứ Mộc là: Tòng Bá - Mộc, Dương liễu - Mộc, Thạch lựu - Mộc và Đại Lâm - Mộc đều bị Kim khắc, chỉ có một thứ Bình địa Mộc (gổ) chẳng những không sợ Kim khắc mà còn cần phải có Kim khắc mới được đắc dụng, nếu không thật khó cầu công danh phú quý.
Thủy kiến: Thiên hà, Đại hải lưu,
Nhị giả bất phạ chổ vi cừu.
Ngoại hữu số ban tu kỵ thổ,
Nhất sanh y lặc tất nan cầu.
NGHĨA:
Hai thứ Thủy là: Thiên hà Thủy va Đại hải Thủy, không khi nào sợ Thổ khắc; nhưng nếu gặp CAN CHI Thiên khắc Địa xung phải tránh mới tốt. Thí dụ Bính Ngọ, Đinh Mùi là Thiên hà Thủy gặp Canh Tý, Tân Sửu là Bích thượng Thổ nên tránh là tốt.
Ngoài ra, các thứ Thủy khác là: Giản hạ Thủy, Tuyền trung Thủy, Trường lưu Thủy và Đại khê Thủy đều bị Thổ khắc. Nếu bị Thổ khắc, tất nhiên một đời khó cầu y lộc.
HÀNH HỎA
Phú đăng, Lư Hỏa dữ Sơn đầu,
Tam giả nguyên lai phạ thủy lưu.
Ngoại hữu tam ban bất phạ thủy,
Nhất sanh y lộc cận Vương hầu.
NGHĨA:
Ba thứ Hỏa là: Phú đăng Hỏa, Lư trung Hỏa và Sơn đầu Hỏa đều sợ Thủy khắc. Ngoài ra ba thứ Hỏa khác là: Thiên thượng Hỏa, Thích lịch Hỏa, Sơn hạ Hỏa lại không sợ Thủy, trái lại nếu được Thủy khắc thì các mạng đó sẽ được y lộc đầy đủ, một đời gần bực Vương hầu.
HÀNH THỔ
Thành đầu, Ốc thượng dữ Bích thượng,
Tam thổ nguyên lai phạ Mộc xung.
Ngoại hữu tam ban bất phạ Mộc,
Nhứt sanh thanh quý bộ thiềm cung.
NGHĨA:
Ba thứ Thổ là: Thành đầu Thổ, Ốc thượng Thổ và Bích thượng Thổ vốn sợ Mộc khắc. Ngoài ra, có ba thứ Thổ khác là: Lộ bàng Thổ, Đại dịch Thổ và Sa trung Thổ đều không sợ Mộc, trái lại nếu có Mộc khắc càng tốt, đời người sẽ được thanh quý, cao sang, vào trường thi ắt đậu (đăng khoa).
NGŨ HÀNH TỲ HÒA:
Tỳ hòa, có nghĩa là hai bên ngũ hành cùng một loại, như anh em ngang vai(tỳ=tỷ=sánh, hòa=huề, không bên nào hơn bên nào), như: Mộc với Mộc, Hỏa với Hỏa vân vân ...
Tỳ hòa có tốt có xấu:
Trường hợp tốt, người ta nói:
Lưỡng Hỏa thành viêm
Lưỡng Mộc thành lâm
Lưỡng Thủy thành xuyên
Lưỡng Thổ thành sơn
Lưỡng Kim thành khí
Đây là hai bên cùng đồng một loại ngũ hành chung hiệp với nhau mà CAN CHI cũng được sanh hợp để giúp thêm sức mạnh cho nhau, đó là tốt.
Thí dụ: Giáp Thìn, Ất Tỵ là Phú đăng Hỏa (lửa đèn) và Bính Thân, Đinh Dậu là Sơn hạ Hỏa (lửa dưới núi), hai bên sanh hợp lẫn nhau (Giáp Ất thuộc Mộc, Bính Đinh thuộc Hỏa = tương sanh; Thìn thuộc Thổ, Tỵ thuộc Hỏa= tương sanh; Thân Dậu đều thuộc Kim=tỳ hòa) mới thêm sức nóng, sức sáng, thì gọi là “Lưỡng Hỏa thành viêm”).
Trường hợp xấu, người ta lại nói:
Lưỡng Mộc Mộc chiết
Lưỡng Kim Kim khuyết
Lưỡng Hỏa Hỏa diệt
Lưỡng Thủy Thủy kiệt
Lưỡng Thổ Thổ liệt
Đây là hai bên cũng đồng thuộc về một ngũ hành nạp âm như nhau mà có CAN khắc hay CHI xung, nếu bổn mạng bị xung khắc thì không nên dùng. Trường hợp này, không bao giờ có vừa CAN khắc vừa CHI xung cùng một lúc.
Thí dụ: Mậu Tý, Kỷ Sửu là Thích lịch Hỏa và Mậu Ngọ, Kỷ Mùi là Thiên thượng Hỏa, hai bên Thiên can đồng một loại mà Địa chi lại tương xung (Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ; Ngọ thuộc Hỏa, Mùi thuộc Thổ). Nếu hai bên gặp nhau ma bổn mạng bị xung hay khắc thì gọi là “Lưỡng hỏa hỏa diệt”.
Cũng có sách nói: Hai bên đồng một ngũ hành, cả hai đều yếu sức mà gặp nhau là tốt, như lửa đèn và lửa duới núi hiệp nhau đã nói ở trên thì gọi là: “Lưỡng hỏa thành viêm”, còn như hai bên đồng một thứ ngũ hành mà cả hai đều mạnh, nếu gặp nhau là xấu.
Thuyết này không hẳn đúng, không nên quá tin. Vì dầu yếu dầu mạnh mà CAN CHI tương sanh tương hợp hay CAN CHI tuy xung khắc mà không xung khắc bổn mạng thì cũng ít hại.
“Ngũ hành nạp âm” tương khắc còn có khi tốt huống chi là hai bên Tỳ hòa nhau, phần tốt lấn hơn phần xấu là dùng được rồi.
Điều nên chú ý: Chánh Ngũ Hành mới là quan trọng, còn Ngũ Hành Nạp Âm là phần phụ mà thôi.
Nên biết thêm:
1.      Tháng giêng là tháng Dần, tháng hai là Mẹo, tháng ba là Thìn, tháng tư là Tỵ, tháng năm là Ngọ, tháng sáu là Mùi, tháng bảy là Thân, tháng tám là Dậu, tháng chín là Tuất, tháng mười là Hợi, tháng mười một là Tý, tháng chạp (12) là Sữu.
2.      Mười hai trực, mỗi ngày một trực: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế. (Khi chọn ngày, người ta chọn những ngày có trực: Trừ, Định, Chấp, Nguy, Thành, Khai, những trực này trong lịch thường in màu ĐỎ; còn những trực: Kiến. Mãn, Bình, Phá, Thâu, Bế, người ta ít dùng tới, trong lịch thường in mực ĐEN).
3.      Hai mươi bốn (24) tiết khí thuộc 12 tháng:

Lập Xuân,
Vũ Thủy
là tháng Giêng
(1)
Kinh Trập,
Xuân Phân
là tháng Hai
(2)
Thanh Minh,
Cốc Vũ
là tháng Ba
(3)
Lập Hạ,
Tiểu mãn
là tháng Tư
(4)
Manh Chủng,
Hạ Chí
là tháng Năm
(5)
Tiểu Thử,
Đại Thử
là tháng Sáu
(6)
Lập Thu,
Xử Thử
là tháng Bảy
(7)
Bạch Lộ,
Thu Phân
là tháng Tám
(8)
Hàn Lộ,
Sương Giáng
là tháng Chín
(9)
Lập Đông,
Tiểu Tuyết
là tháng Mười
(10)
Đại Tuyết,
Đông Chí
là tháng Mười Một
(11)
Tiểu Hàn,
Đại Hàn
là tháng Chạp
(12)

4.      Hiểu thêm về sự kiết hung của 28 vị sao (tức Nhị Thập Bát Tú), mỗi vị đóng một ngày. Cữ luân chuyển mãi: Giác (kiết), Cang (hung), Đê (hung), Phòng (kiết), Tâm (hung), Vĩ (kiết), Ky (kiết), Đẩu (kiết), Ngưu (hung), Nữ (hung), Hư (hung), Nguy (hung), Thất (kiết), Bích (kiết), Khuê (hung), Lâu (kiết), Vị (kiết), Mão (hung), Tất (kiết), Chủy (hung), Sâm (kiết), Tỉnh (kiết), Quỷ (hung), Liễu (hung),Tinh (hung), Trương (kiết), Dực (hung), Chẩn (kiết). Trong lịch Tàu, 28 vị sao này hể tốt thì in mực đỏ còn xấu thì in mực đen.
Các điều kiện tiên quyết tạm đủ, giờ đến việc chọn ngày.
-                     Theo Nông lịch (tức Âm lịch hay Lịch ta) thì tháng thiếu là 29 ngày, tháng đủ là 30 ngày. Tuy lịch để như vậy nhưng khi chọn ngày không phải cứ dở lịch ra thấy 29 hay 30 ngày là tính qua tháng khác đâu, ta phải căn cứ theo 24 tiết khí hay là chỗ hòa trực (giáp trực hay đồng trực) mà tính qua tháng khác, nếu không theo tiết hoặc theo trực là tính sai tháng. Bởi vậy, có khi đã leo qua tháng sau 5, 7 ngày mà vẫn phải tính ở tháng trước, hoặc còn 5, 6 ngày mới hết tháng mà phải tính cho tháng sau. Nên để ý đầu tiết bao giờ cũng đi liền hai trực, một trực là cuối tháng, một trực là đầu tháng.
-                     Nếu coi ngày đám cưới thì phải theo tuổi của chú rể, coi ngày làm nhà phải theo tuổi của người chồng; người vợ hay cô dâu là phụ thuộc nên không ảnh hưởng gì. Coi ngày giờ tẩn liệm, chôn cất phải coi theo tuổi của người chết.
-                     Tuổi và ngày phải được Tam hạp hay Lục hạp, Chi đức hạp, Tứ kiểm hạp, tránh Lục xung, Lục hình, Lục hại. Về Ngũ hành phải được tương sanh hoặc tỳ hòa, tránh tương khắc.
-                     Đây chỉ chuyên nói về ngày giờ TẨN LIỆM, CHÔN CẤT. 

I.COI GIỜ LIỆM

- Tuổi: Thân, Tý, Thìn chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Tỵ là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi: Dần, Ngọ, Tuất chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Hợi là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi: Tỵ, Dậu, Sữu chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Dần là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi: Hợi, Mẹo, Mùi chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Thân là phạm trùng tang liên táng.
- Liệm, chôn cũng tránh mấy giờ đó mà cải táng (đào lên đem chôn chỗ khác) cũng phải tránh những ngày, giờ trùng tang liên táng.

b.  LIỆM CHÔN KỴ NGƯỜI CÒN SỐNG
Thí dụ: Trưởng nam tuổi Dần, dâu lớn tuổi Mẹo, cháu lớn tuổi Thìn thì kỵ ba giờ: Dần, Mẹo, Thìn, nên dùng: Ngọ, Mùi, Dậu thì tốt.
Nếu người chết không con trai, dâu, cháu nội thì tránh tuổi anh lớn và tuổi cha mẹ của người chết.
Lúc nào cũng phải tránh giờ: Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Nên lựa giờ Nguyệt tiên mà những giờ tốt trong bài đó.

c.  TÙY NGÀY LỰA GIỜ TỐT ĐỂ TẨN LIỆM
Ngày Tý nên dùng giờ Giáp, Canh.
Ngày Sửu nên dùng giờ Ât, Tân.
Ngày Dần nên dùng giờ Đinh, Quý.
Ngày Mẹo nên dùng giờ Bính, Nhâm.
Ngày Thìn nên dùng giờ Giáp, Đinh.
Ngày Tỵ nên dùng giờ Ât, Canh.
Ngày Ngọ nên dùng giờ Đinh, Quý.
Ngày Mùi nên dùng giờ Ât, Tân.
Ngày Thân nên dùng giờ Giáp, Quý.
Ngày Dậu nên dùng giờ Đinh, Nhâm.
Ngày Tuất nên dùng giờ Canh, Nhâm.
Ngày Hợi nên dùng giờ Ât, Tân.

Dưới đây tùy CAN của ngày mà tìm CAN của giờ.
1.      Giáp, Kỷ: khởi Giáp Tý (1)
2.      Ất, Canh: Bính tác sơ (2)
3.      Bính, Tân: Mậu Tý khởi
4.      Đinh, Nhâm: Canh Tý cư
5.      Mậu, Quý: hà phương mích? (3)
Nhâm Tý khởi vi đầu.

CHÚ THÍCH:
(1)   Ngày Giáp, ngày Kỷ thì giờ Tý ngày đó tính là giờ Giáp Tý, kế là Ất Sửu, Bính Dần ...
(2)   Ngày Ất, ngày Canh thì giờ Tý của những ngày đó là Bính Tý ... cho đến ...
(3)   Ngày Mậu, ngày Quý thì giờ Tý của các ngày đó là giờ Nhâm Tý, rồi đến Quý Sửu vân vân ... tính tới ...

d. TÍNH NGÀY NGUYỆT TIÊN
(1) Tý, Ngọ gia Tý, Mẹo, Dậu gia Ngọ,
Thìn, Tuất gia Thân, Sửu, Mùi gia Dần,
Dần, Thân gia Thìn, Tỵ, Hợi gia Tuất.
                        (thuộc lòng)
(2) NGUYỆT TIÊN, THIÊN ĐỨC, Thiên sát, THIÊN KHAI, Tòa thần, Thiên nhạc, NHỰT TIÊN, Địa sát, THIÊN QUÝ, MINH CHUYỂN, Thiên hình, Thiên tụng. (thuộc lòng)
Giờ tốt thì chữ HOA.
Thí dụ: Ngày Tý hoặc ngày Ngọ mà ta muốn dùng giờ Mẹo, coi giờ Nguyệt tiên tốt xấu. Ta thấy ở (1) có câu “Tý, Ngọ gia Tý”, vậy ngày Tý hoặc ngày Ngọ khởi hô Nguyệt tiên tại cung Tý trên bàn tay, thuận hành đến cung Mẹo (cũng là giờ Mẹo) nhằm THIÊN KHAI, giờ Mẹo gặp Thiên khai là giờ tốt.
Hay: ngày Thâo giờ Tuất, ta thấy ở (1) có câu :”Dần, Thân gia Thìn”, vậy ngày Thân khởi tại cung Thìn, ta theo (2) hô Nguyệt tiên tại cung Thìn, thuận hành đến cung Tuất nhằm NHỰT TIÊN, giờ Tuất gặp Nhựt tiên là giờ tốt.


II. LỰA NGÀY GIỜ AN TÁNG (CHÔN)
Tùy theo tháng mà chọn ngày tốt, lại phải tránh thêm những ngày: Trùng tang, Trùng phục, Tam tang, Thọ tử, Sát chủ, Sát chủ âm, Nguyệt phá, Thiên tặc, Thiên can, Hà khôi, Âm thố, Dương thố, Thố cấm.
Tháng giêng:                 5 Dậu (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý : Dậu). Ất, Tân, Đinh, Quý: Mẹo.  Bính, Nhâm: Ngọ.
Tháng hai:                     Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần. Đinh, Kỷ, Quý: Mùi. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân.
Tháng ba:                     Bính, Canh, Nhâm: Tý. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Ngọ. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân. Ất, Đinh, Quý, Tân: Dậu.
Tháng tư:                      5 Sử, 5 Dậu. Giáp, Mậu, Canh: Ngọ.
Tháng năm:                   5 Dần. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân.
Tháng sáu:                    Giáp, Canh, Nhâm:Ngọ. Giáp, Bính, Canh: Thân. Kỷ, Đinh, Tân, Quý:Dậu. Ất, Tân, Quý: Mẹo.
Tháng bảy:                    Bính, Nhâm: Tý. Nhâm Thìn. Bính, Mậu, Nhâm: Thân. 5 Dậu.
Tháng tám:                    Đinh, Quý: Sửu. 5 Dần. Nhâm Thìn. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân. Đinh, Kỷ, Quý:Dậu.
Tháng chín:                   Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần, Ngọ. Kỷ, Đinh, Tân, Quý: Dậu.
Tháng mười:                 Giáp Thìn, Canh Tý. Giáp, Mậu, Canh: Ngọ. Kỷ, Tân, Quý: Mùi. 5 Mẹo.
Tháng mười một:           5 Dậu, 5 Thân. Giáp, Mậu, Canh, Nhâm: Thìn. Nhâm Tý.
Tháng mười hai:            Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần, Thân, Ngọ. Ất, Đinh, Canh, Quý: Dậu.
- Ngày chôn tốt (an táng kiết nhựt):
Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Thân, Đinh Dậu, Nhâm Dần, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Canh Thân, Tân Dậu (là rất tốt).
Canh Ngọ, Nhâm Thìn, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Giáp Dần, Bính Thìn, Canh Dần (là tốt vừa).
- Nên chọn những ngày, giờ tốt trong bài Huỳnh đạo mà an táng, nên nhớ tránh giờ Tỵ, Hợi và tuổi của tang chủ như đã nói ở phần “COI GIỜ LIỆM”, còn những tuổi bị THÁI TẾ ÁP TẾ CHỦ thì khi hạ huyệt mới dặn mấy người tuổi đó tránh đi chỗ khác (ở trong lịch Tàu mỗi năm có ghi sẵn 6 tuổi Thái tế áp tế chủ).


III. CÁCH CHỌN NGÀY, GIỜ HUỲNH ĐẠO
Nên thuộc câu này trước đã:
ĐẠO VIỄN ky thời THÔNG ĐẠT lộ DIÊU hà nhựt HƯỜN trình.
(Chữ Hán có bộ SƯỚC hay chữ Việt viết bằng chữ in hoa là chỉ ngày giờ tốt ... ngày, giờ Huỳnh đạo).
Thuộc lòng bài này:
Chánh, Thất khởi Tý, Nhị, Bát Dần.
Tam, Cữu nguyên lai cước tại Thần (Thìn)
Tứ, Thập tu tri Ngọ thượng khởi,
Ngũ ngoạt, Thập nhứt tịnh cư Thân.
Lục, Thập nhị ngoạt khởi ư Tuất.
Huỳnh đạo vi tường, hắc đạo chân.
CHÚ THÍCH:
Tháng giêng và tháng bảy khởi chữ ĐẠO tại cung Tý, VIỄN tại cung SỬU ... mỗi cung mỗi chữ theo chiều thuận đếm suốt 12 cung.
Tháng hai, tháng tám khởi chữ ĐẠO tại cung Dần ...
Tháng ba, tháng chín khởi chữ ĐẠO tại cung Thìn ...
Tháng tư, tháng mười khởi chữ ĐẠO tại cung Ngọ ...
Tháng năm, tháng mười một khởi chữ ĐẠO tại cung Thân ...
Tháng sáu, tháng mười hai khởi chữ ĐẠO tại cung Tuất ...
đều theo chiều thuận mỗi cung mỗi chữ để tìm ngày của mình đã chọn trong lịch coi có trúng vào ngày Huỳnh đạo không? (Hể trúng vào chữ có bộ Sước là ngày Huỳnh đạo mà trật là không phải).
Thí dụ: Tháng 5 ngày Mẹo, có phải là ngày Huỳnh đạo không?
Ta thấy tháng 5 và tháng 11 đều khởi chữ ĐẠO tại cung Thân, rồi mỗi cung mỗi chữ theo chiều thuận, đến tới cung Thìn (tức là ngày Mẹo mà ta đã chọn) thì dừng lại, ta thấy ngày Mẹo nhằm chữ DIÊU là ngày Huỳnh đạo (tốt).
Ở đây cung Tý tức ngày Tý, cung Sửu tức là ngày Sửu.
Thuộc lòng bài này:
Dần, Thân gia Tý, Mẹo, Dậu: Dần,
Thìn, Tuất tầm Thìn, Tý, Ngọ=Thân.
Tỵ, Hợi thiên can tầm Ngọ vị.
Sửu, Mùi tùng Tuất định THỜI chân.
CHÚ THÍCH:
Ở trước là căn cứ theo tháng mà khởi tìm ngày Huỳnh đạo, còn đây thì y theo ngày mà khởi tìm giờ Huỳnh đạo.
Như câu:”Dần, Thân gia Tý, Mẹo, Dậu, Dần”, ta nên biết: Dần, Thân là ngày, Tý là giờ; Mẹo, Dậu là ngày, Dần là giờ.
Ngày Dần ngày Thân khởi chữ ĐẠO tại cung Tý, ngày Mẹo ngày Dậu khởi chữ ĐẠO tại cung Dần (cung Tý là giờ Tý, cung Dần là giờ Dần) còn ba câu trong bài cũng một ý, nên tự tìm mà hiễu.
Thí dụ: Ngày Dần giờ Mẹo có phải giờ Huỳnh đạo không?
Ta có câu:”Dần, Thân gia Tý ...” vậy ta hô chữ ĐẠO tại cung Tý, theo chiều thuận, đếm tới cung Mẹo (cũng là giờ Mẹo) nhằm chữ Thời, chữ thời không phải là giờ Huỳnh đạo.
Một thí dụ nữa: Như ngày Mẹo giờ Mùi tính xem?
Ta khởi chữ ĐẠO tại cung Dần (Mẹo, Dậu, Dần) tính tới cung Mùi thấy nhằm chữ ĐẠI, là giờ Huỳnh đạo (tốt).
CHÚ Ý:
Như: ngày 21 tháng 5 âm lịch năm Đinh Mão là ngày Bính Thân.
Tháng 5 thì khởi chữ ĐẠO tại cung Thân, thế là ngày Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mẹo, Ngọ là ngày Huỳnh đạo rất tốt.
Còn ngày Thân thì đếm chữ ĐẠO tại cung Tý, thế là giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất là giờ Huỳnh đạo rất tốt.
Nhưng tháng 5 ngày Thân phạm ngày Sát chủ, không dùng được.


IV. THÁI TUẾ ÁP BỔN MẠNG TẾ CHỦ
(Bài này do Thầy Thích Hoàn Thông nghiên cứu viết ra, nhưng không rõ lắm. Vì trong bài nói: “Thái tuế có áp cũng không là do ngày và chỗ chọn chôn cất”, nhưng không giải thích chỗ chọn chôn cất như thế nào có áp cũng không áp và cách tính.
Rồi lại nói:”Như bổn mạng bị Thái tuế áp ở cung nào, mà đồng thời có Quý nhơn, Lộc, Mã cũng đồng đi đến cung đó thì trái lại chỗ xấu hóa ra tốt, đặng đại lợi”, nhưng lại không cho biết cách tính, nên người đọc tới chỗ này cũng mù tịt, tuy thế tôi vẫn giữ lại để sau này co manh mối để khảo cứu.
Theo trong lịch Tàu mỗi năm đều có ghi sẳn  6 tuổi bị Thái tuế áp và dặn nếu tế chủ gặp một trong sáu tuổi đó thì khi hạ táng nên tránh đi chỗ khác là tốt mà không nói cách tính lôi thôi gì cả)
Như năm Quý Sửu tế chủ có tuổi kể ra sau đây có thể bị Thái tuế áp: Nhâm Tuất, Tân Mùi, Canh Thìn, Kỷ Sửu, Mậu Tuất, Đinh Mùi. Nhưng Thái tuế có áp cũng không là do ngày và chổ chọn chôn cất.
Tỷ như năm nay (năm Kỷ Sửu) chọn ngày Kỷ Dậu.
1.         Hảy đem ngày Kỷ Dậu nhập Trung cung trong bàn tay bên kia, rồi phi đếm thuận tới năm Quý Sửu:
Kỷ Dậu                        Trung cung
Canh Tuất                    Càn
Tân Hợi                        Đoài
Nhâm Tý                      Cấn
Quý Sửu                      Ly
Vậy thì Thái tế năm nay ở tại cung Ly.
2.         Kế đem Giáp Tý nhập Trung cung phi tới mãi như nói trên để tìm bổn mạng của 6 tuổi bị Thái tuế áp đã nói ở trước thì thấy 6 tuổi đó đồng đi tới cung Ly, nên bị Thái tuế áp bổn mạng. Vậy trong lúc hạ rọng tế chủ phải tránh xa chỗ huyệt một chút là tốt.
Bằng Thái tuế và Bổn mạng không đồng đi tới cung Ly thì vô hại.
Như Bổn mạng bị Thái tuế áp ở cung nào mà đồng thời có Quý nhơn lộc, Mã cũng cùng đi tới cung đó thì trái lại chỗ xấu hóa ra tốt, đặng đại lợi.
Dưới đây là 60 ngày của sáu con giáp để đếm có bị Thái tuế áp hay không:
- Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu.
- Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi.
- Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mẹo, Nhâm Thìn, Quý Tỵ.
- Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo.
- Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu.
- Giáp Dần, Ất Mẹo, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Muốn cho dễ đếm thì hô: Ngũ trung lấy ngón tay chỉ chữ Giáp Tý, Luc Càn chỉ chữ Ất Sửu, Thất đoài chỉ chữ Bính Dần, Bát cấn chỉ chữ Đinh Mẹo, Cửu ly chỉ chữ Mậu Thìn, Nhứt khảm chỉ chữ Kỷ Tỵ vân vân ... cứ đếm mãi cho đến hết 60 ngày và tiếp tục đếm trở lại Giáp Tý ... nữa, rồi sẽ gặp CỬU LY tại NHÂM TUẤT chẳng sai.
Qua năm khác sẽ có 6 tuổi khác, mỗi năm trong lịch Tàu có ghi rõ ở trang 2 đầu lịch.


V. COI NGÀY XẢ TANG
Nên chọn những ngày:
Nhâm, Giáp, Bính, Canh, Mậu=Thân
Bính, Canh, Nhâm=Tý
Tân, Ất=Mẹo
Bính, Mậu=Ngọ.
Kỷ Dậu, Tân Dậu, Kỷ Mùi, Ất Mùi, Mậu Dần, Quý Sửu và những ngày trực Trừ.
Nên tránh những ngày: Thọ tử, Sát chủ, Trùng tang, trực Kiến, trực Phá.
Chú ý: tháng hai trực Trừ gặp Thọ tứ, tháng ba trực Trừ gặp Trùng tang, tháng năm, tháng tám trực Trừ gặp Tam tang, trong 4 tháng vừa kể trên gặp trực Trừ không dùng được.
CHÚ Ý LỜI DẶN:
1.         Khi dở lịch ra chọn ngày tốt, được Tam hạp, Lục hạp và tương sanh (hay tỳ hòa), ta lại phải dò trong “Đổng Công Tuyển Trạch Nhựt Yếu Lãm” (chữ LÃM có người đọc lầm ra chữ GIÁC) coi ngày ấy có tốt không?
Nếu như trong lịch và trong Đổng Công đều tốt cả thì dùng được đại kiết, còn trong lịch bình thường mà trong Đổng Công nói tốt thì dùng cũng được tốt, còn trong lịch nói tốt mà trong Đổng Công chê thì chẳng nên dùng.
2.         Tuy hai chỗ bảo tốt, nhưng phải dò lại trong bảng Tuyển nhựt coi có phạm Sát chủ, Thọ tử hay những ngày cấm kỵ nào khác không, nếu có thì cũng phải chừa (coi bảng Tuyển nhựt trích yếu ngoạt trung tuyển nhựt ở sau, trang 318.


VI. BẢNG ĐỊNH GIỜ
Giờ Sài gòn từ 31-12-1959 rạng ngày 1-1- 1960
(Đi sớm hơn giờ Đông Dương 1 giờ)
Cứ mỗi hai giờ đồng hồ là một giờ âm lịch.
Như giờ Sài gòn:

Từ
0 giờ
đến
2 giờ
Từ
2 giờ
đến
4 giờ
Sửu
Từ
4 giờ
đến
6 giờ
Dần
Từ
6 giờ
đến
8 giờ
Mẹo
Từ
8 giờ
đến
10 giờ
Thìn
Từ
10 giờ
đến
12 giờ
Tỵ
Từ
12 giờ
đến
14 giờ
Ngọ
Từ
14 giờ
đến
16 giờ
Mùi
Từ
16 giờ
đến
18 giờ
Thân
Từ
18 giờ
đến
20 giờ
Dậu
Từ
20 giờ
đến
22 giờ
Tuất
Từ
22 giờ
đến
24 giờ
Hợi






Tuy định thế, nhưng không phải lúc nào cũng đúng như vậy cả đâu, nên chúng ta cứ tính y như vậy la sai, vì các tháng đều trễ từ 10 phút đến 70 phút mới qua giờ khác.
Như:

Tháng 11:
đầu giờ Tý từ
0 giờ 10 phút
đến
2 giờ 9 phút

đầu giờ Ngọ từ
12 giờ 10 phút
đến
14 giờ 9 phút
Tháng 12,10:
đầu giờ Tý từ
0 giờ 20 phút
đến
2 giờ 19 phút

đầu giờ Ngọ từ
12 giờ 20 phút
đến
14 giờ 19 phút
Tháng 1, 9:
đầu giờ Tý từ
0 giờ 30 phút
đến
2 giờ 29 phút

đầu giờ Ngọ từ
12 giờ 30 phút
đến
14 giờ 29 phút
Tháng 2, 8:
đầu giờ Tý từ
0 giờ 40 phút
đến
2 giờ 39 phút

đầu giờ Ngọ từ
12 giờ 40 phút
đến
14 giờ 39 phút
Tháng 3, 7:
đầu giờ Tý từ
0 giờ 50 phút
đến
2 giờ 49 phút

đầu giờ Ngọ từ
12 giờ 50 phút
đến
14 giờ 49 phút
Tháng 4, 6:
đầu giờ Tý từ
1 giờ 00 phút
đến
2 giờ 59 phút

đầu giờ Ngọ từ
13 giờ 00 phút
đến
14 giờ 59 phút
Tháng 5:
đầu giờ Tý từ
1 giờ 10 phút
đến
3 giờ 09 phút

đầu giờ Ngọ từ
13 giờ 10 phút
đến
15 giờ 09 phút

Ta nên chú ý là:
Hạ nhựt hữu dư
Đông nhựt bất túc
Ta có thể theo bàn tay bên mặt mà tính biết tháng nào sớm tháng nào trễ, khỏi phải lật sách và cũng nên thuộc 2 câu này nữa mới tính được:
“Chánh, Cữu tầm ngưu (Sửu) Ngũ ngoạt Kê (Dậu)
Tầm cho tới Thọ (Mẹo) lại tầm về”
Tháng giêng tại Sửu (12 giờ 30 phút bắt đầu giờ Tý, trưa thì bắt đầu giờ Ngọ). Tháng 2 tại Tý, tháng 3 tại Hợi, tháng 4 tại Tuất, tháng 5 tại Dậu (1 giờ 10 phút, tức trễ đến 70 phút, bắt đầu giờ Tý, trưa là bắt đầu giờ Ngọ), rồi trở lại tháng 6 tại Tuất, tháng 7 tại Hợi, tháng 8 tại Tý, tháng 9 tại Sửu, tháng 10 tại Dần, tháng 11 tại Mẹo (12 giờ 10 phút bắt đầu giờ Tý, trưa là bắt đầu giờ Ngọ), rồi trở lại Dần là tháng chạp (tháng 12).


CÁCH CHIẾM GIỜ ĐẠI KIẾT
Ta nên thuộc hai câu sau đây:
Bao giờ gặp CHUỘT đuổi TRÂU
THỔ NGŨ KÊ HẦU sẽ lập công danh.
Hai câu trên là nói 6 giờ đại kiết: CHUỘT là giờ Tý, TRÂU là giờ Sửu, THỐ là giờ Mẹo, NGŨ là giờ Ngọ, KÊ là giờ Dậu, HẦU là giờ Thân. Trong 12 giờ coi gặp 6 giờ này là giờ ĐẠI KIẾT.
CÁCH COI: Ngày đầu khởi giờ đó, ngày cách tiết nghịch hành, giờ liên tiết thuận hành. Khởi ngày Tý tại cung Tý trên bàn tay.
Thí dụ: Ngày Mẹo, giờ nào đại kiết?
Khởi ngay ngày Tý tại cung Tý nghịch hành lùi lại bỏ một cung: Sửu tại cung Tuất, Dần tại cung Thân, ngày Mẹo tại cung Ngọ. Ngày Mẹo tại Ngọ, ta khởi giờ Tý tại Ngọ thuận hành liên tiết, giờ Sửu tại Mùi, giờ Dần tại Thân, giờ Mẹo tại Dậu, giờ Thìn tại Tuất, giờ Tỵ tại Hợi, giờ Ngọ tại Tý, giờ Mùi tại Sửu, giờ Thân tại Dần, giờ Dậu tại Mẹo, giờ Tuất tại Thìn, giờ Hợi tại Tỵ. Ta nhận thấy 6 giờ: Ngọ, Mùi, Dậu, Tý, Dần, Mẹo đứng trên 6 cung: Tý, Sửu, Mẹo, Ngọ, Thân, Dậu là giờ ĐẠI KIẾT. 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.