HUYỀN MÔN PHONG THỦY ÂM DƯƠNG TRẠCH (tiếp theo)
13.2 BẢNG ÂM DƯƠNG TAM NGUYÊN LONG .
Xem hình trên, ta thấy ngoài bìa ghi cung chính của Bát quái, kèm theo số gốc của lạc thư. Ô trong là 3 sơn nằm trong cung bát quái tương ứng, mỗi quái quản 3 sơn:
• hàng đầu: ghi tên của sơn
• hàng hai: sơn tương ứng với thiên/địa hay nhân
• hàng ba: sơn đó là âm hay là dương để biết cần phải phi thuận hay phi nghịch.
13.4 CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN
Trong một bàn cửu cung, trong mỗi cung có chứa 3 loại sao:
• Sao vận
• Sao sơn: gọi là Chính thần
• Sao hướng: gọi là Linh thần
việc lập mệnh bàn chia ra làm các bước như sau:
Bước 1: lập ra cửu cung
mỗi cung ứng với phương vị hậu thiên bát quái, ô giữa gọi là trung cung, dùng để nhập sao trực nhật vào để phi khởi:
Bước 2: lập trạch vận
khi tính toán xây dựng hay sửa chữa nhà/mộ phần, thày phong thủy phải tính xem trạch vận cát hung hiện tại bằng cách lấy sao trực nhật của vận đương thời nhập trung cung, phi thuận hết 9 cung. Ví dụ: ta muốn lập trạch vận của ngôi nhà tọa Nhâm hướng Bính năm 2007 (năm Đinh Hợi thuộc hạ nguyên, do sao Bát bạch chủ quản) ta đem bát bạch nhập trung cung phi thuận:
Bước 3: tính Chính thần
"Chính thần" là sao quản sơn, ví dụ ngôi nhà này tọa Nhâm thuộc cung Khảm, ta còn phải tìm hiểu xem gốc của quẻ Khảm này là quẻ gì số mấy để biết phi thuận hay phi nghịch:
• ngôi nhà này tọa Nhâm - ứng với địa,
• xem vận bàn ở bước 2, ta thấy rằng sao vận bay vào cung Khảm có số 4 (tức là gốc của quẻ khảm là quẻ Tốn số 4),
• tra bảng "âm dương tam nguyên long" ta thấy tài "địa" là chữ Thìn thuộc âm
Vậy theo nguyên tắc, ta đem số 4 là sao gốc của Sơn (Chính thần) vào trung cung phi nghịch (vì là địa âm), ta có đồ hình sau:
Bước 4: tính Linh thần
"Linh thần" là sao quản hướng. Ngôi nhà này hướng Ly, xem trong đồ hình cửu cung ta thấy sao vận bay tới hướng là số 3 quẻ Chấn, tra trong bảng "âm dương tam nguyên long" ta phân tích:
• hướng nhà Bính thuộc tài Địa, âm
• quẻ gốc của hướng là quẻ Chấn, mà tài địa trong quẻ Chấn là Giáp - Địa - Dương. Vậy ta phải đem Linh thần của ngôi nhà này là số 3 vào trung cung phi thuận.
kết quả mệnh bàn của căn nhà được hoàn thiện như sau:
LƯU Ý: trong bảng "âm dương tam nguyên long" không có số 5, bởi sao 5 nằm tại trung cung. Nếu trường hợp gốc của Linh thần hay Chính thần chính là sao vận số 5 (ví dụ xem bảng trên, giả sử nhà tọa Tị hướng Hợi) thì giữ nguyên âm dương của sơn/hướng mà phi thuận hay phi nghịch (ví dụ nhà tọa Tị - Nhân - Dương thì bỏ vào trung cung phi thuận mà không quan tâm tới gốc số 5 của vận nữa).
xét sơn của căn nhà: có Chính thần là sao 8 đương lệnh đáo sơn rất cát. Tuy nhiên, lại có cả sao Linh thần cũng là 8 đương lệnh đáo sơn (Linh thần thượng sơn) rất hung. Rất hung gặp rất cát thành tỷ hòa: vì sơn chủ đinh, mà quẻ tỷ hòa nên nhân đinh căn nhà này sức khỏe trung bình.
xét hướng của căn nhà: có Chính thần số 9 thứ cát đáo hướng (tạo thành thế Chính thần hạ thủy) là hung. Nhưng lại có Linh thần số 7 thứ cát đáo hướng là cát. Hung gặp Cát là tỷ hòa, hướng quản tài nên tài lộc nhà này trung bình.
Ví dụ 2: lập mệnh cho nhà tọa Đinh hướng Quý năm 2030 thuộc vận 9 hạ nguyên:
Bước 1: lập vận bàn bằng cách bỏ sao 9 vận vào trung cung an thuận .
Bước 2: an Chính thần
Chính thần của nhà này tại cung Ly, gốc vận là số 4 quẻ Tốn, mà nhà tọa Đinh thuộc tài Nhân, tra bảng "âm dương tam nguyên long" ta thấy tài Nhân của quẻ Tốn là Tị - Nhân - Dương. Vì vậy ta lấy số 4 bỏ vào trung cung an thuận. Được mệnh bàn như sau:
Bước 3: an Linh thần
Linh thần của căn nhà này thuộc cung Khảm, sao gốc vận tại cung Khảm là số 5, tra bảng không có số 5, vì vậy ta giữ nguyên sơn Quý - thuộc tài Nhân - Âm. Vậy bỏ số 5 vào trung cung an nghịch. Ta được mệnh bàn hoàn thiện như sau:
Xét sơn của căn nhà: tại vận 9 có sao 8 mới qua lệnh đáo sơn là tốt. Tuy nhiên lại có sao Linh thần 1 vượng khí đáo sơn là hung. Cát gặp hung thành tỷ hòa là trung bình.
xét hướng của căn nhà: Linh thần đáo hướng là số 9 đương lệnh là cát, nhưng lại có Chính thần cũng số 9 đương lệnh đáo hướng là hung, gặp nhau thành tỷ hòa, trung bình.
Ví dụ 3: lập mệnh bàn cho căn nhà tọa Dậu hướng Mão năm 2010 thuộc vận 8 hạ nguyên:
Bước 1: lập vận bàn bằng cách bỏ sao 8 vào trung cung độn thuận .
Bước 2: an Chính thần
nhà tọa Dậu, ta thấy cung Đoài có sao gốc đại vận là 1 quẻ Khảm, nhà tọa sơn Dậu thuộc tài Thiên, mà trong quẻ Khảm tài thiên là Tý - Thiên - Âm. Vậy ta bỏ sao gốc vận 1 vào trung cung an nghịch:
Bước 3: an Linh thần
nhà hướng Mão, ta thấy cung Chấn có sao gốc vận là số 6 quẻ Càn, hướng Mão thuộc tài Thiên, xem trong bảng "âm dương tam nguyên" thấy tài Thiên của quẻ Càn chính là Càn - Thiên - Dương. Vậy ta bỏ sao gốc vận của hướng là số 6 vào trung cung an Thuận:
xét sơn của căn nhà: có Chính thần là số 8 đương vận là tốt, nhưng lại có cả Linh thần cũng số 8 đương vận là hung. Gặp nhau thành tỷ hòa, trung bình.
xét hướng của căn nhà: có Linh thần là số 4 qua vận đã lâu, bị tử khí nên rất hung. Nhưng lại có Chính thần, sát khí, đáo hướng thành ra tốt. Tốt gặp xấu thành tỷ hòa, trung bình.
Ví dụ 4: xét mệnh bàn căn nhà tọa Thìn hướng Tuất trong hạ nguyên vận 8:
tính chính thần: nhà tọa Thìn là tài Địa, tại cung Tốn có sao vận số 7 thuộc quẻ Đoài bay tới, mà tài Địa của quẻ Đoài là dương, nên ta đem số 7 vào trung cung phi thuận.
tính linh thần: nhà hướng Tuất là tài địa, sao vận số 9 quẻ Ly bay tới cung hướng, mà tài Địa của quẻ Ly là dương, nên ta đem số 9 vào trung cung phi thuận.
Xét sơn của căn nhà: có Chính thần số 6, vận qua đã lâu nên có sát khí, đáo sơn là tiểu hung (ứng với sự cô độc, bệnh tật). Linh thần là 8 vượng khí đáo sơn là cực hung (ứng với vợ lấn quyền chồng, gia đạo bất hòa).
xét hướng của căn nhà: có Linh thần số 1 tiểu cát đáo hướng là tốt nhỏ, nhưng lại có Chính thần vượng khí đáo hướng là rất hung. Vì vậy căn nhà tọa Thìn hướng Tuất trong vận 8 là rất hung, cần tránh.
13.5 CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN THEO CỤC KIÊM HƯỚNG
KHẨU QUYẾT .
Về mặt sơn và tam tài không có gì thay đổi, cái thêm vào là ghép số thế quái vào để dễ dàng nhận biết và sử dụng. Các đặc điểm khác biệt của thế quái như sau:
• cung Khảm số 1, chỉ có sơn Nhâm đổi thành số 2
• cung Chấn số 3, đổi số toàn bộ: Giáp = 1, Mão = 2, Ất = 2
• cung Ly số 9, chỉ có Bính đổi thành số 7
• cung Đoài số 7, chỉ có sơn Canh đổi thành số 2
• cung Cấn số 8, đổi toàn bộ số: Sửu = 7, Cấn = 7, Dần = 9
• cung Tốn số 4, nay đổi cả ba sơn (thìn, tốn, tị) thành số 6
• cung Khôn số 2, chỉ có sơn Thân đổi thành 1
• cung Càn số 6 vẫn giữ nguyên số 6 không đổi.
BÀI VIẾT VỀ THẾ QUÁI (sưu tầm trên mạng)
Thế Quái - Kiêm Hướng
Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.
Thế Quái
Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.
Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).
Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói: “Xử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:
KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất,
CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân,
TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị,
GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành.
Có nghĩa là:
-Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).
-Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung cung thay thế.
-Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế.
-Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế.
Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC... để có được sơn bàn cho căn nhà này.
Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:
"TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành,
NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn,
CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh,
DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân,
DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm,
Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành,
Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân,
Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận,
Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần,
Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH,
Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn,
Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh,
Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh,
Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh."
Tạm dịch:
TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1),
NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2),
CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6),
DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7),
DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9),
Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành,
Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao.
Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau,
Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,
Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH.
Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà,
Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới,
Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định,
Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc.
Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:
- TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.
- KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
- TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
- CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
- DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.
Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:
- Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.
- Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.
- Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.
- Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.
- Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.
- Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.
- Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.
- Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.
Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC... Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.
Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1. Nếu an Vận bàn thì lấy số 1 nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5 đến NAM... Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này.
Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï. Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ, xây và vào ở trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9. Vì nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế quái ca quyết” thì NGỌ vẫn dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái. Vì NGỌ thuộc âm trong Tam nguyên Long nên lấy số 9 nhập trung cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng. Đây là 1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng.
CÁC VÍ DỤ VỀ KIÊM HƯỚNG - DỤNG THẾ QUÁI
VÍ DỤ 1:
Lập mệnh căn nhà tọa Càn hướng Tốn kiêm Tuất Thìn trong vận 7. Cách an sao như sau:
Bước 1: ta cũng lập cửu cung và ghi số vận 7 nhập trung cung phi thuận 9 cung: ta thấy Bát bạch đáo sơn, Lục bạch đáo hướng.
Bước 2: tính kiêm hướng
ở đất thuần hướng ta sẽ lấy sao tọa là số 8 nhập trung cung để tính Chính thần, số 6 nhập trung cung để tính Linh thần. Nhưng ở đất kiêm hướng này, ta phải xét kiêm hướng như sau:
• Sao sơn: cung Càn là Thiên nguyên/dương. Sao vận là số 8 bay đến cung Càn có gốc là quẻ Cấn, ta tra bảng "Âm dương tam nguyên long" thấy Thiên nguyên/dương của quẻ Cấn là số 7, vì vậy ta đem số 7 vào trung cung phi thuận.
• Sao hướng: cung Tốn là Thiên nguyên/dương. Sao vận bay tới cung Cấn là số 6, mà Thiên nguyên của quẻ Càn theo bảng "Âm dương tam nguyên long" vẫn giữ nguyên số 6, v vậy ta đem số 6 vào trung cung phi thuận.
Như vậy, ta có bảng phi tinh của nhà tọa Càn hướng Tốn kiêm Thìn Tuất như sau:
VÍ DỤ 2: Lập mệnh căn nhà tọa Bính hướng Nhâm kiêm Tị Hợi vận 9
Bước 1: an sao vận giống bình thường, bỏ số 9 vào trung cung an thuận.
Bước 2: an kiêm hướng
• an sao Tọa: sơn Bính là Thiên nguyên/dương, sao vận số 4 bay tới cung Bính có gốc là quẻ Tốn, mà Thiên nguyên (theo âm dương tam nguyên long) trong quẻ Tốn là Dương 6, vậy ta bỏ số 6 và trung cung phi thuận.
• an sao hướng: sơn Nhâm có sao vận 5 (Liêm trinh) bay tới, theo khẩu quyết ta sử dụng ngay hướng của căn nhà làm thế quái, sơn Nhâm theo "âm dương tam nguyên long" là địa nguyên/dương số 2, vậy ta bỏ số 2 vào trung cung phi thuận.
13.6 CÁC TRƯỜNG HỢP KỴ KHÔNG DÙNG
KỴ PHẢN NGÂM, PHỤC NGÂM .
Phục ngâm có nghĩa là sao Phi có số bằng với số cung, ví dụ sao 8 bay vào cung Cấn số 8. Phản ngâm có nghĩa là sao phi vào cung nào cộng với số của cung bằng 10, ví dụ: sao 2 bay vào cung Cấn 8. Mỗi vận (trừ vận 5 ra) tổng cộng có 3 cục phản ngâm, 3 cục phục ngâm.
KỴ PHẠM VÀO ĐẠI KHÔNG VONG VÀ TIỂU KHÔNG VONG
Đại Không Vong
Trong môn địa lý người ta sử dụng hậu thiên bát quái để phân định phương hướng của cuộc đất. Và khi tâm/tim của một ngôi nhà (căng dây từ tâm điểm của tọa tới tâm điểm của hướng) mà thấy dây chạy vào tuyến giữa của bát quái thì gọi là "Đại không vong" - dùng la kinh đo nếu thấy các tuyến sau đây thì chính là đại không vong:
1. đường phân quái Khảm - Cấn nằm giữa hai sơn Quý và Sửu, Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).
2. đường phân quái Cấn - Chấn nằm giữa hai sơn Dần và Giáp, Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG)
3. đường phân quái Chấn - Tốn nằm giữa hai sơn Ất và Thìn, Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM)
4. đường phân quái Tốn - Ly nằm giữa hai sơn Tị và Bính, Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM)
5. đường phân quái Ly - Khôn nằm giữa hai sơn Đinh và Mùi, Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM)
6. đường phân quái Khôn - Đoài nằm giữa hai sơn Thân và Canh, Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY)
7. đường phân quái Đoài - Càn nằm giữa hai sơn Tân và Tuất, Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).
8. đường phân quái Càn - Khảm nằm giữa hai sơn Hợi và Nhâm, Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).
Nếu đường dây tim của cuộc đất nằm giữa/chồng vào 8 đường này gọi là phạm vào đại không vong, đại kỵ!
Tiểu Không Vong
Trừ 8 đường không vong đó ra, khi dây tim của cuộc đất nằm giữa đường kẻ phân sơn trong la kinh còn lại (16 đường còn lại) thì gọi là phạm vào tiểu không vong, môn phong thủy rất kiêng kỵ.
• Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.
• Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.
• Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.
• Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
• Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.
• Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.
• Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.
• Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG... đó chính là những tuyến Đại không vong.
Nhà ở tuyến vị tiểu không vong thì âm dương lẫn lộn làm cho gia đạo không yên. Nhưng nếu để ý thì ta thấy nếu là Thiên nguyên long và Nhân nguyên long trong mỗi hướng đều cùng một khí Âm hoặc Dương cho nên những tuyến tiểu không vong này thực tế là vô hại. Chỉ khi phạm vào giữa địa nguyên long với hai nguyên long kia thì cần tránh kẻo mang hoạ.
Nhà gặp tuyến không vong nếu 2 tinh bàn chồng lên nhau lại được những cát tinh vào cùng một cung thì vẫn luận là tốt
Sau đây là một thí dụ điển hình trích trong TRẠCH VẬN TÂN ÁN
“VỢ; CHỒNG LỤC ĐỤC CHIA TAY”
Bên ngoài cửa Đại Nam, Thượng Hải, có nhà họ Thẩm, xây dựng ở vận 3, sáng sủa rộng rãi. Chỉ tiếc là có khe hở chạy dài giữa nhà theo hướng NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, phạm Không vong, chẳng thể ở lâu. Nếu ở lâu sẽ chuốc tai tiếng, vợ chồng lục đục dẫn tới bỏ nhau, cốt nhục chia lìa đau khổ.
(Chú ý vì tọa-hướng nhà nằm giữa các sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, nên khi lập trạch vận thì đem những vận tinh tới tọa và hướng nhập trung cung, xong xoay chuyển theo cả 2 chiều thuân-nghịch cho phù hợp âm-dương với 4 sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ. Do đó, tại mổi khu vực sẽ có 2 Sơn tinh và 2 Hướng tinh).
Nhà này trong vận 3, khí khẩu đắc (các) Hướng tinh 8, 6, 1, 4 (nơi ngoại khí khẩu ở khu vực phía TÂY BẮC, và nội khí khẩu ở khu vực phía TÂY NAM), THANH DANH TỐT ĐẸP. Gian bếp (nơi khu vực phía ĐÔNG BẮC) có hướng thủ thiên tinh 1, 4 đến (tức nơi đó có 2 Hướng tinh 1 và 4). Nếu mở cửa sau ở gian này, CÓ THỂ NÓI LÀ ĐẠI CÁT. Tiếc rằng lại không mở, để Sơn tinh 2, 5 hoạt động (nên chủ hại cho nhân đinh). Năm 1926 BÍNH DẦN (lúc đó đã qua vận 4), Ngũ Hoàng chiếu vào bếp (vì năm đó 2 nhập trung cung, nên niên tinh 5 tới ĐÔNG BẮC), chủ vợ, chồng ốm nặng, lục đục, dẫn đến ly hôn. Hướng tuy gặp thoái khí Nhị Hắc phải tiêu nhiều tiền, nhưng có vượng khí Tam bích cùng đến (vì nhà hướng NAM, tại đây có cả 2 Hướng tinh 3, 2 cùng tới). Lại thêm nội khí khẩu Tứ lục là sinh khí cùng tới, nên tiền vào gấp đôi, khá tốt. Bước sang vận 4, cửa trước, cửa sau 2, 3 đều là khí suy thoái (cửa trước nơi phía NAM có 2 Hướng tinh 3, 2; cửa sau nơi phía BẮC có 2 hướng tinh 2, 3). May nhờ nội khí khẩu ở phía cổng Tứ lục (tức khu vực phía TÂY NAM) đến bổ trợ, nhưng vẫn khiến chủ nhà thu không bù chi, luôn lo lắng.
Sang vận 4, thường dùng cửa phía BẮC (nơi có đường xe điện ra vào). Đường dẫn khí tuy nông (vì cửa nằm ngay sát đường), nhưng dẫn khí sinh vượng nên còn được thuận lợi. Ít lâu sau, chủ nhà nằm mơ người vợ đã chết về báo mộng là ông sẽ ốm nặng, phải bỏ việc kinh doanh, khuyên ông nên dời đi nơi khác. Chẳng mấy chốc thấy ngay ứng nghiệm. Trong nhà lại thường thấy có chuột chết, là điềm gở. Năm ĐINH MÃO, sao Bệnh Phù (Nhị Hắc) chiếu tới bếp căn nhà phía TÂY (vì nhà này có 2 bếp, bếp này nằm tại khu vực phía TÂY BẮC của phòng này), nên 2 cha con họ Thẩm ốm nặng từ tháng 5 đến tháng 8. Hiện họ Thẩm đã chuyển đi nơi khác. Tiên sinh Thẩm điệt Dân (con trai của Thẩm trúc Nhưng) nhận xét:”Phàm hướng Không vong hay thấy ma quỷ”.
Ta thấy những vấn đề sau:
_ Nhà tuy phạm đại không vong nhưng vì cửa trong và ngoài đều được cát khí nên vẫn tốt đẹp cả về tài lộc lẫn thanh danh. Chỉ đến khi thất vận mới có tai hoạ mà thôi
_ Nhà này hướng không vong là có hoạ về nhân đinh(như vợ, chồng bỏ nhau, cốt nhục chia lìa...), nhưng chỉ đến lúc thất vận, hoặc bếp tọa tại những khu vực có Sơn tinh là khí suy, tử thì họa về nhân đinh mới có.
_ Ngoài ra nhà phạm Đại không vong nếu được thành môn đắc cách thì vẫn vượng phát một thời. Nhưng khi thành môn hết tác dụng tai họa đến liền kề
_ Nếu cửa chính ra vào nhà bị phạm đại không vong hoặc tiểu không vong cũng là đại kỵ vì mang tạp khí vào nhà.
_ Nếu mộ phần gặp Đại không vong hoặc Tiểu không vong (giữa Thiên và địa nguyên long) thì tai họa thật khủng khiếp cho con cháu đời sau.
13.7 CỬU TINH NẠP QUÁI DỊCH .
14. LẬP QUẺ KINH DỊCH THEO PHONG THỦY
KHÁI QUÁT VỀ KINH DỊCH (CÒN TIẾP)
Post a Comment