HUYỀN MÔN PHONG THỦY ÂM DƯƠNG TRẠCH
HUYỀN MÔN PHONG THỦY
Ngũ hành là 1 cương lĩnh lớn trong phong thuỷ, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về việc xác định ngũ hành của Nhị thập tứ sơn, ví dụ sơn Đinh vì sao lúc lại thuộc Hoả, lúc lại thuộc Mộc, lúc lại thuộc Kim? lý do là Nhị thập tứ sơn được dùng với mục đích khác nhau thì ngũ hành cũng khác nhau:
1. Bát quái ngũ hành:
Chấn Canh Hợi Mùi Tốn Tân thuộc Mộc
Đoài Đinh Tỵ Sửu Kiền Giáp thuộc Kim
Khảm Thìn Thân Quý thuộc Thuỷ
Ly Nhâm Dần Tuất thuộc Hoả
Khôn Ất Cấn Bính thuộc Thổ
Bát quái ngũ hành phối hợp với thiên can, địa chi mà luận thuật ngũ hành quy thuộc. Bát quái ngũ hành có thể đem vận dụng vào việc bố cục, tiêu sa, nạp thuỷ(âm trạch)
2. Chính ngũ hành:
Khôn Cấn thuộc Thổ, vị trí trung ương
Thìn Tuất Sửu Mùi, thuộc Thổ cùng ở trung ương
Hợi Nhâm Tý Quý, thuộc Thuỷ ở phương Bắc
Dần Giáp Mão Ất Tốn, thuộc Mộc ở phương Đông
Tỵ Bính Ngọ Đinh, thuộc Hoả ở phương Nam
Thân Canh Dậu Tân Kiền, thuộc Kim ở phương Tây
Chính ngũ hành căn cứ Lạc Thư để thiên 1 cư ở phương Bắc, đem Hợi Nhâm Tý Quý quy về thuỷ; thiên 9 cư ở phương Nam, đem Tỵ Bính Ngọ Đinh quy về hoả; thiên 3 cư ở phương Đông, đem Giáp Dần Ất Mão quy về mộc; thiên 7 cư ở phương Tây, đem Thân Canh Dậu Tân quy về kim; địa 2 cư ở Tây Nam, đem Khôn quy về Thổ; địa 4 cư ở Đông Nam, đem Tốn quy về Mộc; địa 6 cư ở Tây Bắc, đem Kiền quy về Kim; địa 8 ở Đông Bắc, đem Cấn quy về Thổ. Thiên 5 cư ở chính trung, nhờ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi vì vậy quy về Thổ.
Đây cũng là Hậu thiên ngũ hành, chuyên dùng để luận xét phương vị, luận xét sinh khí long mạch và âm dương thuận nghịch.
3. Huyền không ngũ hành:
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả
Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim
Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân
Tỵ Thâm Nhâm thuộc Thuỷ
Huyền không ngũ hành dùng kiểm chứng vấn đề sinh khắc trong khai môn phóng thuỷ(cả âm trạch và dương trạch). Kỵ phạm vào sinh xuất, khắc xuất.
4. Song sơn ngũ hành:
Kiền Hợi, GIáp Mão, Đinh Mùi thuộc Mộc
Khôn Thân, Nhâm Tý, Ất Thìn thuộc Thuỷ
Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất thuộc Hoả
Tốn Tỵ, Canh Dậu, Quý Sửu thuộc Kim
Song sơn ngũ hành cũng gọi là Tam hợp ngũ hành. Hai sơn hợp lại thiên can địa chi để lấy vượng thế long mạch. Dùng vòng trường sinh để định long, huyệt, hướng(cho cả âm trạch và dương trạch)
5. Hỗn thiên ngũ hành:
cung Kiền, nội quái Giáp Tý, ngoại quái Nhâm Ngọ
cung Khảm, nội quái Mậu Dần, ngoại quái Mậu Thân
cung Cấn, nội quái Bính Thìn, ngoại quái Bính Tuất
cung Chấn, nội quái Canh Tý, ngoại quái Canh Ngọ
cung Tốn, nội quái Tân Sửu, ngoại quái Tân Mùi
cung Ly, nội quái Kỷ Mão, ngoại quái Kỷ Dậu
cung Khôn, nội quái Kỷ Mùi, ngoại quái Quý Sửu
cung Đoài, nội quái Đinh Tỵ, ngoại quái Đinh Hợi
Hỗn thiên ngũ hành chuyên dùng cho quy tắc bát quái, để khảo sát Tứ cát, Ngũ thân.
Trong môn địa lý, có rất nhiều phép tính toán liên quan tới phương vị và ngũ hành, nên cần phải nắm rõ các quy tắc. Phần này sẽ giới thiệu tổng quát về các pháp quyết ngũ hành.
• HAI MƯƠI BỐN SƠN.
Trong môn địa lý người ta đem một vòng tròn chia ra 24 phần, đem 12 địa chi, mười thiên can bỏ đi hai can Mậu Kỷ không dùng (vì Mậu Kỷ đóng ở trung tâm) chỉ còn lại 8 can, 4 quẻ là Càn Khôn Cấn Tốn đem bỏ vào 24 phương vị này:
lấy Giáp Ất đóng ở phía Đông
• lấy Bính Đinh đóng ở phía Nam
• lấy Canh Tân đóng ở phía Tây
• lấy Nhâm Quý đóng ở phía Bắc
• Bốn quẻ đóng vào bốn góc gọi là Tứ duy: Càn đóng Tây Bắc, Cấn đóng Đông Bắc, Tốn đóng Đông Nam, Khôn đóng Tây Nam.
“tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy, bát can tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử suy”
Tưởng công: La kinh 24 sơn người người đều biết, đoạn này không phải giảng về cách làm la kinh mà từ La kinh nói thư hùng giao cầu, chỉ rõ tác dụng suy vượng sinh tử. 12 chi an lần lượt trên vòng chu thiên là tiên thiên, đạo là địa mà pháp lại là thiên, tuy có 12 cung mà phân ra 8 quái, mỗi quái 3 hào, tức 12 cung không thể tận hết địa số . Nên gia thêm 10 can, mậu kỉ là hoàng cực không phương vị nên quy về trung cung, 8 can còn lại phân vào phụ hai bên tứ chính. So với số hào (không phải nạp hào) còn thiếu 4 nên gia thêm 4 ngung quái mà thành 24.
Như vậy nhị thập tứ lộ đã an đầy đủ, hiểu được mẹ con ông cháu trong đó tức biết thư hùng giao cấu, huyết mạch của kim long, tận nghĩa long thần sinh vượng suy tử. Thế tục chú: Tý Dần Thìn Càn Bính Ất nhất long là công, Ngọ Thân Tuất Khôn Tân Nhâm nhị long là mẫu, Mão Tị Sửu Cấn Canh Đinh tam long là tử, Dậu Hợi Mùi Tốn Quý Giáp tứ long là tôn, đều là không phải vậy.
Phần Tưởng công chưa nói ra chính là mối liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào
2. CHÍNH NGŨ HÀNH 24 SƠN.
Hai mươi bốn sơn bao hàm tám quẻ, chính ngũ hành cho 24 sơn như sau:
• Hợi Nhâm Tý Quý: hành thủy
• Dần Giáp Mão Ất: hành mộc
• Tị Bính Ngọ Đinh: hành hỏa
• Thân Canh Dậu Tân Càn: hành kim
• Thìn Mùi Tuất Sửu Khôn Cấn: hành thổ
Chính ngũ hành như trên được định danh do các nhà "Hồng phạm" để phân biệt với "song sơn ngũ hành".
CÔNG DỤNG
Dùng luận xét phương vị, biết hành của "Long nhập thủ" để phối hướng và dùng tam hợp cục để bổ long. Ngoài ra còn nhiều cách dùng khác. Ví dụ: gặp thế đất Cấn long, vậy biết hành của nó là hành thổ. Khi xác lập hướng phải dùng các hướng hỏa như Bính, Đinh...vv để hỗ trợ cho long, khi chọn thời gian (năm tháng ngày giờ) cho Cấn long phải dùng "ấn cục" hỏa tam hợp Dần - Ngọ - Tuất; hay dùng "tài cục" thủy tam hợp Thân - Tý - Thìn để bổ long. Nói rõ hơn là dùng năm tháng ngày giờ đều có 3 chi của cục muốn bổ. Ví dụ: dùng cục ấn thì chọn năm Dần Ngọ Tuất, tháng Dần Ngọ Tuất, ngày Dần Ngọ Tuất, giờ Dần Ngọ Tuất. Công thức dùng cục nhất khí để bổ long không dính dáng gì tới nạp âm ngũ hành. Đây là nói về cách dùng địa chi. Dùng thiên can: ta thấy Cấn long có nạp giáp là Bính, vậy khi dùng năm tháng ngày giờ phải tận dụng thêm can Bính. Ấn cục hỏa phải tận dụng Bính Dần, Bính Ngọ, Bính Tuất, còn ấn tài cục phải tận dụng Bính Thân, Bính Tý, Bính Thìn.
Khi muốn bổ long người ta dùng 3 cục:
1. Ấn cục: là tam hợp cục sinh ra hành của Long
2. Vượng cục: là tam hợp cục đồng hành với Long
3. Tài cục: là tam hợp cục có ngũ hành bị Long khắc chế
Tuy nhiên, trong ví dụ Cấn long thuộc thổ, mà hành thổ không có riêng tam hợp cục nên không bàn tới Vượng cục.
NGUYÊN TẮC DỤNG CHÍNH NGŨ HÀNH ĐỂ NẠP THỦY, KHỨ THỦY.
Khi nạp thủy, phải dùng hướng của Mộ để xét nạp theo công thức: "lai thủy đến hành của hướng mộ phải sinh ra hành của sơn thủy lai". Ví dụ:
• Ngôi mộ tọa Càn hướng Tốn, vậy hướng Tốn có chính ngũ hành thuộc Mộc. Vậy phải nhận thủy lai tại các sơn có hành hỏa như Tỵ Bính Ngọ Đinh.
• Ngôi mộ tọa Ngọ hướng Tý, hướng Tý có chính ngũ hành là Thủy. Vậy phải nạp thủy tại các sơn có hành mộc như Dần Mão Ất Tốn.
Khi khứ thủy, phải dùng hành của sơn sinh ra hành của bổn hướng. Ví dụ:
• Ngôi mộ tọa Giáp hướng Canh, hướng Canh có chính ngũ hành thuộc kim, vậy phải khứ thủy tại các sơn hành thổ như: Thìn Tuất Sửu Mùi Khôn Cấn.
• Ngôi mộ tọa Tý hướng Ngọ, hướng Ngọ có chính ngũ hành thuộc hỏa, vậy phải khứ thủy tại các sơn có hành mộc như: Dần Giáp Mão Ất Tốn.
3. TRUNG CHÂM SONG SƠN NGŨ HÀNH .
Trong 24 sơn chính của la kinh được phân ra làm 12 cặp "song sơn", tức là lấy sơn địa chi kết hợp với sơn thiên can/tứ duy đi trước nó để tạo thành từng cặp như:
• Càn - Hợi
• Giáp - Mão
• Đinh Mùi
• Khôn – Thân .
• Nhâm - Tý
• Ất - Thìn...vv
Hành của cặp song sơn này chính là hành của tam hợp cục ngũ hành. Pháp thức song sơn được áp dụng rất rộng rãi hầu hết trong thuật "thu sa, nạp thủy" để xác định phương hướng, cùng đồng dùng cục khí để bổ "long hướng" và bổ "mệnh". Khi phân cung trong pháp thức "thập nhị thần" cũng sử dụng cách song sơn này. Dùng la kinh để xác định nơi thủy đến/thủy đi cũng được gộp ở thế song sơn. Nói tới tam hợp cục chính là địa chi tam hợp: 12 chi phân thành 4 cục, và các can/duy đứng trước mỗi một địa chi trong tam hợp cũng mang hành giống nó.
• (Càn - Hợi), (Giáp - Mão), (Đinh - Mùi): thuộc mộc cục
• (Khôn - Thân), (Nhâm - Tý), (Ất - Thìn): thuộc thủy cục
• (Cấn - Dần), (Bính - Ngọ), (Tân - Tuất): thuộc hỏa cục
Trong ngũ hành Đại/Tiểu Huyền Không dùng để nạp thủy phối hướng, ta căn cứ vào hành của "sơn thủy lai đáo" là hành gì thì nạp nó vào cục đó để phối hướng, không nhất thiết phải theo đúng ngũ hành chính của Đại/Tiểu huyền không. Ví dụ:
1. Thế đất có thủy lưu đáo sơn Nhâm:
* theo Đại huyền không thì sơn nhâm thuộc nhị long hành mộc, do đó phải dùng các sơn hướng trong nhị long mộc, hoặc tứ long hỏa để lập hướng.
* theo Tiểu huyền không thì sơn Nhâm thuộc thủy, phiả dùng các sơn hướng hành thủy và hành mộc để phối hướng.
* còn công thức song sơn này ta chỉ dụng cục tam hợp để phối sơn hướng như sau: Nhâm thuộc cục thủy vậy phải phối hướng là Thân - Tý - Thìn.
2. Thế đất có thủy lưu đáo sơn Tân: sơn Tân thuộc cục Hỏa nhưng lại nằm vào thế mộ khố Tân - Tuất (song sơn ngũ hành). Dụng song sơn tam hợp cục để phối hướng, ta dùng:
* cục mộc: để tiếp nhận thủy lai phối hướng ở các sơn: Càn - Hợi, Giáp - Mão. Dùng cục thủy để khứ thủy phối hướng tại hai sơn Đinh - Mùi.
* cục thủy: để tiếp nhận thủy lai phối hướng các sơn: Khôn - Thân, Nhâm - Tý. Tiếp nhận thủy khứ tại hai sơn: Ất - Thìn.
* cục hỏa: tiếp nhận thủy lai phối hướng ở các sơn: Cấn - Dần, Bính Ngọ. Tiếp nhận thủy khứ phối hướng tại hai sơn: Tân - Tuất.
cục kim: tiếp nhận thủy lai đáo phối hướng tại các sơn: Tốn - Tị, Canh - Dậu. Tiếp nhận thủy khứ phối hướng tại hai sơn: Quý - Sửu.
Theo công thức như vậy, ta hình thành các phối hướng tam hợp cục như sau:
CHUYÊN MỤC VỀ CÁC PHÁP QUYẾT NGŨ HÀNH
1. HAI MƯƠI BỐN SƠN
2. CHÍNH NGŨ HÀNH 24 SƠN
3. TRUNG CHÂM SONG SƠN NGŨ HÀNH
4. TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH
5. ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH
6. HỖN THIÊN NGŨ HÀNH
7. TINH ĐỘ NGŨ HÀNH
8. PHÙNG CHÂM TAM HỢP NGŨ HÀNH
9. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH
10. NẠP ÂM NGŨ HÀNH
I. Luận Ngũ Hành:Ngũ hành là 1 cương lĩnh lớn trong phong thuỷ, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về việc xác định ngũ hành của Nhị thập tứ sơn, ví dụ sơn Đinh vì sao lúc lại thuộc Hoả, lúc lại thuộc Mộc, lúc lại thuộc Kim? lý do là Nhị thập tứ sơn được dùng với mục đích khác nhau thì ngũ hành cũng khác nhau:
1. Bát quái ngũ hành:
Chấn Canh Hợi Mùi Tốn Tân thuộc Mộc
Đoài Đinh Tỵ Sửu Kiền Giáp thuộc Kim
Khảm Thìn Thân Quý thuộc Thuỷ
Ly Nhâm Dần Tuất thuộc Hoả
Khôn Ất Cấn Bính thuộc Thổ
Bát quái ngũ hành phối hợp với thiên can, địa chi mà luận thuật ngũ hành quy thuộc. Bát quái ngũ hành có thể đem vận dụng vào việc bố cục, tiêu sa, nạp thuỷ(âm trạch)
2. Chính ngũ hành:
Khôn Cấn thuộc Thổ, vị trí trung ương
Thìn Tuất Sửu Mùi, thuộc Thổ cùng ở trung ương
Hợi Nhâm Tý Quý, thuộc Thuỷ ở phương Bắc
Dần Giáp Mão Ất Tốn, thuộc Mộc ở phương Đông
Tỵ Bính Ngọ Đinh, thuộc Hoả ở phương Nam
Thân Canh Dậu Tân Kiền, thuộc Kim ở phương Tây
Chính ngũ hành căn cứ Lạc Thư để thiên 1 cư ở phương Bắc, đem Hợi Nhâm Tý Quý quy về thuỷ; thiên 9 cư ở phương Nam, đem Tỵ Bính Ngọ Đinh quy về hoả; thiên 3 cư ở phương Đông, đem Giáp Dần Ất Mão quy về mộc; thiên 7 cư ở phương Tây, đem Thân Canh Dậu Tân quy về kim; địa 2 cư ở Tây Nam, đem Khôn quy về Thổ; địa 4 cư ở Đông Nam, đem Tốn quy về Mộc; địa 6 cư ở Tây Bắc, đem Kiền quy về Kim; địa 8 ở Đông Bắc, đem Cấn quy về Thổ. Thiên 5 cư ở chính trung, nhờ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi vì vậy quy về Thổ.
Đây cũng là Hậu thiên ngũ hành, chuyên dùng để luận xét phương vị, luận xét sinh khí long mạch và âm dương thuận nghịch.
3. Huyền không ngũ hành:
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả
Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim
Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân
Tỵ Thâm Nhâm thuộc Thuỷ
Huyền không ngũ hành dùng kiểm chứng vấn đề sinh khắc trong khai môn phóng thuỷ(cả âm trạch và dương trạch). Kỵ phạm vào sinh xuất, khắc xuất.
4. Song sơn ngũ hành:
Kiền Hợi, GIáp Mão, Đinh Mùi thuộc Mộc
Khôn Thân, Nhâm Tý, Ất Thìn thuộc Thuỷ
Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất thuộc Hoả
Tốn Tỵ, Canh Dậu, Quý Sửu thuộc Kim
Song sơn ngũ hành cũng gọi là Tam hợp ngũ hành. Hai sơn hợp lại thiên can địa chi để lấy vượng thế long mạch. Dùng vòng trường sinh để định long, huyệt, hướng(cho cả âm trạch và dương trạch)
5. Hỗn thiên ngũ hành:
cung Kiền, nội quái Giáp Tý, ngoại quái Nhâm Ngọ
cung Khảm, nội quái Mậu Dần, ngoại quái Mậu Thân
cung Cấn, nội quái Bính Thìn, ngoại quái Bính Tuất
cung Chấn, nội quái Canh Tý, ngoại quái Canh Ngọ
cung Tốn, nội quái Tân Sửu, ngoại quái Tân Mùi
cung Ly, nội quái Kỷ Mão, ngoại quái Kỷ Dậu
cung Khôn, nội quái Kỷ Mùi, ngoại quái Quý Sửu
cung Đoài, nội quái Đinh Tỵ, ngoại quái Đinh Hợi
Hỗn thiên ngũ hành chuyên dùng cho quy tắc bát quái, để khảo sát Tứ cát, Ngũ thân.
Trong môn địa lý, có rất nhiều phép tính toán liên quan tới phương vị và ngũ hành, nên cần phải nắm rõ các quy tắc. Phần này sẽ giới thiệu tổng quát về các pháp quyết ngũ hành.
• HAI MƯƠI BỐN SƠN.
Trong môn địa lý người ta đem một vòng tròn chia ra 24 phần, đem 12 địa chi, mười thiên can bỏ đi hai can Mậu Kỷ không dùng (vì Mậu Kỷ đóng ở trung tâm) chỉ còn lại 8 can, 4 quẻ là Càn Khôn Cấn Tốn đem bỏ vào 24 phương vị này:
lấy Giáp Ất đóng ở phía Đông
• lấy Bính Đinh đóng ở phía Nam
• lấy Canh Tân đóng ở phía Tây
• lấy Nhâm Quý đóng ở phía Bắc
• Bốn quẻ đóng vào bốn góc gọi là Tứ duy: Càn đóng Tây Bắc, Cấn đóng Đông Bắc, Tốn đóng Đông Nam, Khôn đóng Tây Nam.
“tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy, bát can tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử suy”
Tưởng công: La kinh 24 sơn người người đều biết, đoạn này không phải giảng về cách làm la kinh mà từ La kinh nói thư hùng giao cầu, chỉ rõ tác dụng suy vượng sinh tử. 12 chi an lần lượt trên vòng chu thiên là tiên thiên, đạo là địa mà pháp lại là thiên, tuy có 12 cung mà phân ra 8 quái, mỗi quái 3 hào, tức 12 cung không thể tận hết địa số . Nên gia thêm 10 can, mậu kỉ là hoàng cực không phương vị nên quy về trung cung, 8 can còn lại phân vào phụ hai bên tứ chính. So với số hào (không phải nạp hào) còn thiếu 4 nên gia thêm 4 ngung quái mà thành 24.
Như vậy nhị thập tứ lộ đã an đầy đủ, hiểu được mẹ con ông cháu trong đó tức biết thư hùng giao cấu, huyết mạch của kim long, tận nghĩa long thần sinh vượng suy tử. Thế tục chú: Tý Dần Thìn Càn Bính Ất nhất long là công, Ngọ Thân Tuất Khôn Tân Nhâm nhị long là mẫu, Mão Tị Sửu Cấn Canh Đinh tam long là tử, Dậu Hợi Mùi Tốn Quý Giáp tứ long là tôn, đều là không phải vậy.
Phần Tưởng công chưa nói ra chính là mối liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào
2. CHÍNH NGŨ HÀNH 24 SƠN.
Hai mươi bốn sơn bao hàm tám quẻ, chính ngũ hành cho 24 sơn như sau:
• Hợi Nhâm Tý Quý: hành thủy
• Dần Giáp Mão Ất: hành mộc
• Tị Bính Ngọ Đinh: hành hỏa
• Thân Canh Dậu Tân Càn: hành kim
• Thìn Mùi Tuất Sửu Khôn Cấn: hành thổ
Chính ngũ hành như trên được định danh do các nhà "Hồng phạm" để phân biệt với "song sơn ngũ hành".
CÔNG DỤNG
Dùng luận xét phương vị, biết hành của "Long nhập thủ" để phối hướng và dùng tam hợp cục để bổ long. Ngoài ra còn nhiều cách dùng khác. Ví dụ: gặp thế đất Cấn long, vậy biết hành của nó là hành thổ. Khi xác lập hướng phải dùng các hướng hỏa như Bính, Đinh...vv để hỗ trợ cho long, khi chọn thời gian (năm tháng ngày giờ) cho Cấn long phải dùng "ấn cục" hỏa tam hợp Dần - Ngọ - Tuất; hay dùng "tài cục" thủy tam hợp Thân - Tý - Thìn để bổ long. Nói rõ hơn là dùng năm tháng ngày giờ đều có 3 chi của cục muốn bổ. Ví dụ: dùng cục ấn thì chọn năm Dần Ngọ Tuất, tháng Dần Ngọ Tuất, ngày Dần Ngọ Tuất, giờ Dần Ngọ Tuất. Công thức dùng cục nhất khí để bổ long không dính dáng gì tới nạp âm ngũ hành. Đây là nói về cách dùng địa chi. Dùng thiên can: ta thấy Cấn long có nạp giáp là Bính, vậy khi dùng năm tháng ngày giờ phải tận dụng thêm can Bính. Ấn cục hỏa phải tận dụng Bính Dần, Bính Ngọ, Bính Tuất, còn ấn tài cục phải tận dụng Bính Thân, Bính Tý, Bính Thìn.
Khi muốn bổ long người ta dùng 3 cục:
1. Ấn cục: là tam hợp cục sinh ra hành của Long
2. Vượng cục: là tam hợp cục đồng hành với Long
3. Tài cục: là tam hợp cục có ngũ hành bị Long khắc chế
Tuy nhiên, trong ví dụ Cấn long thuộc thổ, mà hành thổ không có riêng tam hợp cục nên không bàn tới Vượng cục.
NGUYÊN TẮC DỤNG CHÍNH NGŨ HÀNH ĐỂ NẠP THỦY, KHỨ THỦY.
Khi nạp thủy, phải dùng hướng của Mộ để xét nạp theo công thức: "lai thủy đến hành của hướng mộ phải sinh ra hành của sơn thủy lai". Ví dụ:
• Ngôi mộ tọa Càn hướng Tốn, vậy hướng Tốn có chính ngũ hành thuộc Mộc. Vậy phải nhận thủy lai tại các sơn có hành hỏa như Tỵ Bính Ngọ Đinh.
• Ngôi mộ tọa Ngọ hướng Tý, hướng Tý có chính ngũ hành là Thủy. Vậy phải nạp thủy tại các sơn có hành mộc như Dần Mão Ất Tốn.
Khi khứ thủy, phải dùng hành của sơn sinh ra hành của bổn hướng. Ví dụ:
• Ngôi mộ tọa Giáp hướng Canh, hướng Canh có chính ngũ hành thuộc kim, vậy phải khứ thủy tại các sơn hành thổ như: Thìn Tuất Sửu Mùi Khôn Cấn.
• Ngôi mộ tọa Tý hướng Ngọ, hướng Ngọ có chính ngũ hành thuộc hỏa, vậy phải khứ thủy tại các sơn có hành mộc như: Dần Giáp Mão Ất Tốn.
3. TRUNG CHÂM SONG SƠN NGŨ HÀNH .
Trong 24 sơn chính của la kinh được phân ra làm 12 cặp "song sơn", tức là lấy sơn địa chi kết hợp với sơn thiên can/tứ duy đi trước nó để tạo thành từng cặp như:
• Càn - Hợi
• Giáp - Mão
• Đinh Mùi
• Khôn – Thân .
• Nhâm - Tý
• Ất - Thìn...vv
Hành của cặp song sơn này chính là hành của tam hợp cục ngũ hành. Pháp thức song sơn được áp dụng rất rộng rãi hầu hết trong thuật "thu sa, nạp thủy" để xác định phương hướng, cùng đồng dùng cục khí để bổ "long hướng" và bổ "mệnh". Khi phân cung trong pháp thức "thập nhị thần" cũng sử dụng cách song sơn này. Dùng la kinh để xác định nơi thủy đến/thủy đi cũng được gộp ở thế song sơn. Nói tới tam hợp cục chính là địa chi tam hợp: 12 chi phân thành 4 cục, và các can/duy đứng trước mỗi một địa chi trong tam hợp cũng mang hành giống nó.
• (Càn - Hợi), (Giáp - Mão), (Đinh - Mùi): thuộc mộc cục
• (Khôn - Thân), (Nhâm - Tý), (Ất - Thìn): thuộc thủy cục
• (Cấn - Dần), (Bính - Ngọ), (Tân - Tuất): thuộc hỏa cục
Trong ngũ hành Đại/Tiểu Huyền Không dùng để nạp thủy phối hướng, ta căn cứ vào hành của "sơn thủy lai đáo" là hành gì thì nạp nó vào cục đó để phối hướng, không nhất thiết phải theo đúng ngũ hành chính của Đại/Tiểu huyền không. Ví dụ:
1. Thế đất có thủy lưu đáo sơn Nhâm:
* theo Đại huyền không thì sơn nhâm thuộc nhị long hành mộc, do đó phải dùng các sơn hướng trong nhị long mộc, hoặc tứ long hỏa để lập hướng.
* theo Tiểu huyền không thì sơn Nhâm thuộc thủy, phiả dùng các sơn hướng hành thủy và hành mộc để phối hướng.
* còn công thức song sơn này ta chỉ dụng cục tam hợp để phối sơn hướng như sau: Nhâm thuộc cục thủy vậy phải phối hướng là Thân - Tý - Thìn.
2. Thế đất có thủy lưu đáo sơn Tân: sơn Tân thuộc cục Hỏa nhưng lại nằm vào thế mộ khố Tân - Tuất (song sơn ngũ hành). Dụng song sơn tam hợp cục để phối hướng, ta dùng:
* cục mộc: để tiếp nhận thủy lai phối hướng ở các sơn: Càn - Hợi, Giáp - Mão. Dùng cục thủy để khứ thủy phối hướng tại hai sơn Đinh - Mùi.
* cục thủy: để tiếp nhận thủy lai phối hướng các sơn: Khôn - Thân, Nhâm - Tý. Tiếp nhận thủy khứ tại hai sơn: Ất - Thìn.
* cục hỏa: tiếp nhận thủy lai phối hướng ở các sơn: Cấn - Dần, Bính Ngọ. Tiếp nhận thủy khứ phối hướng tại hai sơn: Tân - Tuất.
cục kim: tiếp nhận thủy lai đáo phối hướng tại các sơn: Tốn - Tị, Canh - Dậu. Tiếp nhận thủy khứ phối hướng tại hai sơn: Quý - Sửu.
Theo công thức như vậy, ta hình thành các phối hướng tam hợp cục như sau:
DÙNG THUẬT TRẠCH CÁT ĐỂ BỔ LONG TRONG VIỆC ĐỂ MỘ
Công thức dụng trạch cát tam hợp cục theo tứ trụ năm tháng ngày giờ, người ta chọn tứ trụ để bổ long là chính.
Ví dụ: gặp phải khu đất là "Khôn long", ta biết Khôn trong chính ngũ hành 24 sơn thuộc hành thổ, ta không cần biết ngôi mộ đó có hướng thế nào, ta cứ dựa vào đốt "Long nhập thủ" là Khôn long có hành thổ để bổ long:
• dụng cục Ấn: sử dụng năm/tháng/ngày/giờ Dần/Ngọ/Tuất
• dụng cục Tài: sử dụng năm/tháng/ngày/giờ Thân/Tý/Thìn
• dụng cục vượng: hành thổ không có cục vượng.
Ví dụ: gặp phải thế đất có long nhập thủ là Mão long thuộc mộc, ta tiến hành bổ long như sau:
• dụng cục Ấn: dụng năm/tháng/ngày/giờ Thân/Tý/Thìn
• dụng cục Tài: hành mộc không có tài cục, bởi vì hành thổ không có tam hợp cục.
• dụng cục Vượng: dùng năm/tháng/ngày/giờ Hợi/Mão/Mùi.
Ví dụ: gặp thế đất có long nhập thủ là Càn long hành kim, ta tiến hành bổ long như sau:
• dụng cục Ấn: hành kim không có ấn cục, bởi không có tam hợp hành thổ
• dụng cục Tài: sử dụng năm tháng ngày giờ Hợi/Mão/Mùi.
• dụng cục Vượng: sử dụng năm tháng ngày giờ Tị/Dậu/Sửu
Ví dụ: gặp thế đất có long nhập thủ là Nhâm long hành thủy:
• dụng cục Ấn: sử dụng năm tháng ngày giờ tạo thành tam hợp cục Thân/Tý/Thìn
• dụng cục Tài: sử dụng năm tháng ngày giờ Dần/Ngọ/Tuất
• dụng cục Vượng: sử dụng năm tháng ngày giờ Thân/Tý/Thìn
Ví dụ: gặp thế đất có long nhập thủ là Bính long hành hỏa:
• dụng cục Ấn: sử dụng năm tháng ngày giờ tạo thành tam hợp cục Hợi/Mão/Mùi
• dụng cục Tài: sử dụng năm tháng ngày giờ tam hợp cục Tị/Dậu/Sửu
• dụng cục Vượng: sử dụng năm tháng ngày giờ tam hợp cục Dần/Ngọ/Tuất
4. TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH .
Tiểu huyền không ngũ hành chi tiết như sau:
Thuyết này do Dương Quân Tùng lập ra để đo lường sa, thủy mà đoán định hung, cát. Nguyên tắc chính là dùng sơn để xét sa, dùng hướng để xét thủy:
• Thủy lai phải từ sơn hành vượng tướng cho hướng ngôi mộ: tức là khi tiếp nhận thủy lai, phải ở các sơn có ngũ hành đồng hành với ngũ hành của hướng (mộ); hoặc phải ở các sơn có ngũ hành sinh ra hành của hướng (mộ).
• Thủy khứ phải từ sơn hành hưu tù của hướng ngôi mộ: khi thủy khứ, phải khứ từ các sơn có ngũ hành sinh xuất cho ngũ hành của hướng mộ; hoặc sơn có thủy khứ phải khắc nhập với ngũ hành của hướng mộ.
Lưu ý: tính toán thủy lai hay thủy khứ đều dùng "hướng". Khi dùng Tiểu huyền không để tính sa, thủy thì hoàn toàn dụng ngũ hành theo Tiểu huyền không chứ đừng bao giờ xen lẫn các dạng ngũ hành khác. Ngoài ra, tính sinh - vượng - mộ cho tiểu huyền không ngũ hành thì phải theo tam hợp chính ngũ hành:
Dùng tiểu huyền không để nạp thủy thì phải nạp thủy từ sơn Sinh, Vượng và khứ thủy tại sơn Mộ:
• Hỏa (Bính Đinh Dậu Ất): nạp thủy tại Dần, Ngọ và khứ thủy tại Tuất
• Kim (Càn Khôn Mão Ngọ): nạp thủy tại Tị, Dậu và khứ thủy tại Sửu
• Mộc (Hợi Giáp Cấn Quý): nạp thủy tại Hợi, Mão và khứ thủy tại Mùi
• Thổ và Thủy: nạp thủy tại Thân, Tý và khứ thủy tại Thìn.
Công thức Sinh - Vượng - Mộ của tam hợp cục nằm ở pháp thức "Thập nhị thần".
Ví dụ 1: Ngôi mộ tọa Nhâm hướng Bính, hướng Bính theo Tiểu huyền không thuộc hành hỏa, nên khi tiếp nhận thủy lai phải ở các sơn Hỏa, Mộc:
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (chọn vượng khí: vì thủy lai hành hỏa đồng hành với hướng mộ)
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (chọn tướng khí: vì thủy lai hành mộc sinh xuất cho hướng mộ hành hỏa)
Khứ thủy phải từ các sơn có hành sinh xuất: hành thổ, hoặc hành khắc nhập: hành thủy:
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (hưu khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tử khí)
Ví dụ 2: Ngôi mộ tọa Tý hướng Ngọ, theo Tiểu huyền không thì Ngọ hành kim, nên khi tiếp nhận thủy lai phải ở các sơn vượng (hành kim) tướng (hành thổ):
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (vượng khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy phải từ các sơn có hành sinh xuất (thủy) hoặc khắc nhập (hỏa):
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (hưu khí)
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (tử khí)
Ví dụ 3: Ngôi mộ tọa Khôn hướng Cấn, theo Tiểu huyền không thì thuộc mộc, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng (mộc), tướng (thủy):
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (vượng khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (hỏa), tử khí (kim):
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (hưu khí)
• Kim: CÀn Khôn Mão Ngọ (tử khí)
Ví dụ 4: Ngôi mộ tọa Giáp hướng Canh, theo tiểu huyền không thì Canh hành thổ, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng (hỏa), tướng (thổ):
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (vượng khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (kim), tử khí (mộc)
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hưu khí)
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (tử khí)
Ví dụ 5: Ngôi mộ tọa Càn hướng Tốn, theo tiểu huyền không thì sơn Tốn hành thủy, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng khí (kim), tướng khí (thủy)
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (tướng khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (vượng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (mộc), tử khí (thổ):
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (hưu khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tử khí)
Ví dụ 6: Ngôi mộ tọa Mão hướng Dậu, theo tiểu huyền không thì Dậu hành hỏa, nên tiếp nhận thủy lai từ các sơn vượng khí (hỏa), tướng khí (mộc):
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (vượng khí)
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (tướng khí
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (thổ), tử khí (thủy):
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (hưu khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tử khí)
Ví dụ 7: Ngôi mộ tọa Cấn hướng Khôn, theo tiểu huyền không thì Khôn hành kim, nên tiếp nhận thủy lai từ các sơn vượng khí (kim), tướng khí (thổ):
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (vượng khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (thủy), tử khí (hỏa)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (hưu khí)
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (tử khí)
5. ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH .
Pháp thức này được hình thành và ghi lại từ "tứ kinh" thuộc "Thiên ngọc kinh":
• Thiên bảo kinh: thuộc công vị thứ nhất, hành kim
• Long tử kinh: thuộc công vị thứ hai, hành mộc
• Huyền nữ kinh: thuộc công vị thứ ba, hành Thủy - Thổ
• Bảo chiếu kinh: thuộc công vị thứ tư, hành hỏa
Nguyên tắc của nó là khởi từ tứ hành gia nhập, khi xác nhập các sơn Can và Chi, nó trở thành tứ hành liên châu. Xét 6 sơn trong mỗi công vị, ta thấy có 3 sơn thuộc địa chi và 3 sơn thuộc Can/Duy. Ta thấy rằng cứ 3 sơn thuộc địa chi đều cách nhau 4 vị, và 3 can/duy đều cách nhau 4 vị, gọi là "tứ hành". Lấy 3 sơn/duy và 3 chi kết hợp với nhau trong một công vị đại diện cho ngũ hành gọi là "Tứ hành liên châu".
CÔNG THỨC VẬN DỤNG .
Người ta dùng Đại huyền không ngũ hành để nạp thủy và phóng thủy, tất yếu phải dùng sơn và hướng của ngôi mộ để xét theo các nguyên tắc sau đây:
1. Dùng Chi thần làm "chính", Can thần làm "Linh": tức là tọa/hướng phải dụng địa chi của sơn.
2. Thủy lai phải đáo sơn thiên can/tứ duy
3. Hướng và Thủy phải đồng một công vị (gọi là "đồng hành") hoặc tương sinh.
Ví dụ: lập một ngôi mộ phải chọn tọa Mão hướng Dậu; tọa Thìn hướng Tuất; tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân...vv; Tức là lập tọa hướng cho một ngôi mộ chỉ được phép lập vào những sơn địa chi. Khi tiếp nhận thủy lai (tới) đáo phải là các sơn thuộc Can/Duy như: Càn khôn cấn tốn giáp ất bính đinh tân nhâm quý.
Sau đó, dựa vào ngũ hành Đại huyền không để xem xét chọn ba quan hệ:
• a) đồng hành (vượng khí),
• b/ tương sinh (tướng khí);
• c) trường sinh cục, tức là dựa vào tam hợp cục để tiếp nhận thủy lai
QUAN HỆ ĐỒNG HÀNH .
QUAN HỆ TƯƠNG SINH .
TRƯỜNG SINH CỤC .
Nguyên tắc dùng trường sinh cục là phải nạp thủy tại Sinh, Vượng và khứ thủy tại Mộ:
• Kim cục tràng sinh tại Tốn - Tị, vượng tại Canh - Dậu, mộ tại Quý - Sửu
• Mộc cục tràng sinh tại Càn - Hợi, vượng tại Giáp - Mão, mộ tại Đinh - Mùi
• Thủy/thổ cục tràng sinh tại Khôn - Thân, vượng tại Nhâm - Tý, mộ tại Ất - Thìn
• Hỏa cục tràng sinh tại Cấn - Dần, vượng tại Bính - Ngọ, mộ tại Tân - Tuất
ỨNG DỤNG: SỬ DỤNG KẾT HỢP TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG
Khi muốn lập hướng mộ phần ở các nơi có thủy lai tùy theo địa thế của cuộc đất, ta có thể kết hợp hai pháp Tiểu/Đại huyền không hợp nhất như các ví dụ sau:
Ví dụ 1: khi đứng trên thế đất dự định xây mộ phần, nhìn thấy có thủy lưu (đến) đáo sơn Càn. Ta sẽ có hai cách lập hướng theo huyền không như sau:
• Tiểu huyền không: thủy lai đáo sơn Càn, mà Càn theo tiểu huyền không là thuộc kim nên ta chọn hướng của mộ phần theo vượng khí (kim) hoặc tướng khí (thủy):
* Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hướng thủy lai hành kim gặp hướng mộ hành kim nên tướng khí)
* Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (thủy lai hành kim sinh cho hướng mộ hành thủy nên tướng khí).
• Đại huyền không: thủy lai sơn Càn thuộc tam long hành Thủy/thổ, xét theo:
* đồng hành: Mão - Tị - Sửu (hành thủy/thổ)
* tương sinh: Tý - Dần - Thìn - Cấn - Bính - Ất (hành kim)
Kết hợp cả hai pháp thức lại, ta có kết quả như sau: Tọa Ngọ hướng Tý; Tọa Thân hướng Dần; Tọa Tuất hướng Thìn; Tọa Hợi hướng Tị
Ví dụ 2: thế đất có thủy lai đáo sơn Giáp:
qua phân tích tiểu/đại huyền không, ta thấy có hưởng Hợi, Dậu cả hai pháp thức tương đồng, vì vậy ta lập mộ tọa Tị hướng Hợi và tọa Mão hướng Dậu là đại cát. Tọa Canh hướng Giáp, tọa Đinh hướng Quý là thứ cát.
Ví dụ 3: Thế đất có thủy lai đáo sơn Dậu:
qua phân tích và so sánh hai pháp thức đại/tiểu huyền không, ta có thể lập mộ: tọa Mão hướng Dậu, tọa Sửu hướng Mùi.
Ví dụ 4: thế đất có thủy đáo sơn Ngọ:
Ta có thể thấy sự tương đồng giữa hai pháp quyết: tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân; là đại cát; tọa Cấn hướng Khôn, tọa Bính hướng Nhâm, tọa Ất hướng Tân là thứ cát. (CÒN TIẾP)
Post a Comment