Header Ads

HUYỀN MÔN PHONG THỦY ÂM DƯƠNG TRẠCH (phần cuối)

HUYỀN MÔN PHONG THỦY ÂM DƯƠNG TRẠCH 
16. PHÁP THỨC BÁT MÔN
Pháp thức bát môn là nói tới tám cửa, ứng hợp với tám quái trong kinh dịch. Pháp thức này được áp dụng trong hầu hết các học thuật cổ của Trung Hoa. Nguyên tắc chính của bát môn là "dụng sự" (nghĩa là dựa vào hướng cát hung mà khởi một việc gì đó). Pháp thức bát môn khác với pháp thức cửu tinh là nó không nhập vào trung cung, mà theo chiều kim đồng hồ. Bát môn có tám cửa với ý nghĩa như sau:
người ta kết hợp giữa Bát môn và Cửu tinh tử bạch để tìm ra phương hung, phương cát và việc làm cho phù hợp với thiên thời, địa lợi. Nguyên tắc xử dụng như sau:
Cát + Cát = Đại cát
Cát + Hung = Bình hòa
Hung + Cát = Bình hòa
Hung + Hung = Đại hung
Trong đó có 4 cửa cát là: Khai - Hưu - Sinh - Cảnh, bốn cửa hung là: Thương - Đỗ - Tử - Kinh. 
CÁCH KHỞI
Trong bát môn cũng được chia ra làm 4 loại là niên, nguyệt, nhật, thời. Ở đây chúng ta chỉ xét bát môn theo ngày: theo khẩu quyết âm độn hay dương độn ta có thể tìm ra bát môn trực nhật, sau đó lần lượt an thuận theo chiều kim đồng hồ vào cửu cung (không an vào trung cung).
Ví dụ: vào ngày Canh Ngọ nào đó sau tiết Đông Chí, xử dụng dương độn ta an cửa Hưu vào cung Chấn, lần lượt an thuận ta có bát môn như sau:
NHẬN XÉT
Bát môn cứ 3 ngày thì cửa Hưu đáo nhập một cung, ví dụ như trong thời dương độn thì cửa Hưu đáo nhập cung Khảm trong ba ngày Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần. Nếu ta bỏ cửa Hưu lên cửu cung an thuận (cứ 3 ngày là 1 cục) ta sẽ thấy nó vận hành thuận/nghịch theo cửu cung:
BẢNG BIỂU DIỄN THEO CHIỀU DỌC .
Ta thấy rằng quy luật của bát môn như sau:
lấy 3 ngày làm một cục, mà mỗi tiết khí được 15 ngày, vậy mỗi tiết khí quản 5 hầu. Vòng quanh một bảng hoa giáp vốn có 60 ngày, chia cho 3 ngày mỗi cục sẽ được 20 bước nhảy. Bước nhảy cuối cùng là "Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi" ở cung 4 không tiếp nối được với bước đầu tiên ở cung 1 - bị gọi là thoát khí ở các cung sau:
dương độn: vào chu kỳ cuối cùng tính từ Nhâm tý tới Quý hợi thì các cung: Càn, Đoài, Cấn, Ly không có các ngày trực nhật, vậy chúng bị thoát khí.
âm độn: Khảm, Khôn, Cấn, Tốn không có các ngày trực nhật, vậy chúng bị thoát khí.
nay bảo lưu lại nghi vấn về pháp quyết Bát môn, hồi sau sẽ tìm hiểu kỹ lại.

17. THÀNH MÔN NHỊ CUNG DƯƠNG TRẠCH .
Từ "Thành môn" là dựa vào hình dạng để gọi, nghĩa đen là "cổng thành", nguồn gốc xuất xứ của nó tức là cửa bốn phương, tám hướng của thành trì ngày xưa: mỗi phương mỗi hướng đều có cửa đi ra vào. Ngoài ra, học thuật phong thủy còn có từ "Thủy khẩu", xét địa hình một vùng đất có bốn phương núi non bao bọc, có một vài chỗ khuyết để lưu thông ra vào bằng đường thủy hay đường bộ. Thành môn dương trạch được áp dụng bằng các hình thức chính sau đây:
Nơi giao nhau giữa các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm vv)
Các bến cảng có thuyền bè neo đậu tấp nập
Các cơ quan nhà máy có công nhân, xe cộ đông đúc
Nơi có ao hồ đầm nước, núi non..vvv.
Chỗ ngã ba sông hợp lưu...
Dụng cửa nhà thông khí để làm thành môn. Từ "thành môn" (cửa thành) xét về không gian gọi là "chiếu thần" hoặc "cát hướng". Công dụng của thành môn là khi thiết kế xây dựng nhà cửa, phải tìm được Thành môn tọa nơi cung cát để liên tục nhận được thêm vượng khí từ vùng đất xung quanh, hỗ trợ cho khí của sơn/hướng của ngôi nhà - giống như trên gấm thêu thêm hoa. Công thức chính của việc thiết lập Thành môn được chia làm hai cách: 1) chính thành môn (hay còn gọi là Chính cách hay Chính mã); 2) Phụ thành môn (hay còn được gọi là Thiên cách hay Tá mã). Pháp thức chủ yếu dựa vào tám quái của bát quái, lấy quái hướng làm chủ đạo: trong tám quái thì có 4 quái thuộc tứ chính là Khảm (tý), Ly (ngọ), Chấn (mão), Đoài (dậu); 4 quái tứ duy là Càn, Tốn, Cấn, Khôn. Xử dụng công thức hợp số tiên thiên mà hình thành như sau:
nhà có hướng bát quái tứ chính: Chính thành môn là quái kế trước nó, phụ thành môn là quái kế tiếp nó (theo chiều kim đồng hồ).
nhà có hướng bát quái tứ duy: dụng quái kế tiếp nó làm Chính thành môn, dụng quái kế trước nó làm phụ thành môn
Từ pháp thức chủ đạo nói trên phát sinh ra hệ quả "Thành môn nhị cung phụ mẫu tử tức".
THÀNH MÔN NHỊ CUNG PHỤ MẪU TỬ TỨC
xét trong bảng "Tam nguyên âm dương long" thì một quẻ quản 3 sơn chi ra làm tam tài thiên địa nhân.
Từ phân biệt tam tài này, khi tiếp nhận sa/thủy hoặc hình thức phụ trợ nào khác phải cần thành quẻ thuần túy - nếu lẫn lộn tam tài là nghịch quẻ, không tốt:
Tám quẻ phụ mẫu, khi tiếp nhận sa thủy vv... hoặc các hình thức phụ trợ khác phải nằm trong tám sơn phụ mẫu.
Tám sơn nghịch tức, khi tiếp nhận sa thủy hoặc các hình thức phụ trợ khác, phụ trợ đó phải nằm trong tám sơn nghịch tức.
Tám sơn thuận tử, khi tiếp nhận sa thủy hoặc các hình thức phụ trợ khác, phụ trợ đó phải nằm trong tám sơn thuận tử.
VÍ DỤ 1
Ngôi nhà tọa Tý hướng Ngọ trực thuộc tám sơn phụ mẫu, khi tiếp nhận ngoại khí thông qua các hình thức như sa, thủy, các ngũ đường, ao, hồ, nhà máy, bến cảng vv.. phải nằm trực thuộc các sơn Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Càn, Khôn, Cấn, Tốn(tam tài thiên) có như thế mới gọi là hợp quẻ thuần túy.
VÍ DỤ 2
Ngôi nhà tọa Canh hướng Giáp trực thuộc tám sơn nghịch tức, thì khi tiếp nhận ngoại khí (như ví dụ 1 đã ghi) phải nằm trong tám sơn Nhâm, Bính, Giáp, Canh, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (tam tài địa). Có như thế mới gọi là hợp quẻ thuần túy.
VÍ DỤ 3
Ngôi nhà tọa Tân hướng Ất trực thuộc tám sơn thuận tử, thì khi tiếp nhận ngoại khí phải nằm trong tám sơn Ất, Tân, Đinh, Quý, Dần, Thân, Tị, Hợi (tam tài nhân). Có như thế mới gọi là hợp quẻ thuần túy.
Pháp thức Thành môn nhị cung dùng để khai môn nhà cửa, hoặc dùng để tiếp nhận sa, thủy hoặc các giao lộ có đông đúc xe cộ vận hành hay các cơ quan xí nghiệp, nhà máy vvv... để tiếp nhận thêm ngoại khí, nhàm phù trợ cho sơn hướng của ngôi nhà.
Vì có liên quan tới khái niệm "Thành Môn nhị cung", nay post lại để bạn đọc dễ theo dõi:
LẬP HƯỚNG KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH
Phần này dùng để minh họa cho việc ứng dụng cho 2 pháp quyết Đại, tiểu huyền không ngũ hành. Chúng ta sẽ gặp lại các khái niệm về khai sơn, phóng thủy, khai môn trong một phần chuyên biệt khác. Đối với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu phong thủy (cũng như tui), có lẽ đọc tới các pháp quyết này sẽ cảm thấy khó hiểu - tuy nhiên chúng ta cứ bảo lưu đấy đã, từ từ các phần khác sẽ làm sáng tỏ từng điểm.
Trong pháp dương trạch, ta dùng ngã ba/tư/năm..vv đường gần nhà nhất làm sơn lai thủy: dùng la kinh đặt giữa trọng tâm miếng đất hay căn nhà muốn xây dựng để xem giao điểm của các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm...vv) gần nhà nhất nằm thuộc sơn nào, từ đó dựa vào pháp quyết đại/tiểu huyền không (giống y hệt như cách dùng trong âm trạch) để lập hướng và khai môn cho căn nhà/miếng đất:
Ví dụ 1: căn nhà trong thành phố cố định một hướng, đó là tọa Cấn hướng Khôn, nhà này có ngã tư gần nhà nhất nằm ở sơn Tị:
Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Khi đã chọn được 5 sơn khai môn này rồi, ta sẽ kết hợp dùng thêm pháp thức "Đại du niên" hoặc pháp thức phụ mẫu tử tức huyền không. Định theo công vị mà chọn sơn chính để khai môn (hai pháp thức này sẽ nói rõ phần sau).
Kết Hợp Pháp thức Đại Du Niên: căn nhà tọa Cấn có các cung cát là:
Khôn (Mùi - Khôn - Thân) được sinh khí
Đoài (Canh - Dậu - Tân) được thiên y
So sánh với 5 sơn khai môn trên, ta không thấy có trùng hợp vì vậy không dùng pháp thức đại du niên được. Ta chuyển qua pháp thức "Phụ mẫu tử tức huyền không".
Kết Hợp Pháp Thức "Phụ mẫu tử tức huyền không"
Ngã tư nằm thuộc sơn Tị, thuộc công vị "nhân" là thuận tử. Trong 5 sơn đã chọn ra thì:
Tý, Cấn thuộc "Thiên" không hợp công vị của thủy lai
Dần, Tị thuộc "Nhân" hợp với công vị của thủy lai
Thìn thuộc "Địa" không hợp công vị của thủy lai
Vậy tổng kết lại chỉ có hai sơn Dần, Tị phù hợp với công vị của thủy lai. Nhưng sơn Dần lại trực thuộc cung Phục vị phía sau nhà, thành ra chỉ có thể thông cửa hậu. Sơn Tị nằm bên hông trái nhà, cố gắng chừa khoảng cách để mở cửa tại sơn tốt này. Giả sử không thể mở cửa tại cung Tị, ta có thể dùng cung Thân của tiểu huyền không để khai môn (vì được cung Sinh khí).
Ví dụ 2: căn nhà tọa Càn hướng Tốn, có ngã 5 gần nhà nhất tại sơn Cấn:
Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta được bốn sơn: Cấn Bính Ất Đinh. Nạp đại du niên: tọa Càn có Đoài (sơn Canh Dậu Tân) thuộc sinh khí, Khôn (sơn Mùi Khôn Thân) thuộc Diên niên; Cấn (Sửu Cấn Dần) thuộc Thiên y. Rút lại ta được sơn Cấn - nằm bên hông trái nhà. Cố gắng thiết kế thông cửa ở sơn này, 3 sơn còn lại không nằm ngay cung hướng nên bỏ. Còn hai sơn Thìn và Tị nằm ngay mặt tiền nhà, theo Đại huyền không cũng dùng để cửa được.
Ví dụ 3: nhà tọa Bính hướng Nhâm, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Giáp:
Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta có 5 sơn dùng được: Hợi Giáp Quý Đinh Dậu. Nạp đại du niên: nhà tọa Bính thuộc cung Ly: có quẻ Chấn (sơn Giáp Mão Ất) được sinh khí; quẻ Khảm (sơn Nhâm Tý Quý) thuộc diên niên; quẻ Tốn (Thìn Tốn Tị) được Thiên y. Kết hợp cả 3 pháp quyết ta lựa được sơn Quý, Giáp để làm cửa: sơn Quý ngay mặt tiền, sơn Giáp nằm bên hông nhà.
Ví dụ 4: nhà tọa Khôn hướng Cấn, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Tị:
Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Nạp đại du niên: nhà tọa Khôn được cung Cấn (sơn Sửu Cấn Dần) được sinh khí; cung Càn (sơn Tuất Càn Hợi) được diên niên. Lựa ra được 2 sơn Cấn Dần phù hợp cả 3 pháp thức, mà cả hai sơn đều ở mặt tiền của nhà nên mở cửa rất tốt.
18. PHÁP THỨC KHAI MÔN DƯƠNG CƠ .
Học thuật phong thủy phần dương trạch xem việc khai môn là rất quan trọng. Theo quan niệm của phong thủy, cửa nhà chính là nơi tiếp thu khí trường mạnh nhất và thường xuyên nhất. Người xưa rất coi trọng khai môn, và áp dụng nó để xoay trở hướng nhà, hướng đình, chùa miếu...vv. Có nhiều pháp quyết khai môn khác nhau, cần phải kết hợp nhiều pháp quyết thành một thể hoàn chỉnh để thiết kế cửa nhà. Có các pháp quyết cho khai môn như sau:
Pháp "Đại du niên" đã trình bày ở phần "Phiên quái hay Biến quái".
1. Pháp "Thành môn nhị cung"
2. Pháp "Phụ mẫu tử tức"
3. Pháp "Phu phụ tiên thiên"
4. Pháp "Ngũ hành đại huyền không" - dựa theo các giao lộ của đường phố mà khai cửa..vv.
Trong các pháp thức nói trên, pháp "Đại du niên" được coi là chuẩn mực và lâu bền nhất. Khi dùng pháp này cũng cần phải kết hợp thêm với hệ phụ mẫu tử tức, hay các hình thức ngoại khí khác xung quanh nhà như: sa, thủy, giao lộ, nhà máy..vvv.
hình trên biểu diễn tám kiểu nhà tám quẻ, ta nên hiểu rằng mỗi quẻ quản 3 sơn. Ta có thể nhận ra rằng:
có bốn kiểu nhà khai môn trực hướng cát lợi là:
- nhà tọa khảm hướng ly
- nhà tọa ly hướng khảm
- nhà tọa cấn hướng khôn
- nhà tọa khôn hướng cấn
bởi khai môn tại hướng gặp các sao vũ khúc/diên niên, tham lang/sinh khí. Đây chính là lý do tại sao người xưa hay dùng hướng Bắc - Nam, Nam - Bắc để xây dựng đình chùa miếu mạo.
có bốn kiểu nhà khai môn trực hướng bất lợi là:
- nhà tọa càn hướng tốn
- nhà tọa tốn hướng càn
- nhà tọa chấn hướng đoài
- nhà tọa đoài hướng chấn
bởi khai môn tại hướng gặp các sao lộc tồn/họa hại, phá quân/tuyệt mệnh. Đây là bốn thế nhà sở đoản.
Để khắc phục các thế nhà sở đoản, ta phải mở đường ở hông nhà, định ngay cung sơn cát để khai cửa phụ. Cần phải kết hợp với hệ "Phụ mẫu tử tức" để khai môn chính xác hơn.
HỆ PHỤ MẪU - TỬ TỨC
ta biết rằng dụng pháp thức "Đại du niên" chỉ tính toán bát quái, mà mỗi quái quản 3 sơn. Khi muốn khai mở thêm cửa phụ, ta phải xét sơn tọa của căn nhà thuộc tài nào trong tam tài thiên - địa - nhân mà quái tọa sơn của căn nhà quản, sau đó chọn ngay cung cát trùng với "tam tài" của sơn tọa căn nhà - việc xét đó gọi là "hệ phụ mẫu tử tức". Xem bảng sau:

VÍ DỤ THỰC HÀNH 1
Xét căn nhà tọa Càn (ứng với tài "thiên") hướng Tốn, nhà này khai môn chính hướng gặp cung lộc tồn/họa hại. Vì thế muốn khai mở thêm cửa phụ để đón cát. Dùng pháp thức "Đại du niên" ta có ba cung cát:
Cấn - cự môn/thiên y: quản 3 sơn Sửu (địa), Cấn (thiên), Dần (nhân). Nếu chọn mở cửa phụ thì phải chọn tại sơn Cấn có tài thiên trùng với tài thiên của tọa.
Khôn - vũ khúc/diên niên: quản 3 sơn Mùi (địa), Khôn (thiên), Thân (nhân). Nếu chọn cung này mở cửa phụ thì phải chọn tại sơn Khôn, có cùng tài thiên.
Đoài - tham lang/sinh khí: quản 3 sơn Canh (địa), Dậu (thiên), Tân (nhân). Nếu muốn chọn cung này để mở cửa phụ thì phải chọn sơn Dậu là sơn có tài thiên.
HỆ PHU PHỤ TIÊN THIÊN
chỉ quan hệ giữa quái hậu thiên và quái tiên thiên, tức là lấy quái nào đối xứng với quái tọa của căn nhà thì gọi là "hệ phu phụ tiên thiên".
VÍ DỤ THỰC HÀNH
Xét căn nhà tọa Ất (ứng tam tài Nhân) hướng Tân, khai môn chính hướng gặp cung tuyệt mệnh không tốt. Nhà này có 3 cung cát là:
Khảm - cự môn/thiên y, quản 3 sơn Nhâm (địa), Tý (thiên), Quý (nhân)
Tốn - vũ khúc/diên niên, quản 3 sơn Thìn (địa), Tốn (thiên), Tị (nhân)
Ly - tham lang/sinh khí, quản 3 sơn Bính (địa), Ngọ (thiên), Đinh (nhân).
Vì trong tiên thiên bát quái thì Tốn đối xứng với Chấn gọi là cặp "phu phụ tiên thiên) nên ta chọn sơn Tốn. Nếu không, ta có thể chọn tài nhân trong 3 cung nói trên.
XÉT NGŨ HÀNH THEO TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG (XEM PHẦN ĐẠI/TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH)
HỢP CUNG BÁT QUÁI NẠP GIÁP TAM HỢP.
bát quái nạp giáp tam hợp thì Khảm và Ly không nạp Mậu Kỷ bởi trong hai bốn sơn không có Mậu Kỷ, cho nên Ly nạp Nhâm của Càn, Khảm nạp Quý của Khôn:
theo nguồn gốc của Tiên thiên bát quái thì Khảm Ly nạp Mậu Kỷ
theo cái dụng của Hậu thiên bát quái thì Khảm nạp Quý, Ly nạp Nhâm
tứ chính là bốn quẻ Khảm - Ly - Chấn - Tốn còn kiêm nạp thêm tám chi, mỗi quái nạp hai chi.
Như thế, chỗ hai chi mới nạp và chi của chính quái sẽ tạo thành tam hợp. Tọa sơn của thuật Kham dư, Cửu tinh tranh âm tranh dương, nguồn gốc đều xuất ra từ đó. 
19. PHÁP THỨC PHÓNG THỦY DƯƠNG CƠ
Pháp phóng thủy, hay nói nôm là phương thức thiết kế đường ống xả nước thải sinh hoạt trong nhà ra đường ống chính. Vị trí của đường ống thoát nước từ trong nhà ra khỏi địa phận căn nhà - nơi đó chính là sơn của "khứ thủy". Trong phong thủy, pháp phóng thủy có rất nhiều cách:
xét ngũ hành đại huyền không theo công thức sinh xuất, khắc nhập - lấy sơn nhà làm chủ để xét.
một vài cách khác...
Nhưng theo hiện trạng nhà cửa đô thị hôm nay, chỉ nên lấy pháp thức chính yếu sau đây:
Tọa hướng của căn nhà thuộc địa chi thì phải phóng thủy lệch qua hai bên biên hướng nhà, nằm vào các sơn Thiên can/Tứ duy.
Tọa hướng của căn nhà thuộc thiên can/tứ duy thì cứ phóng thủy ngay chính giữa hướng nhà mà lập.
Ta có bảng lập sẵn sau đây:
19. PHÁP THỰC TỌA BẾP DƯƠNG CƠ .
Đây là những nguyên tắc khi làm bếp:
đặt hướng bếp phải tọa Đông hướng Tây, hoặc tọa Tây hướng Đông, chứ không nên đặt bếp tọa Nam hướng Bắc, hoặc tọa Bắc hướng Nam. Khi nấu bếp thì người nấu phải quay mặt về hướng Đông hoặc hướng Tây, chứ không bao giờ được phép quay mặt về hướng Nam hay hướng Bắc.
bếp không nên trùng với hướng Bạch hổ, tức là phải đặt bếp bên phía/mé trái của căn nhà (thanh long là mé trái, bạch hổ là mé phải).
hướng bếp phải tránh đối diện với cửa phòng
Công thức đặt bếp dương cơ được lập nên bởi các nguyên tắc sau: dùng pháp song sơn để định sơn trạch:
tọa sơn nhà thuộc tứ mộ (thìn, tuất, sửu, mùi) thì lấy tứ mạnh (dần, thân, tị, hợi) làm sơn tọa bếp.
tọa sơn nhà thuộc tứ mạnh (dần, thân, tị, hợi) thì lấy tứ mộ làm sơn tọa bếp.
tọa sơn nhà thuộc tứ chính (tý, ngọ, mão, dậu) thì lấy ngay tứ chính làm tọa bếp.
Chúng ta có bảng lập sẵn như sau:
20. PHÁP XUYÊN TỈNH (ĐÀO GIẾNG) DƯƠNG TRẠCH .
Pháp thức này dựa vào công thức "Thập nhị thần" để lấy hai cung Trường sinh và Đế vượng dùng để đào giếng. Muốn sử dụng cho đúng pháp này thì cần phải phân biệt nhà thuộc dương cục hay thuộc âm cục - thì phải biết xem "lai long" phương nào tới (như đã nói trong mục "Âm Dương"). Tuy nhiên, theo thực trạng hoàn cảnh xã hội ngày nay thì phố xá nhà cửa quá đông - khó lòng xác định chính xác lai long. Do vậy chỉ nên dùng hai cung đế vượng của hai cục âm dương mà thôi, chứ không nên dùng hai cung Trường sinh (bởi nếu dùng lộn thì sinh sẽ thành tử, tử sẽ thành sinh rất là nguy hiểm). Các sơn được gộp chung bởi pháp "Bát quái nạp giáp tam hợp", được chia thành tám cục như sau:
21. PHÁP LẬP PHÒNG NGỦ, PHÒNG VỆ SINH DƯƠNG TRẠCH .
Phòng ngủ: khi thiết kế phòng ngủ, phải xem tọa căn nhà thuộc đông trạch hay tây trạch:
nếu tọa của căn nhà là Đông trạch: phải để phòng ngủ ở các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn
nếu tọa của căn nhà là Tây trạch: phải để phòng ngủ ở các cung Càn, Đoài, Cấn, Khôn
Tọa nhà là đông tứ trạch thì phòng ngủ cũng phải thuộc đông tứ, cho người đông tứ ở và ngược lại. Không được lẫn lộn đông tứ với tây tứ.
Phòng vệ sinh:
khi thiết kế xây dựng nhà cửa phải bố trí phòng vệ sinh như sau:
cửa phòng vệ sinh không được cùng hướng với cửa chính
không được đối diện với đòn giông nhà
không được đối diện với phòng khách và đại sảnh
phải tránh xa bếp và giếng nước
22. CÁT HUNG PHÂN PHÒNG, LẦU TRẠCH .
Để tính được cát hung của số phòng, số lầu trong một căn nhà chúng ta dựa vào ba yếu tố chính sau:
mệnh chủ nhà: tức là mệnh nạp âm ngũ hành của người chủ chốt của căn nhà đó.
số gian nhà: căn nhà ngăn vách ra nhiều gian, lấy số tiên thiên mà đoán định (xem bảng dưới đây).
số tầng nhà: cũng giống như số gian nhà .
Các số trên lấy trong cặp số hà đồ mà ra. Cách dùng: cứ tương sinh hoặc tỷ hòa với mệnh chủ là tốt, tương khắc với mệnh chủ là xấu.
VÍ DỤ 1
nhà trệt không lầu, có 3 gian vậy thuộc hành mộc. Nhà này phù hợp mệnh thủy, hỏa, mộc.
VÍ DỤ 2
nhà có 1 lầu thuộc hành thủy, do đó phải bố trí số gian trong căn nhà là 3 gian (hành mộc) để tạo thế thủy sinh mộc. Tạo 4 gian (hành kim) để tạo thế kim sinh thủy. Kỵ phân gian thành 5 hay 7 gian bởi sẽ tạo thành thế thổ khắc thủy hoặc thủy hỏa tương khắc. Giả sử chủ nhà mệnh hỏa, thì tạo 3 gian để tạo thế thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa.
VÍ DỤ 3
nhà có hai tầng (hành hỏa), phải phân gian thành 3 (mộc) phòng hoặc 5 (thổ) phòng để tạo thế tương sinh. Giả sử chủ nhà mệnh kim thì nên tạo 5 gian phòng để tạo thế hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Giả sử chủ nhà mạng mộc, tạo 3 gian để mộc gặp mộc vượng khí. 
Ngoài ra, người mệnh tây tứ trạch nên ở phòng tây tứ trạch, mệnh đông tứ nên ở phòng đông tứ.
23. THÔI THIÊN QUAN HUYỆT PHÁP .
Đây là bảng thống kê các hướng cát nhất trong "Long nhập thủ" theo nguyên tắc: âm long âm hướng, dương long dương hướng, dùng để tùy nghi vận dụng:

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.