HUYỀN MÔN PHONG THỦY ÂM DƯƠNG TRẠCH (phần 8)
14. LẬP QUẺ KINH DỊCH THEO PHONG THỦY
KHÁI QUÁT VỀ KINH DỊCH .
Theo sử sách thì có 9 loại dịch nhưng theo năm tháng đã bị thất truyền, hiện nay chỉ còn lại 3 loại dịch là:
1. Liên hoa dịch
2. Quy tàng dịch
3. Chu dịch
có sách nói Liên hoa và Quy tàng chính là cuốn Thái ất thần kinh, do dòng họ Lương Nhữ Hốt người Hoa gốc Việt truyền lại cho Lương Đắc Bằng, ông này sau truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
CÁC QUY ĐỊNH .
từ vạch âm và vạch dương hình thành nên tứ tượng, rồi hình thành lên tám quẻ 3 vạch gọi là quẻ đơn, chồng quẻ đơn lên nhau thành 64 quẻ kép. Quẻ kép có sáu hào, hào 1, 2, 3 là nội quái, hào 4, 5, 6 là ngoại quái. Hào âm được gọi là hào lục, hào dương được gọi là hào cửu.
CÁCH DÙNG TRONG PHONG THỦY.
nói đến Dịch, ta nghĩ ngay tới việc dự đoán cát hung theo sự việc. Theo nguyên tắc chính, học thuật phong thủy chỉ lấy tính chất ngũ hành và âm dương để làm thước đo định cát hung. Còn việc dùng quẻ dịch, thày phong thủy lấy ý nghĩa của từng quái làm căn bản, xét khí của từng quái, ví dụ:
• Khí của quẻ Càn là thăng lên cao, gặp quẻ có Càn ở ngoại quái thì khí của nó không thông (vì không còn đường thăng lên) nên luận là không tốt.
• Khí của quẻ Khôn là giáng xuống thấp, gặp quẻ có Khôn ở nội quái thì khí của nó bị ứ đọng (vì hết chỗ giáng xuống) cũng luận là không tốt.
Đây là ý nghĩa cơ bản của mỗi quẻ dịch dùng trong phong thủy, tuy nhiên khi dùng quẻ dịch phải biết phép biến thông, ta sẽ xét ở phần tiếp theo:
14.2 CÁCH XỬ DỤNG DỊCH TRONG PHONG THỦY .
"Dịch" tức là biến đổi, biến đổi được mới hanh thông. Vì vậy việc dùng dịch đều có công thức biến, mỗi học thuật đều có cách biến quái của riêng từng môn, có thuật dụng biến từng hào một, có thuật dụng biến cả một quái, có thể biến nội quái hoặc biến nội quái. Nói chung khi dụng Dịch và xét Dịch đều dựa vào hai thành phần chính sau đây:
• Quái thể: là quái gốc trước khi biến, dụng làm cơ sở ban đầu để biết chiều hướng của sự việc là hung hay là cát.
• Biến quái: là quái mới biến từ quẻ gốc
Ví dụ: quái thể là Ký Tế biến thành quẻ Nhu, tức là từ quẻ thủy hỏa Ký Tế biến hào nhị biến thành quẻ thủy thiên Nhu. Quẻ Ký Tế hàm nghĩa hiện tại tốt, mọi việc đã thành tựu, đề phòng sau có việc xấu. Quẻ Dụng là quẻ Nhu có nghĩa là hiện tại không tốt, trắc trở, phải chờ đợi. Qua tiến triển từ quẻ tốt tới quẻ xấu, thày phong thủy có thể lý giải sự việc đi từ cát tới hung.
THỰC HÀNH 1:
Ngôi nhà tọa Tân hướng Ất (theo quẻ là tọa Đoài hướng Chấn), năm đó sao Thất xích nhập trung cung tức Cửu tử đáo cung Đoại (tọa), Ngũ hoàng đáo Chấn .
Chúng ta có những công thức xét như sau:
THỰC HÀNH 2:
Xét căn nhà tọa Khảm hướng Ly thuộc vận 8. Tháng này lấy sao Bát bạch nhập trung cung ta thấy sao Tam bích đáo hướng, Tứ lục đáo sơn.
14.3 CÔNG THỨC TÍNH SỐ MỆNH CỦA NGƯỜI & DƯƠNG TRẠCH .
Muốn tính được vận mệnh của nhà và người (dương trạch), chúng ta phải tính ba yếu tố: 1) sơn, 2) hướng, 3) nhân mệnh sống trong căn nhà đó. Việc tính toán theo trình tự như sau:
• bước 1: lập quẻ sơn hướng, dùng cửu tinh tử bạch nhập trung cung để lập quẻ sơn, hướng. Nên nhớ, sơn chủ quản về sức khỏe của nhân sự, thủy chủ quản về tài sản của nhân sự.
• bước 2: tính số quái biến, dùng bảng ngũ hành tra số ngũ hành của mạng người sống trong nhà, sau đó tổng cộng lại chia cho 8, số dư là bao nhiêu thì đó là số quái biến, lưu ý chỉ biến quái nội là quái của tọa/hướng chứ không biến quái của cửu tinh.
• bước 3: xét quẻ thể, quẻ biến để luận cát hung
BẢNG SỐ NẠP GIÁP, CAN, CHI HÀNH .
Bảng này lấy số của ngũ hành trong mệnh của người sống trong nhà gồm có Can, chi năm sinh, mệnh nạp âm.
BẢNG BIẾN QUÁI CỦA DƯƠNG TRẠCH .
Công thức của bảng biến quái này như sau:
• bước 1: biến hào dưới
• bước 2: biến hào giữa
• bước 3: biến hào trên
• bước 4: biến hào giữa
• bước 5: biến hào dưới
• bước 6: biến hào dữa
• bước 7: biến hào trên
THỰC HÀNH 1
Xét ngôi nhà tọa Tân hướng Ất, thuộc vận 8, lưu niên năm ấy có sao Thất xích nhập trung cung, vậy năm ấy Cửu tử đáo sơn, Ngũ hoàng đáo hướng. Trong nhà có năm người sinh sống: Ất Sửu, Đinh Mão, Giáp Thìn, Mậu Thân, Tân Hợi
Bước 1: lập quẻ của sơn, hướng
Cửu tử đáo cung Đoài thành quẻ gốc: hỏa trạch Khuê
Ngũ hoàng đáo cung Chấn: không lập quẻ
Bước 2: tính số biến quái
Tính số của can, chi, mệnh nạp âm của từng người trong nhà, sau đó tổng cộng lại rồi chia cho tám, ta còn dư 3 là số biến quái của quẻ Khuê.
Biến quái của sơn Đoài, bước 3, tra bảng ta thấy biến thành quái Cấn. Vậy ta được quẻ biến là hỏa sơn Lữ - tức là quẻ "dụng sự".
Bước 3: xét cát hung
Trước tiên ta xét quẻ gốc là quẻ "Khuê", quẻ này hơi xấu, chỉ làm được việc nhỏ chứ không làm được việc lớn. Sau đó ta xét tới quẻ biến là quẻ "Lữ":
xét công vị: Ly là trung nữ - khí hỏa bốc lên mà nằm trên nên không có lối, Cấn là thiếu nam - khí núi hạ xuống mà đậu dưới là không lối, vậy tượng xấu.
xét lời thoán của Chu công: ý nghĩa quẻ có nghĩa là mất gốc, xa nhà, nên tùy thời ứng biến. Vậy đoán trong năm nay có người nào đó lìa xa gia đình đi tới nơi nào đó vì lý do gì đó.
xét từng hào: quẻ có 6 hào thì mỗi hào là 2 tháng, dùng lời thoán từ mà đoán.
VÍ DỤ THỰC HÀNH 2
Ngôi nhà tọa Khảm hướng Ly, sao cửu tinh lưu niên là Bát bạch nhập trung cung - vậy Tam bích đáo hướng, Tứ lục đáo sơn. Trong nhà có bốn người sinh các năm: Bính Dần, Mậu Tuất, Nhâm Ngọ, Tân Tị.
Bước 1: lập quẻ sơn hướng
Sao Tứ lục đáo tọa Khảm, thành quẻ phong thủy Hoán
Sao Tam bích đáo hướng Ly, thành quẻ lôi hỏa Phong
Bước 2: tính số biến quái .
Ta biết số biến quái là 4, vậy:
quẻ gốc tọa của căn nhà là phong thủy Hoán, lấy Khảm biến 4 bước được quẻ Càn, quẻ biến là phong thiên Tiểu Súc.
quẻ gốc hướng của căn nhà là lôi hỏa Phong, lấy Ly biến bốn bước được quẻ Khôn, quẻ biến là lôi địa Dự.
Bước 3: xét cát hung
Quẻ tọa quản đinh, gốc quái là quẻ Hoán có nghĩa là chia lìa, chia ly, cố níu kéo chẳng được gì. Xét công vị thì Tốn là trưởng nữ, khí của gió bốc lên mà quẻ nằm trên thì bế tắc. Khảm là trưởng nam, khí của nước phù trầm nằm dưới thì không có lối thoát. Quẻ biến của tọa căn nhà là quẻ phong thiên tiểu súc, nghĩa là bị ngăn cản nhỏ, xét công vị thì tốn là trưởng nữ, càn là cha già, tuy vị thế không hợp nhưng trưởng nữ có thể thay trưởng nam làm việc. Tốn phong bốc lên mà nằm trên thì bế tắc, Càn dương nằm dưới khí bốc lên là hanh thông. Vậy xét tổng thể căn nhà năm nay đã có người chia ly, hiện vẫn đang gặp khó khăn nhưng bản thân gia đình vô sự.
Quẻ hướng quản tài, gốc quái là lôi hỏa Phong nghĩa là vận lớn đang tới. Quẻ dụng là lôi địa Dự nghĩa là nên khởi tiến, cát. Về công vị thì Chấn thuộc thuộc trưởng nam, Khôn là mẹ già, con trai trưởng thay mẹ là điều tất yếu, thuận cát.
Cả hai quẻ sơn hướng đều cát, tổng xét căn nhà này năm nay sẽ có người đi xa làm ăn, tương lai sẽ rất phát đạt.
15. PHIÊN QUÁI HAY BIẾN QUÁI .
Phiên quái hay Biến quái là một trong những pháp thức của "Dịch" trong phong thủy, pháp này biến từng hào một của mỗi quái để hình thành 7 quái khác. Học thuật phong thủy sử dụng pháp này để:
khai môn cho nhà cửa (Đại du niên)
nạp sa cho mộ huyệt (Tiểu du niên)
nam nữ hợp hôn
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN: 7 BƯỚC BIẾN HÓA .
Mỗi quái sẽ có bảy bước biến hóa, sau khi ta sắp đặt bốn quái dương sắp thành hàng ngang ở dưới, bốn quái âm sắp thành hàng ngang ở trên:
Theo thứ tự của quẻ tiên thiên thì: càn 1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8. Xem hình trên, ta thấy rằng mũi tên màu đen chỉ sự biến của hào trên cùng, mũi tên màu đỏ chỉ sự biến của hào hai/giữa. Từ cái gọi là "Phiên quái", chúng ta sẽ có hai pháp thức:
• Đại du niên (dương trạch)
• Tiểu du niên (âm trạch)
15.1 PHÁP THỨC TIỂU DU NIÊN .
Pháp thức Tiểu du niên lấy bản quái và các sao cát là Tham lang - Sinh khí; Cự môn - Thiên y; Vũ khúc - Diên niên để nạp sa gọi là "tam cát". Đồng thời kết hợp với bát quái tam hợp để hình thành nên "lục tú" (sáu cung thanh tú) và "bát quý" (tám sơn phú quý). Cuối cùng hình thành nên 12 cung cát dùng để tranh âm, tranh dương khi phối hướng.
CÔNG DỤNG .
Pháp thức "Tiểu du niên" có 2 công dụng sau:
• nạp sa cho mộ huyệt (âm trạch only)
• nam nữ hợp hôn, tính mệnh trạch sao cho nam nữ gặp sinh khí, diên niên, thiên y.
CÀN SƠN .
càn sơn có tam cát là: Đoài - sinh khí; Chấn - thiên y; Cấn - diên niên. Dựa vào bát quái nạp giáp, ta được:
• Đoài: nạp Đinh
• Chấn: nạp Canh
• Cấn: nạp Bính
ta được "lục tú" là: Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính. Tiếp theo nạp thêm quẻ Liêm trinh - Tốn và nạp giáp của nó là Tân trở thành "bát quý". Trong tám sơn nói trên, có sơn Đoài và Chấn thuộc tứ chính, sử dụng tam hợp của bát quái cho hai sơn này:
• Đoài: nạp Đinh - Tị - Sửu
• Chấn: nạp Canh - Hợi - Mùi
Như vậy ta đã có 12 cát sơn để sử dụng tranh âm/tranh dương bao gồm: Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính, Tốn, Tân, Tị, Sửu, Hợi, Mùi.
ĐOÀI SƠN .
Đoài sơn có tam cát là: Càn - sinh khí, Ly - thiên y; Khôn - diên niên. Nạp giáp cho các sơn này ta được lục cát:
• Càn nạp Giáp
• Ly nạp Nhâm
• Khôn nạp Ất
nạp thêm Liêm trinh - Khảm, mà Khảm nạp giáp Quý ta được bát quý là: Càn, Ly, Khôn, Khảm, Giáp, Nhâm, Ất, Quý. Trong đó có hai sơn tứ chính là Khảm và Ly nạp thêm bát quái tam hợp:
• Khảm: nạp Quý, Thân - Thìn đồng
• Ly: nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng
Tổng hợp thành 12 cát sơn là: Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn.
LY SƠN .
Ly sơn có tam cát là: Chấn - sinh khí, Đoài - thiên y, Tốn - diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta được lục cát:
• Chấn nạp Canh
• Đoài nạp Đinh
• Tốn nạp Tân
nạp thêm Liêm trinh - Cấn (Bính đồng) ta được bát quý. Trong tám sơn nói trên có Đoài Chấn thuộc tứ chính, ta nạp giáp tam hợp cho chúng sẽ được 12 cát sơn:
• Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
• Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng .
CHẤN SƠN .
Chấn sơn có 3 cát sơn là Ly - sinh khí, Càn thiên y, Khảm diên niên. Nạp giáp cho chúng ta sẽ được lục cát:
• Ly/Ngọ nạp Nhâm
• Càn nạp Giáp
• Khảm/Tý nạp Quý
nạp thêm Khôn - Liêm trinh, Ất đồng là Bát quý. Trong tám sơn trên có Ngọ và Tý là tứ chính, nạp giáp tam hợp cho hai sơn này ta có 12 cát sơn:
• Ly: nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng
• Khảm nạp Quý, Tý - Thân đồng .
TỐN SƠN .
Tốn sơn có 3 cát sơn: Khảm sinh khí, Khôn thiên y, Ly diên niên. Nạp giáp cho ba sơn này ta có lục cát:
• Khảm nạp Quý
• Khôn nạp Ất
• Ly nạp Nhâm
nạp thêm Liêm trinh Càn/Giáp đồng ta có bát quý. Trong tám sơn nói trên ta có Khảm/Tý và Ly/Ngọ là tứ chính. Nạp giáp tam hợp cho chúng ta có 12 cát sơn:
• Ngọ nạp Nhâm, Dần Tuất đồng
• Tý nạp Quý, Thân - Thìn đồng .
KHẢM SƠN .
Khảm sơn có ba cát sơn: Tốn sinh khí, Cấn thiên y, Chấn diên niên. Nạp giáp cho ba sơn này ta được lục tú:
• Tốn nạp Tân
• Cấn nạp Bính
• Chấn nạp Canh
nạp thêm Liêm trinh Đoài/Ất đồng, ta được bát quý. Trong tám sơn ta có Đoài và Chấn thuộc tứ chính, nạp giáp tam hợp cho hai sơn này ta được 12 cát sơn:
• Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
• Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng .
CẤN SƠN .
Cấn sơn có ba cát sơn là Khôn sinh khí, Khảm thiên y, Càn diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta được lục cát:
• Khôn nạp Ất
• Khảm/Tý nạp Quý
• Càn nạp Giáp
nạp Liêm trinh Ly/Nhâm đồng ta được bát quý. Trong tám sơn này có Khảm/tý và Ly/ngọ thuộc tứ chính, ta nạp giáp tam hợp cho chúng sẽ được 12 cát sơn:
• Tý nạp Quý, Thân - Thìn đồng
• Ngọ nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng .
KHÔN SƠN .
Khôn sơn có 3 cát sơn là Cấn sinh khí, Tốn thiên y, Đoài diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta có lục cát:
• Cấn nạp Bính
• Tốn nạp Tân
• Đoài nạp Đinh
nạp thêm Liêm chinh Chấn/Canh đồng, ta được bát quý. Trong tám sơn nói trên ta có Đoài và Chấn thuộc tứ chính, nạp giáp tam hợp cho chúng ta có 12 cát sơn:
• Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
• Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng .
15.2 PHÁP THỨC ĐẠI DU NIÊN .
Pháp thức này do Tăng Nhất Hành, người sống vào đời nhà Đường thiết lập ra dùng để khai môn trong phong thủy. Trong pháp thức này có ba cung cát nhất gọi là "Tam cát đại du niên":
• cung Sinh khí, sao Tham lang: là cung cát nhất trong tam cát, nó có ý nghĩa vượng tài, hành của cung sinh khí tỷ hòa với cung phục vị (tức bổn sơn). Cung này khai môn rất cát.
• Cung Diên niên, sao Vũ khúc: là cung cát thứ hai trong tam cát, hành của nó tương sinh với cung phục vị (bổn sơn), dùng để khai môn dương cơ.
• Cung Thiên y, sao Cự môn: là cung cát cuối cùng trong tam cát, nó có ý nghĩa có lợi cho sức khỏe và nhân sự. Cung này và cung phục vị (bổn sơn) đối nhau trong tiên thiên bát quái.
Nhắc lại, pháp thức Đại du niên chuyên dùng để khai môn cho dương trạch.
(Xin theo dõi tiếp phần 9).
Post a Comment