LÝ THUYẾT CƠ BẢN BÁT TRẠCH VÀ HUYỀN KHÔNG PHONG THỦY
Sau đây là các lý thuyết chính dùng để phỏng
đoán Phong-thủy trong Huyền-Không-học. Hiệu quả
của sự phỏng đoán, hóa giải các sao xấu và
chuyễn xấu thành tốt tùy thuộc vào hiểu biết, khả năng
ứng dụng và kinh nghiệm của mổi người.
Ðiều cần phải biết là sự sai lầm trong việc
phỏng đoán, hóa giải và chuyển xấu thành tốt... có thể
đưa đến hậu quả tai hại cho người trong
nhà, làm tiêu hao tài sãn, làm đường tiến thân trở nên khó
khăn trắc trở... thậm chí có thể làm chết
người nên cần phải thật thận trọng. Có nhiều khi vì muốn
làm tốt hay hóa giải một vấn đề thì lại vô
tình tạo ra một vấn đề khác tệ hơn trước. Vì đó mà sự thấu
đáo, nắm vửng các lý thuyết cộng với khả
năng làm việc kỹ lưỡng, chính xác và kinh nghiệm trở
nên rất quan trọng khi áp dụng các lý thuyết
Phong-thủy vào cuộc sống.
Kinh nghiệm cho thấy rằng khoa Huyền-Không-học
diễn tả được những vấn đề của từng căn nhà
ảnh hưỡng lên trên những người cư ngụ trong
đó một cách khá chính xác để từ đó có thể giúp cho
cách hóa giải được hiệu nghiệm.
Ðiều đáng tiếc là vì tài liệu về môn này được
viết một cách thiếu trật tự, mù mờ, không rỏ ràng với
quá nhiều danh từ Hán-Việt không có trong
các tự-điển... làm cho sự học hỏi trở nên quá khó khăn.
Ngoài ra, cách dùng chử cũng tạo ra nhiều lẫn
lộn, lầm lẫn như các danh từ hướng, sơn... làm cho
người học có nhiều khi hiểu lầm nên ứng dụng
sai. Ðó là những lý do chính khiến cho môn này khó
học. Nhiều sai lầm trong các sách khiến cho
sự học hỏi của người khác trở nên khó khăn hơn vì mổi
sách viết mổi khác nên không biết phải dựa
vào đâu nếu không hiểu chính xác và xâu sắc các lý
thuyết !
La kinh còn gọi là la bàn dùng để đo định
hướng nhà cửa, đất đai. La kinh có nhiều loại vì được
sáng chế ra trong nhiều thời điểm bởi các
phái khác nhau.
La kinh dùng để xác định hướng từ trường để
từ đó phõng đoán hên xui nhờ các phương pháp phong
thủy. Sau đây là hình của một loại la bàn:
Như chúng ta thấy thì la bàn như theo hình ở
đây có:
1. Bàn hình vuông đỏ có 2 mực nước màu xanh
lá cây để giúp đặt la bàn nằm ngang một cách
thăng bằng khiến cho kim chỉ nam ở giửa có
thể hoạt động một cách tự nhiên.
2. Dỉa bằng đồng có kim chỉ nam ở giửa. Dỉa
và kim chỉ nam dính liền nhau thành một. Dỉa
này có thể xoay trong bàn đỏ hình vuông.
Trên dỉa có vẽ nhiều vòng và nhiều chử Hoa. Mổi
vòng dùng cho một ý nghĩa khác nhau.
3. Hai sợi dây đỏ bắt tréo thẳng góc nhau
trên bàn vuông đỏ. Nơi 2 dây tréo nhau cũng là trung
tâm của dỉa đồng.
Cách dùng:
1. Ðể một cạnh của bàn này hướng về phía muốn
đo,
2. Ðiều chĩnh độ nghiêng của mặt bàn cho đến
khi các bọt nước trong các ống xanh lá cây nằm
giửa ống thì la bàn được nằm ngang một cách
thăng bằng,
3. Xoay dỉa đồng cho đến khi trục bắc nam của
kim chỉ nam trùng với trục bắc nam của dỉa.
5-38
4. Lằn chỉ đỏ chỉ về hướng muốn đo sẻ cắt
lên các chử trên dỉa. Những chử này là những chử
mà người đo cần biết.
Các la bàn này có nhiều cở lớn và có nhiều
loại. La bàn cở lớn nhất trên thị trường Internet có
đường kính khoảng 35.5 mm. Trên thị trường
la bàn làm sai cũng rất nhiều vì làm dối, không có
kiễm soát. Chúng ta không mất thì giờ đi
nghiên cứu các la bàn mà chĩ chú ý về phép phân kim của
phái Huyền-không. Hình sau đây là la bàn, sửa
lại theo ông Thẩm Trúc Nhưng, đơn giản hóa để
dùng cho việc phân kim của phái Huyền-không:
5-39
Ở đây, chúng ta vẫn theo quy ước màu sắc cũ
đó là:
1. Trong vòng tròn có 24 sơn, màu đỏ là
dương, màu đen là âm.
2. Trong vòng tròn chia ra thành 120 phân
kim và vòng tròn có 8 hướng, màu đỏ là Hỏa, vàng
là Thổ, đen (vì màu trắng không viết được)
là Kim, màu xanh dương là Thủy, màu xanh lá
cây là Mộc.
Trong thời đại mới, với máy điện tính,
chúng ta có thể in ra các đồ hình như trên đây rồi dùng chung
với một địa bàn thường. Với địa bàn thường,
chúng ta có thể đo góc độ hướng nhà rồi vẽ một đường
thẳng qua ngang tâm và góc được đo trên đồ
hình đã in ra giấy.
Mổi quẻ Hậu-thiên Bát-quái (như Chấn, Tốn,
Ly...) chia ra làm 3 sơn (như Mảo, Ất, Thìn, Tốn,
Tỵ...), tổng cộng là 8 quẻ gồm 24 sơn. Mà mổi
sơn lại chia ra làm 5 phân châm (như Giáp-Ngọ,
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-40
Bính-Ngọ, Mậu-Ngọ...), như vậy có tất cả là
120 phân châm. Mổi phân châm chiếm 3 độ, mổi sơn
chiếm 15 độ, mổi quẻ Bát-quái chiếm 45 độ.
Mổi phân châm lại có tính chất Ngũ-hành riêng.
Phâm châm là giới hạn từ trường để định cát
hung. Tức là định tuyến vị để lập trạch:
Có 2 loại tuyến vị:
1. Tuyến vị không thể lập trạch:
a. Phạm đại không vong là đại hung, có thể
hao người, tốn của rất nặng: Nếu tuyến vị
nằm đè lên đường biên giới giửa 2 quẻ Hậu-thiên
Bát-quái.
b. Phạm tiểu không vong dẫn đến hung sát,
có thể làm cho người trong nhà không yên,
gia vận bất ổn: Nếu tuyến vị nằm đè lên đường
biên giới giửa 2 sơn.
c. Phạm Ngũ-hành lẩn lộn dẫn đến khí sát có
thể hao tổn tiền tài, người nhà ốm đau tùy
theo ảnh hưỡng liên đới về Ngũ-hành: Nếu
tuyến vị nắm đè lên đường biên giới giửa
2 phân kim.
2. Tuyến vị có thể lập trạch cất nhà. Tuyến-vị
có thể lập trạch chia ra làm 2 loại đó là:
a. Chính hướng: chính hướng là hướng ngay
giửa một sơn nào đó.
b. Kiêm hướng: kiêm hướng là hướng lệch
sang phải hay trái so với chính hướng.. Nếu
lệch từ 3 độ trở lên thì không còn là quẻ
thuần nửa thì phải dùng Thế-quái để bổ cứu
khuyết điễm vì tạp khí khi lệch ra khỏi
chính hướng quá nhiều.
Phân kim theo Huyền-không học thì tùy theo
nguyên và vận, chỉ cốt được quẻ thuần túy. Nguyên tắc
xử dụng phân châm là điều chĩnh hướng nhà
khi cất để khi:
1. Vượng thì tiết giãm,
2. Suy thì bổ cứu,
3. Tránh xấu, theo tốt tức là tránh hung
theo cát.
Theo Trạch-vận Tân-Án thì muốn biết tuyến
có hợp hay không thì xem động khẩu (cửa động) của
ngôi nhà ở hướng nào, lấy phép lập
Tam-nguyên làm chuẫn như Nhân-nguyên thì lập hướng Nhân-
nguyên, Ðịa-nguyên thì lập hướng Ðịa-Nguyên,
Thiên-nguyên thì lập huớng Thiên-nguyên. Nhà cửa
thì lấy đường phố làm tiêu chuẩn. Thí dụ:
Như động khẩu phương Ất là cửa (khẩu) gần nhứt của căn
nhà. Ất là Âm-khẩu (cửa âm) thuộc
Nhân-nguyên nên lập Dương hướng của Dần tọa Thân vì Dần
và Thân đều thuộc Nhân-nguyên (xem lại tinh
bàn trong các thí dụ để kiễm chứng). Còn Âm-khẩu
gặp Dương-hướng là âm dương gặp nhau tạo
nên Phúc-Lộc Vĩnh-trinh. Như vậy phương pháp này
không chú trọng đến các hướng phân kim.
Theo Thẩm Thị Huyền-Không học thì Ngũ-hành
của phân châm và vận phải hợp nhau. Thí dụ: nhà
vận 4 tọa Càn hướng Tốn. Nhưng hướng Tốn và
Càn được phân châm thành 5 phần thuộc 5 hành
khác nhau nên căn nhà này có thể nằm trong
bất cứ phần phân châm nào tùy theo góc độ của hướng
nhà. Vận 4 nhập Trung-cung mà 4 là sao Tứ-lục
thuộc Mộc nên đem so hành Mộc của vận với phần
phân châm của hướng nhà. Như vậy có 5 trường
hợp hướng thuộc về phân châm sau đây:
1. Giáp-Thìn thuộc hành Hỏa: là hành con của
Mộc nên khí của nhà (còn gọi là thể) bị tiết ra
nhiều nên luận là không tốt.
2. Bính-Thìn thuộc hành Thổ: Thổ bị Mộc khắc
khiến cho năng lực của Mộc hao tổn.
3. Mậu-Thìn thuộc hành Mộc: Mộc hợp với Mộc
là tỵ hòa tức là năng lực bổ túc cho nhau nên
luận là tốt.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-41
4. Canh-Thìn thuộc hành Kim: Kim khắc Mộc,
khiến cho khí của Mộc bị khắc, sát khí quá
nặng nên luận hung.
5. Nhâm-Thìn thuộc hành Thủy: Thủy sinh Mộc
khiến cho khí của Mộc được vượng thêm nên
luân là tốt.
Sự Phân-châm này không phải lúc nào cũng có
thể làm theo cho tốt vì các phần phân châm có thể
dùng được là 3 phần giửa còn các phần 2 bên
thì không thể dùng vì quá sát với các lằn phân chia
giửa 2 sơn nên dể phạm tiểu hay đại không
vong. Hơn nửa khi kiêm (lệch) hơn 3 độ so với chính
hướng của một sơn nào đó thì phải dùng Thế-quái
để bày bố tinh-bàn, mà khi kiêm hơn 6 độ thì
Thế-quái cũng không dùng được vì quá kề cận
lằn phân chia giửa 2 sơn.
Lệnh tinh là chỉ sao đương vượng (còn gọi
là đương lệnh). Sao đương vượng phải tính dựa theo
đương vận của năm hơặc thời gian muốn tính
tốt xấu. Thí dụ nhà thuộc vận 5 mà muốn biết người
sống trong nhà đó ở vận 8 là tốt hay xấu
thì sao đương vượng phải dựa theo vận 8.
Nếu dùng số để thay tên cho các sao này
thì:
Nhất bạch là sao số 1 là sao đương vượng của
vận 1.
Nhị-hắc là sao số 2 là sao đương vượng của
vận 2.
Tam-bích là sao số 3 là sao đương vượng của
vận 3.
Tứ-lục là sao số 4 là sao đương vượng của vận
4.
Ngũ hoàng là sao số 5 là sao đương vượng của
vận 5.
Lục-bạch là sao số 6 là sao đương vượng của
vận 6.
Thất-xích là sao số 7 là sao đương vượng của
vận 7.
Bát-bạch là sao số 8 là sao đương vượng của
vận 8.
Cửu-tử là sao số 9 là sao đương vượng của vận
9.
5.4.3. Vượng, sinh, tiến, thoái, suy và tử
khí:
Lệnh tinh của tọa hay hướng trong cùng một
vận là chỉ sao đương vượng thuộc tọa hay hướng. Lệnh
tinh của hướng hay tọa ở cung nào thì vượng
khí về hướng hay tọa ở cung đó.
Nếu dùng số để thay tên cho các sao thì có ảnh
hưỡng như sau:
1. Vượng khí là sao đương vận. Vượng-tinh
(sao có vượng khí) của vận 7 là sao 7 là Thất-xích.
2. Sinh khí là đương vận + 1. Có năng lực
kém hơn vượng khí. Sinh-tinh
của vận 7 là sao 8 là
Bát-bạch.
3. Tiến khí là
đương vận + 2. Có năng lực kém hơn sinh khí. Tiến-tinh của vận 7 là sao 9 là
Cửu-tử.
4. Thoái khí là
đương vận – 1. Có năng lực suy giãm. Thoái-tinh của vận 7 là sao 6 là Lục-
bạch.
5. Suy khi là
đương vận – 2. Có năng suy giãm hơn thoái khí. Suy-tinh của vận 7 là sao 5 là
Ngũ-hoàng.
6. Tử khí là các
sao khác có năng lực suy giãm tệ nhất. Tử-tinh của vận 7 là các sao 1, 2, 3, 4.
Phong-thủy Bát-trạch
và Huyền-không-học
5-42
Như vậy, một căn
nhà đáo sơn đáo hướng (vượng sơn vượng hướng trong vận nhà được xây cất) sẻ
không còn tốt
trong các vận kế tiếp vì vượng-tinh lúc cất nhà sẻ trở thành Thoái-tinh,
Suy-tinh hoặc
Tử-tinh. Thí dụ:
nhà cất vào vận 7, vượng-tinh trong vận 7 là sao số 7 Thất-xích, mà đáo sơn đáo
hướng là vượng-tinh
của Tọa ở tại cung của tọa, vượng-tinh của Hướng ở tại cung Hướng. Ðến vận
8, sao số 7 trở
thành Thoái-tinh nên không vượng như trước nên bắt đầu xấu. Ðến vận 9 sao số 7
lại
trở thành
Suy-tinh nên xấu.
5.4.4. Ãnh hưởng
của động và tĩnh:
Ðộng và tĩnh là 2
trường hợp đối nghịch với nhau.
Nơi động là nơi
có nhiều sinh hoạt, máy móc hoạt động như TV, hòn non bộ có nước chảy... Ðộng
có nhiều cao độ
như phòng ngũ có người nằm ngũ mổi đêm còn nhà xe thì thỉnh thoãng mới có
người tới trong
khi nhà kho thì lại còn tĩnh hơn nửa.
Nơi cần động hay
tĩnh tùy thuộc theo ãnh hưởng của các sao trên mổi cung trong nhà. Nơi có ãnh
hưởng tốt thì nên
động để giúp tăng thêm năng lực cho hoạt động tốt, ngược lại nơi có ãnh hưởng
xấu thì nên tĩnh
để tránh giúp năng lực cho cái xấu hoành hành mạnh hơn. Các nơi xấu này ãnh
hưởng rất nhiều bởi
các khí Suy, Thoái và Tử và sự xung khắc giửa cung và sao dựa theo Ngũ-hành.
Cách hóa giải thường
dùng là ứng dụng Thủy-pháp và các phép Ngũ-hành.
Rất nhiều trường
hợp xấu có thể hóa giải được để biến thành tốt nên quyết định làm một nơi trong
nhà động hay tĩnh
là tùy thuộc vào kết quả tốt xấu sau khi đã dùng hết các phép hóa giải rồi.
5.4.5. Ảnh hưởng
của Tọa và Hướng trong Phong-thủy:
Theo Phong-thủy
phái Loan-đầu thì sau lưng nhà có núi thì tốt cho chuyện trong nhà, trước mặt
nhà
có nước (thủy)
thì tốt cho chuyện bên ngoài đưa tới. Nói cách khác thì tọa có sơn thì tốt cho
người
trong nhà mà hướng
có thủy thì tốt cho tiền tài vô nhà.
Phái Huyền-Không
cũng dùng 2 hình tượng này với ý nghĩa là sơn thần ở tọa, thủy thần ở hướng.
Tọa và hướng ở
đây có nghỉa là tọa và hướng của nhà hay mộ phần.
5.4.6. Ðáo sơn
đáo hướng (vượng sơn vượng hướng):
Ðáo sơn là vượng
tinh của tọa (sơn thần) ở tại cung của tọa. Thí dụ vận 7, nhà tọa Tân hướng Ất,
tính theo khoa
Huyền-Không-học, thì cung có sơn Tân là cung Tây (Ðoài) là cung của tọa nhà.
Cung
này có sao Thất-xích
bày bố ở Tọa. Vì sao Thất-xích là sao số 7 nên là vượng tinh (sao vượng) trong
vận nhà được cất.
Rất tốt cho người trong nhà trong vận 7.
Ðáo hướng là vượng
tinh của hướng ở tại cung của hướng nhà. Dùng thí dụ vừa rồi thì cung có sơn
Ất là cung Ðông
(Chấn) là cung của hướng nhà. Cung này có sao Thất-xích bày bố ở Hướng. Rất tốt
cho tiền tài vào
nhà.
Như vậy nhà có cả
2 điều trên gọi là nhà Ðáo sơn đáo hướng là nhà rất thịnh vượng vừa cho người
trong nhà vừa cho
tiền tài, sản nghiệp. Nhà loại này còn được gọi là nhà nằm trong Châu Bảo
Tuyến. Sau đây là
Châu Bảo tuyến trong các vận:
1. Vận 1: không
có châu bảo tuyến.
2. Vận 2: có 6
Châu bảo tuyến là:
o Tọa Tốn hướng
Càn. Hướng nhà ở 312 đến 318 độ.
o Tọa Càn hướng Tốn.
Hướng nhà ở 132 đến 138 độ.
Phong-thủy Bát-trạch
và Huyền-không-học
5-43
o Tọa Tỵ hướng Hợi.
Hướng nhà ở 327 đến 333 độ.
o Tọa Hợi hướng Tỵ.
Hướng nhà ở 147 đến 153 độ.
o Tọa Mùi hướng Sửu.
Hướng nhà ở 27 đến 33 độ.
o Tọa Sửu hướng
Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ.
3. Vận 3: có 6
Châu bảo tuyến là:
o Tọa Mảo hướng Dậu.
Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
o Tọa Dậu hướng Mảo.
Hướng nhà ở 87 đến 93 độ.
o Tọa Ất hướng
Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ.
o Tọa Tân hướng Ất.
Hướng nhà ở 102 đến 108 độ.
o Tọa Thìn hướng
Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ.
o Tọa Tuất hướng
Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ.
4. Vận 4: có 6
Châu bảo tuyến là:
o Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến
258 độ.
o Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến
78 độ.
o Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48
độ.
o Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến
228 độ.
o Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63
độ.
o Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
5. Vận 5: có 12 Châu bảo tuyến là:
o Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
o Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93
độ.
o Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288
độ.
o Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108
độ.
o Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến
303 độ.
o Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến
123 độ.
o Tọa Ngọ hướng Tý. Hướng nhà ở 357 đến 3 độ.
o Tọa Tý hướng Ngọ. Hướng nhà ở 177 đến 183
độ.
o Tọa Ðinh hướng Quý. Hướng nhà ở 12 đến 18
độ.
o Tọa Quý hướng Ðinh. Hướng nhà ở 192 đến
198 độ.
o Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33
độ.
o Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến
213 độ.
6. Vận 6: có 6 Châu bảo tuyến là:
o Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến
258 độ.
o Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến
78 độ.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-44
o Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48
độ.
o Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến
228 độ.
o Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63
độ.
o Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
7. Vận 7: có 6 Châu bảo tuyến là:
o Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
o Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93
độ.
o Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288
độ.
o Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108
độ.
o Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến
303 độ.
o Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến
123 độ.
8. Vận 8: có 6 Châu bảo tuyến là:
o Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến
318 độ.
o Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến
138 độ.
o Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333
độ.
o Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153
độ.
o Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33
độ.
o Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến
213 độ.
9. Vận 9: không có Châu bảo tuyến.
Ðiều cần chú ý là đáo sơn đáo hướng theo
Châu-bảo tuyến chỉ tốt trong thời gian sinh sống nằm
trong vận của nhà mà thôi vì khi đến vận kế
tiếp thì sao đương vận (vượng khí) của vận trước đã trở
thành sao thoái khí tức là xấu, năng lực
suy giãm nên các cung tọa và hướng của nhà trở thành xấu.
Ðến vận sau nửa thì các cung này lại còn xấu
hơn nửa... Do đó đáo sơn đáo hướng chỉ tốt trong vận
của nhà mà thôi tức là chỉ tốt nhiều nhứt
là 20 năm.
Vì sao ở cung Sinh khí là Sinh tinh là sao
vượng tinh +1 và sao ở cung là Tiến khí là tiến tinh là
vượng tinh +2 nên nếu các sao ở Tọa của
cung tọa và ở Hướng của cung Hướng là Sinh hay Tiến
tinh thì nhà này tuy sẻ không tốt bằng nằm
trong vận có được vương sơn vượng hướng nhưng sẻ tốt
liên tiếp trong 2 hay 3 vận. Thí dụ như nhà
ở vận 7 tọa Canh hướng Giáp kiêm Dậu Mảo 5 độ, có
Cửu tử ở Tọa của cung tọa và cũng có Bát-bạch
ở Hướng của cung hướng nhà. Cửu-tử là tiến tinh
trong vận 7, Sinh tinh trong vận 8 và sẻ là
vượng tinh trong vận 9. Bát-bạch là sinh tinh trong vận 7
và sẻ là vượng tinh trong vận 8.
5.4.7. Thướng sơn há thủy:
Thướng sơn há thủy là lên núi xuống nước. Ý
là thủy thần lên núi và sơn thần xuống nước tức là trái
ngược thiên nhiên là rất xấu. Thướng sơn là
vượng tinh của hướng ở tại Hướng của cung tọa nhà.
Thí dụ nhà thuộc vận 7 mà tại Hướng của
cung tọa của nhà lại có sao số 7 (Thất-xích). Là rất xấu
cho tiền tài danh vọng. Há thủy là vượng
tinh của tọa (sơn) ở tại Tọa của cung hướng nhà. Thí dụ
nhà thuộc vận 7 mà tại Tọa của cung hướng
nhà lại có sao số 7. Là rất xấu
cho người trong nhà
khiến cho hao người,
bệnh hoạn...
Phong-thủy Bát-trạch
và Huyền-không-học
5-45
Như vậy nhà có cả
Thướng sơn há thủy là nhà rất xấu khiến cho trong ngoài hao tán, chết chóc,
bệnh hoạn. Nhà loại
này gọi là nhà nằm trên Hỏa-Khanh tuyến. Cũng như Châu-bảo-tuyến, vận xấu
của các nhà này
cũng chĩ kéo dài trong thời gian sao đương vận của tọa nằm ở cung của hướng,
sao
đương vận của hướng
nắm ở cung của tọa. Tức là tới vận mới thì không còn bị thướng sơn há thủy
nửa. Sau đây là Hỏa-Khanh
tuyến trong các vận:
1. Vận 1: không
có Hỏa-khanh tuyến.
2. Vận 2: có 6 Hỏa-khanh
tuyến là:
o Tọa Thìn hướng
Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ.
o Tọa Tuất hướng
Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ.
o Tọa Khôn hướng
Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48 độ.
o Tọa Cấn hướng
Khôn. Hướng nhà ở 222 đến 228 độ.
o Tọa Thân hướng
Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63 độ.
o Tọa Dần hướng
Thân. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
3. Vận 3: có 6 Hỏa-khanh
tuyến là:
o Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến
258 độ.
o Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến
78 độ.
o Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến
318 độ.
o Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến
138 độ.
o Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333
độ.
o Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153
độ.
4. Vận 4: có 6 Hỏa-khanh tuyến là:
o Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
o Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93
độ.
o Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288
độ.
o Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108
độ.
o Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33
độ.
o Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến
213 độ.
5. Vận 5: có 12 Hỏa-khanh tuyến là:
o Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến
258 độ.
o Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến
78 độ.
o Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến
318 độ.
o Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến
138 độ.
o Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333
độ.
o Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153
độ.
o Tọa Bính hướng Nhâm. Hướng nhà ở 342 đến
348 độ.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-46
o Tọa Nhâm hướng Bính. Hướng nhà ở 162 đến
168 độ.
o Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48
độ.
o Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến
228 độ.
o Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63
độ.
o Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
6. Vận 6: có 6 Hỏa-khanh tuyến là:
o Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
o Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93
độ.
o Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288
độ.
o Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108
độ.
o Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33
độ.
o Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến
213 độ.
7. Vận 7: có 6 Hỏa-khanh tuyến là:
o Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến
258 độ.
o Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến
78 độ.
o Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến
318 độ.
o Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến
138 độ.
o Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333
độ.
o Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153
độ.
8. Vận 8: có 6 Hỏa-khanh tuyến là:
o Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến
303 độ.
o Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến
123 độ.
o Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48
độ.
o Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến
228 độ.
o Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63
độ.
o Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến
243 độ.
9. Vận 9: không có Hỏa-khanh tuyến.
Phương pháp giải Thướng Sơn Há Thủy là tạo
sơn nơi vượng của Tọa khiến cho sơn thần có nơi cư
trú hay tạo thủy nơi vượng của Hướng khiến
cho thủy thần có nước để cư trú cho hợp. Thí dụ ở vận
8 mà nhà này có sao vượng khí Bát-bạch (8)
nơi Tọa và Hướng của cung tọa khiến cho Hướng ở
cung tọa này trở nên rất xấu nếu cung này
không có thủy làm cho thủy thần phải sống ở núi. Như
vậy, nơi cung tọa này cần phải có nước và đất
cao để giải trừ hoàn cảnh khó khăn của thủy thần và
sơn thần. Vì sao vượng của Tọa cũng ở tại
cung tọa này nên cung này cũng cần có sơn (núi) để giúp
cho vượng khí của Tọa ở nơi này được vượng
thêm.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-47
Nói chung thì khi có được các khí tốt như
sinh khí, vượng khí hay tiến khí ở Tọa của một cung thì
cần núi ở cung này để thúc đẩy cho khí tốt
hơn. Khi các khí tốt này ở Hướng của một cung thì cần
nước ở cung này để thúc đẩy cho khí tốt
hơn. Nguyên tắc này là nguyên tắc chính của Thủy pháp.
5.4.8. Thu sơn xuất sát:
Thu sơn xuất phát là cách dùng thủy để làm
tan đi sự xấu của sơn nơi các cung không cần sơn.
Phương cần thủy mà không cần sơn nên có thủy
là tốt (cát), có núi là xấu (hung). Nếu phương này
có thủy (sông, nước, hòn non bộ, hồ tắm...)
thì có thể thu sơn để làm mất đi cái xấu có thể tạo bởi
sơn (núi). Phương này nếu không có thủy
cũng phải là vùng đất bằng phẳng, không có chướng ngại.
Phương cần sơn (núi) mà không cần thủy nếu
có sơn thì có thể thoát thủy.
5.4.9. Tam cát, ngũ cát:
Tam cát ngũ cát là các cung có các sao tốt
dựa theo hướng để bày bố nước trong nhà như bồn tắm,
bồn rửa tay, vòi nước, chậu cá...
Tam cát là các cung có sao về Hướng là Nhất-bạch,
Lục-bạch và Bát-bạch.
Ngũ cát là các cung Vượng, Sinh và Tiến khí
của hướng cộng với các cung Tam-cát. Thí dụ như vận
7, vượng-tinh là sao Thất-xích, sinh-tinh
là sao Bát-bạch, tiến-tinh là sao Cửu-tử lại thêm vào các
sao Nhất-bạch và Lục-bạch là 5 sao thuộc
Ngũ-cát. Như vậy 5 cung Ngũ-cát là 5 cung có Hướng là
mấy sao này.
5.4.10. Chính thần vượng khí, Linh thần suy
khí và Chiếu-thần:
Phương vị đương vận (đúng vận) gọi là Chính
thần. Cung đối xứng với Chính thần là Linh thần.
Chính thần là cung vượng khí mà Linh thần
là cung suy khí. Vượng thì có ảnh hưỡng tốt, suy thì có
ảnh hưỡng xấu.
Vận 5 là một trường hợp đặt biệt có
Chính-thần ở tại Trung-cung còn Linh-thần thì như sau:
Mười năm đầu của vận 5 thì Linh-thần ở tại
cung Tây-bắc.
Mười năm sau của vận 5 thì Linh thần ở tại
cung Ðông-nam.
Như vậy, ngoài vận 5 ra, cung Chính thần vượng
khí là cung có số tên trùng với vận đương thời. Thí
dụ vận 7 có cung Chính-thần vượng khí là
cung Ðoài 7 và cung đối chiếu dựa theo Huyền-không
học là cung Chấn 3 là cung Linh-thần suy
khí, vận 8 có cung Chính-thần vượng khí là cung Cấn 8
và cung Linh-thần suy khí dựa theo Huyền-không
học là cung Khôn 2. Riêng vận 5 thì 10 năm đầu
của vận này thì Linh-thần suy khi là cung
Tây-bắc, còn 10 năm còn lại là cung Ðông-nam. Ðiều này
có nghĩa là ãnh-hưỡng của các phương-vị
Chính-thần hay Linh-thần thuộc về vận nào thì chỉ đúng
cho vận đó mà thôi vì khi đổi vận thì các
phương vị này cũng thay đổi theo đó.
Phương vị Chính-thần nếu có thủy thì không
hợp mà biến thành Linh-thần suy khí. Trong khi
phương vị Linh-thần nếu có thủy thì rất hợp
và trở thành phương vị vượng khí. Nếu mở cửa ở
phương vị Chính thần mà thấy sông hồ, ao, bồn
nước thì không tốt. Ngược lại phương vị Linh-thần
và Chiếu-thần mà mở cửa có thủy thì trở nên
phương vị vượng khí.
Từ đó, phương vị Linh-thần trong nội thất
cũng có thể bày thủy để cung này trở thành vượng khí.
Thủy càng động thì càng vượng. Ðiều nên chú
ý là phải suy xét kỹ lưỡng để tránh việc để thủy nơi
cung của tọa để tránh trường hợp há thủy trừ
khi nhà này thuộc loại Tam-ban xảo quái.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-48
Cần nhắc lại sự khác biệt giửa cung và hướng:
Các cung (phương vị) Chính-thần và Linh-thần
không thể lẫn lộn với hướng. Thí dụ phương
vị Chính-thần của vận 8 là cung Ðông-bắc, tại cung
này có thể mở cửa để hấp thụ vượng khí và cửa
có thể hướng về hướng tốt của chủ nhà chứ không
nhứt thiết là phải hướng về hướng Ðông-bắc.
Chẳn hạn như trong hình dưới đây, có thể có
cửa “a” quay về hướng Bắc hay cửa “b” quay về
hướng Ðông... trong khi 2 cửa này cùng nằm
trong cung Ðông-bắc là cung Chính-thần vượng khì
của vận 8.
Cung có số cùng với số của đương vận thành
hợp số sinh thành là cung Chiếu-thần cần có thủy để
thúc đẩy điều tốt (cát) ở các cung tương ứng.
Hợp số sinh thành là các cặp số sao của Hà-đồ: Nhất
Lục, Nhị Thất, Tam Bát và Tứ Cửu. Thí dụ vận
8 hợp số sinh thành với số 3 là Tam Bát nên cung số
3 (Ðông-Chấn) là cung Chiếu-thần.
Riêng về cung Chiếu-thần thì:
1. Vận 1, cung Chiếu-thần là cung Tây-bắc 6
(Càn) vì là Nhất Lục, cần có thủy để thúc đẩy
đìều tốt ở 2 cung Ðông-bắc (Cấn) và Tây
(Ðoài).
2. Vận 2, cung Chiếu-thần là cung Tây (Ðoài)
7 vì là Nhị Thất, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt
ở 2 cung Nam (Ly) và Tây-bắc (Càn).
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-49
3. Vận 3, cung Chiếu-thần là cung Ðông-bắc
8 (Cấn) vì là Tam Bát, cần có thủy để thúc đẩy
đìều tốt ở 2 cung Nam (Ly) và Tây-bắc
(Càn).
4. Vận 4, cung Chiếu-thần là cung Nam 9
(Ly) vì là Tứ Cửu, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở
2 cung Ðông-bắc (Cấn) và Tây (Ðoài).
5. Vận 5 vượng ở 4 hướng phụ nên khó phán
đoán vận. Vận này chia làm 2 phần:
o 10 năm đầu: Chiếu-thần ở các sơn Ngọ Ðinh
ở cung Nam (Ly).
o 10 năm sau: Chiếu-thần ở các sơn Tý Quý ở
cung Bắc (Khảm).
6. Vận 6, cung Chiếu-thần là cung Bắc 1 (Khảm)
vì là là Tứ Cửu, cần có thủy để thúc đẩy đìều
tốt ở 2 cung Tây-nam (Khôn) và Ðông (Chấn).
7. Vận 7, cung Chiếu-thần là cung Tây-nam 2
(Khôn) vì là Nhị Thất, cần có thủy để thúc đẩy
đìều tốt ở 2 cung Bắc (Khảm) và Ðông-nam (Tốn).
8. Vận 8, cung Chiếu-thần là cung Ðông 3
(Chấn) vì là Tam Bát, cần có thủy để thúc đẩy đìều
tốt ở 2 cung Bắc (Khảm) và Ðông-nam (Tốn).
9. Vận 9, cung Chiếu-thần là cung Ðông-nam
4 (Tốn) vì là Tứ Cửu, cần có thủy để thúc đẩy
đìều tốt ở 2 cung Tây-nam (Khôn) và Ðông
(Chấn).
Theo ông Bạch Hạc Minh thì: trong lý luận
Huyền-không Ðại-quái, Chính-thần dùng để thu nhận
khí, còn Linh-thần và Chiếu-thần thì được
dùng để thu nhận thủy.
5.4.11. Ý nghĩa của sự mượn/cướp khí của
tương lai và sự thông nhau
giửa các cung
Khí là danh từ chung dùng diển tả năng lực
làm chuyển động vạn vật trong vũ trụ. Người ta tin rằng
khí trong mổi cung giống nhau nên có thể
chuyển cho nhau bằng ảnh hưởng Ngủ-hành. Nhưng khí
giửa các cung không hẳn là cùng một loại
nên đó là lý do mà các khí này không phải lúc nào cũng
thông với nhau được.
Thí dụ sau đây có thể làm sáng tỏ vấn đề
này:
Giả sử chúng ta công nhận là lò dùng trong
mổi nhà là dụng cụ biến chuyển khí và chất để đốt là
khí. Và vùng này là vùng sống chung của 9
gia đình của 9 anh em rất thân. Tuy vậy, mổi gia đình
cũng có khác biệt nhau tùy hoàn cảnh nên sự
chọn lựa lò cũng có khi khác nhau. Các lò mà các gia
đình này có thể chọn là lò điện, lò gas, lò
dầu hôi, lò dầu diesel, lò than, lò chụm cây khô, lò trấu...
Các chất dùng để đốt trong các lò kể trên
khiến cho mổi loại lò mổi khác. Sự khác biệt này to tác
đến độ như là lò điện không thể cho than
vào là có thể dùng được ngay. Nhưng cũng có lúc có thể
dùng nhiên liệu khác như lò chụm cây khô có
thể dùng than được.
Vậy thì vấn đề là ở nơi nhiêu liệu có giống
nhau không và giống nhau đến cở nào. Nếu không giống
nhau thì không thể dùng chung cùng lò được
nhưng nếu giống nhau thì giống cở chừng nào vì đây
ảnh hưởng đến năng xuất của lò.
Mổi gia đình kể trên đều có số năng lượng
gia nhập nhất định nào đó của nhiêu liệu mà họ dùng và
một sức chứa đựng của nhiên liệu này. Điều
này có nghĩa là khi gia đình này cần phải dùng nhiều thì
họ chỉ dùng đến một giới hạn nào đó mà
thôi, nếu họ không thể vay mượn được của gia đình các anh
em khác. Đây chỉ vì lò của họ không giống
nhau nên không dùng một nhiên liệu.
Như vậy nếu các lò của các gia đình này giống
nhau thì số lượng nhiên liệu có thể dùng được cho tất
cả 9 gia đình này là tổng số gia nhập và sức
chứa chung nhiên liệu này của họ. Khi có một gia đình
cần dùng nhiều nhiên liệu hơn trong một khoảng
thời gian nào đó thì gia đình này có thể mượn phần
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-50
thặng dư của các gia đình khác để dùng. Nói
cách khác là tổng số nhiên liệu này lúc này cũng sẵn
sàng để giúp cho hoạt động đốt lò của bất cứ
gia đình nào trong nhóm này được tăng cao rất nhiều
khi cần. Sự cần thiết này có thể tốt hay xấu
tùy gia đình, tùy trường hợp. Đây chính là nguyên lý của
sự thông nhau giửa các cung trong nhà hay
là sự cướp khí của tương lai...
Trường hợp các số sinh thành là (1, 6) là
cùng họ, (2, 7) là đồng đạo, (3, 8) là bạn bè và (4, 9) là
bằng hửu diển tả được khác biệt sâu cạn của
sự thông nhau giửa các cặp số này. Như vậy (1, 6) là tốt
nhất, kế đến là (2, 7), sau đó là (3, 8) rồi
đến cặp (4, 9). Sức mạnh của Qi tổng hợp giửa các cung
này cũng theo đó mà gia giãm.
Thật ra khí có âm khí và dương khí. Âm khí
tương đương với bóng tối, giúp cho sự xấu xa như ma
quỷ và các điều xấu của các sao hoành hành.
Trong khi đó dương khí được coi như là ngọn đèn làm
tan âm khí như đèn làm tan bóng tối. Dương khí
mạnh làm tan đi âm khí nhưng nếu dương khí quá
mạnh ở một nơi lại tạo ra sự mất thăng bằng
về khí trong nhà. Ảnh hưởng tốt hay xấu của các sao
đối với cung cũng tăng hay giãm tùy theo cường
độ của dương khí. Danh từ khí thường dùng trong
Phong-thủy là dương khí.
Sự mượn và cướp khí không chỉ đơn thuần là
sự mượn hay cướp dương khí mà là sự mượn hay
cướp dương và âm khí. Nếu các nơi được mượn
khí chỉ thuần là Tử khí thì khí tổng hợp chỉ toàn là
âm khí. Nếu có thể tổng hợp được một vài
Thoái khí và Suy khí thì dương khí tổng hợp cũng có
cường độ khả dĩ để làm tan đi âm khí. Đây
là luận về các ảnh hưỡng xấu của âm khí của các sao mà
thôi.
Trường hợp các điều xấu được tạo ra bởi sự
khắc nhau giửa sao và cung thì dương khí càng mạnh lại
càng khắc hơn nên trở thành xấu hơn tuy rằng
âm khí không còn. Vì vậy mà sự khắc chế nhau trong
các cung phải được giải tỏa cho thật tốt để
tránh tăng thêm năng lực tác hại khi có sự mượn khí.
Nói rằng khí trong cùng một cung là cùng một
loại nên có thể dùng Ngũ-hành để đưa khí đến vị trí
thích ứng. Khi tất cả 5 hành đều có mặt thì
khí trong cung xoay vần không ngừng giửa các hành tạo
nên một khí tổng hợp mạnh mẻ như là 5 hành
này đều có năng lực tác hại hay tác phúc tùy trường
hợp khắc chế hay không. Như vậy phải thật cẩn
thận khi dùng nhứt là các sao về Niên, Nguyệt, Nhật
cũng có ảnh hưởng Ngũ-hành riêng khiến cho
có khi vì đã bày bố Ngũ-hành trong nhà dùng các sao
Vận, Tọa và Hướng nhưng vẫn gặp tai ương
trong các năm tháng đem lại hành không nên có.
5.4.12. Thiên-tâm thập đạo:
Thiên-tâm là Trung-cung của cửu cung, là
nơi giao hội, xuất nhập của Nhật Nguyệt.
Người ta tin rằng Thiên tâm thập đạo có thể
thông khí 8 cung để giúp hưng thịnh nên gọi là Thông
quái. Vì vậy mà tinh bàn của nhà có được
Thiên-tâm thập đạo thì rất tốt. Thập đạo là tổng số là 10
nên còn gọi là Hợp thập. Có nhiều loại Hợp
thập:
• Tổng số là 10 của Tọa của các cung tọa và
hướng.
• Tổng số là 10 của Hướng của các cung tọa
và hướng.
• Tổng số là 10 của Hướng hay Tọa của các cặp
cung (1, 6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9).
• Tổng số là 10 của Hướng hay Tọa của các cặp
cung đối xứng qua Trung-cung.
• Hợp thập quái: là tổng số của Tọa và Hướng
ở Trung-cung là 10, chủ phát vượng nhanh
chóng.
• Hợp thập số là tổng số là 10 của một cặp
Tọa, Hướng hay Vận trong mổi cung xung quanh
Trung cung, chủ hương vượng. Đây là toàn cuộc
Hợp-thập
Thiên-Tâm Thập-đạo chĩ áp dụng cho các sao
về Vận, Tạo và Hướng mà thôi.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-51
5.4.13. Tam Ban Quái và Thất Tinh Đã Kiếp:
Phép Tam Ban Quái và Thất-tinh Ðả-kiếp là
phép dùng để cướp đoạt khí của tương lai như Thượng
nguyên thì cướp đoạt khí của Trung nguyên,
Trung nguyên thì cướp đoạt khí của Hạ nguyên...
Căn bãn đầu tiên của phép Tam Ban là các lệnh
tinh phải ở đầu hướng hay nói cách khác là lệnh tinh
của Tọa và Hướng đều ở cung hướng hay còn gọi
là song tinh đáo hướng. Nếu lệnh tinh không ở
đầu hướng thì không thể tính đến chuyện cướp
khí của tương lai được. Trừ trường hợp Phụ Mẫu
Tam ban quái toàn cuộc (Tam ban xảo quái)
như sẻ trình bày về sau.
Có 2 loại Tam ban quái:
1. Tam ban quái
2. Phụ mẩu Tam ban quái, còn gọi là Thất
Tinh Đã Kiếp
5.4.13.1. Tam ban quái
Tam ban quái là các bộ 3 số liên tiếp: Nhất
Nhị Tam, Nhị Tam Tứ, Tam Tứ Ngũ, Tứ Ngũ Lục, Ngũ
Lục Thất, Lục Thất Bát, Thất Bát Cửu, Bát Cửu
Nhất.
Sau đây là vài loại Tam Ban Quái:
1. Các sao Tọa và Hướng của các cung tọa và
hướng hợp thành 2 cặp số của Tam Ban Quái.
Thí dụ: Vận 1, nhà tọa Tý, hướng Sửu có Tọa
là Nhị-hắc và Hướng là Cửu-tử nơi cung tọa là
Khảm; và Tọa và Hướng cùng là Nhất-bạch nơi
cung hướng là Ly. Cả 4 số này hợp lại với
nhau thành 2 cặp số (9, 1, 2).
2. Các sao Tọa và Hướng của mổi cặp cung tọa
và hướng có các số cung hợp với nhau thành
một cặp số sinh thành của Hà đồ như là (1,
6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9). Cả 4 sao của các cặp
cung này hợp lại thành 2 cặp số Tam Bam
Quái như thí dụ trên.
3. Cả 4 sao Tọa và hướng của mổi cặp cung đối
xứng nhau qua Trung-cung hợp nhau thành 2
cặp số Tam Ban Quái.
Các Tam ban quái này thích hợp vận dụng cho
2 thần Linh và Chính. Thí dụ: Vận 1, sơn Tý hướng
Ngọ. Vì là vận 1 nên Chính thần ở tại cung
Khảm 1 còn Linh thần ở tại cung đối chiếu qua Trung-
cung là cung Ly 9. Nơi cung tọa là cung Khảm
(Tý nằm trong cung Khảm) có phi tinh của Tọa và
Hướng là 2 (Nhị-hắc) và 9 (Cửu-tử) trong
khi ở cung hướng là cung Ly (Ngọ nằm trong cung Ly) có
phi tinh là 1 (Nhất-bạch) và 1 (Nhất-bạch).
Bốn phi tinh ở 2 cung tọa và hướng hợp thành quẻ Tam
ban quái là Cửu
Nhất Nhị (9, 1, 2). Quẻ Tam ban này có thể thông khí 3 vận Cửu, Nhất và Nhị. Một
vận vượng thì 2 vận
kia đều vượng.
5.4.13.2. Thất
Tinh Đã Kiếp
Phụ mẩu Tam ban
quái, còn gọi là Thất Tinh Đã Kiếp. Thất tinh là mổi bộ quẻ 3 số (dựa theo
Hướng hay Tọa) đều
nằm ở 2 đầu và giửa của 7 sao liên tục như quẻ Tam-ban 2, 5, 8 nằm trong
chuổi sao từ 2 đến
8 với sao số 5 nằm ở giửa chuổi số này. Ðả kiếp là cướp đoạt khí của tương lai.
Nói cách khác thì
đây là các bộ 3 số cách khoảng nhau là 3: Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát hay Tam
Lục Cửu.
Có 2 nhóm cung
chính hợp thành Thất Tinh Đả Kiếp:
1. Càn, Ly và Chấn.
Nhóm này thường được gọi là nhóm cung Ly. Thất Tinh Đã Kiếp hợp
thành ở nhóm này
được gọi là Chân Đả Kiếp tức là Đả kiếp thật.
Phong-thủy Bát-trạch
và Huyền-không-học
5-52
2. Đoài, Khảm và
Tốn. nhóm này thường được gọi là nhóm cung Khảm. Thất Tinh Đả Kiếp
hợp thành bởi
nhóm này gọi là Giả Đả Kiếp tức là Đả Kiếp giả.
Chân Đả Kiếp là
nhóm lúc nào cũng có hiệu quả thực sự trong khi Giả Đả Kiếp chỉ có thể có hiệu
quả khi có ít nhứt
là một nhóm sao khác nhau của các cung Tốn, Càn và Trung-cung hợp thành một
bộ số Thất Tinh Đả
Kiếp. Như vận 5, tọa Mảo, hướng Dậu, bộ số (2, 5, 8) được tạo thành bởi các
cung này.
Tây-Bắc (Càn)
Vận: Lục-bạch
Tọa: Nhị-hắc
Hướng: Lục-bạch
Bắc (Khảm)
Vận: Nhất-Bạch
Tọa: Thất-xích
Hướng: Nhị-hắc
Đông-Bắc (Cấn)
Vận: Bát-bạch
Tọa: Cửu-tử
Hướng: Tứ-lục
Tây (Đoài) (hướng)
Vận: Thất-xích
Tọa: Nhất-Bạch
Hướng: Ngũ-hoàng
Center-Sector
Vận: Ngũ-hoàng
Tọa: Tam-bích
Hướng: Thất-xích
Đông (Chấn) (tọa)
Vận: Tam-bích
Tọa: Ngũ-hoàng
Hướng: Cửu-tử
Tây-Nam (Khôn)
Vận: Nhị-hắc
Tọa: Lục-bạch
Hướng: Nhất-Bạch
Nam (Ly)
Vận: Cửu-tử
Tọa: Bát-bạch
Hướng: Tam-bích
Đông-Nam (Tốn)
Vận: Tứ-lục
Tọa: Tứ-lục
Hướng: Bát-bạch
Khi các cung Ly với Càn Chấn, Khảm với Tốn
Ðoài đều có Phụ mẫu Tam ban quái tới thì gọi là
đồng liệt. Như Hướng ở cung Ly có Nhất-bạch,
ở cung Càn có Tứ-lục và ở cung Chấn có Thất-xích
chứ không phải ở mổi cung Ly, Càn, Chấn đều
phải có Vận, Tọa và Hướng tạo thành Phụ mẫu Tam
ban quái. Loại quẻ này lấy hợp số sinh
thành của tọa và hướng của các cung Ly và Khảm làm cơ sở.
Như Nhất Tứ Thất là khí của vận 1, 4 và 7
thông nhau nên đương vận có thể rút mượn khí của 2 vận
kia để dùng trước...
Điều cần biết là vị trí của các số trong mổi
nhóm cung định chiều quay của khí trong nhóm này chẳn
hạn như các sao Tọa của nhóm Khảm là Đoài,
Khảm và Tốn có các của Tọa số sấp theo thứ tự là (1,
4, 7) cho biết chiều quay của khí trong
nhóm này là ngược chiều kim đồng hồ. Chiều quay của khí
trong nhóm Ly dựa theo Hướng cũng là ngược
chiều kim đồng hồ. Hai chiều khí này phải ngược với
nhau để có thể được coi là đồng liệt. Như vậy
trường hợp trên đây không được coi như có được 2 bộ
số Thất Tinh Đả Kiếp.
Ngoài ra, trừ trường hợp Tam Ban Xảo Quái,
những điều kiện sau đây cũng cần có:
1. Vượng khí của Tọa phải ở cung tọa hay vượng
khí của Hướng phải ở cung
hướng.
2. Ngũ-hành trong các cung đều phải sửa đổi
cho tốt.
3. Kỵ Sơn và thủy cũng cần phải giải quyết
cho thỏa đáng ở các nơi cần thiết.
4. Vị thế Loan-đầu phải không kỵ hay được
an bày để không kỵ.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-53
5. Và không bị Tù tức là vượng tinh của hướng
không được nằm trong Trung-cung.
Hậu quả có thể vô cùng xấu nếu các điều kiện
trên không đuợc toàn chỉnh.
Sau đây là một vài loại Thất Tinh Đả Kiếp
khác:
• Các sao Tọa và Hướng của các cung tọa và
hướng hợp thành 2 cặp số của Thất Tinh Đả
Kiếp.
• Các sao Tọa và Hướng của mổi cặp cung tọa
và hướng có các số cung hợp với nhau thành
một cặp số sinh thành của Hà đồ như là (1,
6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9). Cả 4 sao của các cặp
cung này hợp lại thành 2 cặp số Thất Tinh Đả
Kiếp như thí dụ trên.
• Cả 4 sao Tọa và hướng của mổi cặp cung đối
xứng nhau qua Trung-cung hợp nhau thành 2
cặp số Thất Tinh Đả Kiếp.
Ngoài ra còn có trường hợp Toàn bàn Thất
Tinh Đả Kiếp mà người ta còn gọi là Tam-Ban Xảo-
quái. Đó là các sao Vận, Tọa và Hướng trong
mổi cung hợp thành các bộ số Thất-Tinh Đả-kiếp.
Trường hợp này chỉ cần có thêm các điều kiện:
1. Ngũ-hành trong các cung đều phải sửa đổi
cho tốt.
2. Kỵ Sơn và thủy cũng cần phải giải quyết
cho thỏa đáng ở các nơi cần thiết.
3. Vị thế Loan-đầu phải không kỵ hay được
an bày để không kỵ.
4. Và không bị Tù tức là vượng tinh của hướng
không được nằm trong Trung-cung.
Điều quan trọng cần chú ý là các phép mượn
khí làm khí trong nhà được đưa lên rất cao nên có thể
đưa tất cả các điều tốt xấu lên cao độ khiến
cho rất thịnh vượng hoặc rất suy bại tùy theo tình trạng
phong-thủy tốt xấu. Như vậy, khi Ngũ-hành của
sao và cung kỵ nhau, kỵ thủy và kỵ sơn, ta vẫn phải
tìm cách giải cho thỏa đáng để triệt tiêu
cho bằng hết tất cả chuyện xấu.
Sau đây là giảng giải rỏ hơn về Phụ mẫu Tam
ban quái:
Cung Càn là Thiên-môn, cung Tốn là Ðịa-hộ
là 2 cung quan trọng trong phép đả kiếp. Trong trường
hợp vượng tinh đáo hướng:
• Phi tinh ở cung Càn và cung Ly tương hợp
với cung Chấn thành Phụ mẫu Tam ban quái
gọi là chân đả kiếp.
Tức là chân hợp thì tự phát vì lệnh tinh ở đầu hướng.
• Phi tinh ở cung
Tốn và cung Khảm tương hợp với cung Ðoài thành Phụ mẫu Tam ban
quái gọi là giả đả
kiếp. Tức là giả hợp.
Số ở Trung-cung
là số sinh (còn gọi là số lập cực), trong khi số thành là:
• số ở cung Khảm
trong các vận 1, 2, 3, 4 và
• số ở cung Ly trong các vận 6, 7, 8, 9.
Hợp số sinh thành là số sinh hợp với số
thành tạo thành một trong các cặp sau đây:
• Nhất Lục (cùng họ),
• Nhị Thất (đồng đạo),
• Tam Bát (bạn bè),
• Tứ Cửu (bằng hửu),
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-54
Ðây còn gọi là các cặp số đồng một khí vì
là “cùng họ” hoặc “đồng đạo” hoặc “bạn bè” hoặc “bằng
hửu” nên hợp nhau. Các cặp số này là các cặp
số sao của các chòm sao của 4 hướng của Hà-đồ.
Sau đây là những phân tích từ thấp đến cao
về phép này:
1. Bất cứ ở vận nào, số của Vận ở
Trung-cung đều hợp với cung Ly hay cung Khảm
thành cặp số có cùng một khí vì Vận-bàn được
bày bố theo chiều thuận của
Lường-Thiên-Xích. Cho nên số sinh thành của
tiên thiên bát quái là số của Trung
cung hợp với cung Khảm hoặc với cung Ly.
2. Nếu số ở Hướng (hay Tọa) của Trung-cung
có thể hợp với số ở Hướng (hay Tọa)
của cung Ly và Tọa (hay Hướng) ở Trung-cung
có thể hợp với Tọa (hay Hướng)
của cung Khảm cùng một lúc thì 3 cung hợp
thành số của Tiên-thiên Bát-quái.
Như vậy tọa và hướng cùng thông khí với
Trung-cung. Trường hợp tổng số của
Hướng (hay Tọa) ở cung hướng, cung tọa hay
Trung-cung là 10 (hợp thập) cũng
được coi là thông khí giửa các cung này.
3. Khí của quẻ trước, giửa và sau liên
thông nhau sẻ xuất hiện sự liên thông khí của
Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên
nên các nguyên đều dùng được.
Như những cuộc mà ở cung hướng có các sao ở
Tọa và Hướng là Nhất + Nhất có
thể dùng để thông khí của vận 4 và 7, tức
là hợp thành quẻ Tam ban Nhất Tứ
Thất. Nhị + Nhị có thể dùng để thông khí của
các vận 5 và 8 tức là hợp thành quẻ
Tam ban Nhị Ngủ Bát...
4. Muốn biết ba loại quẻ Phụ Mẫu Tam ban là
Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục
Cửu xuất hiện ở các cung vị nào thì phải
xem cung có song tinh đáo hướng. Nếu
song tinh đáo hướng xuất hiện ở cung Ly 9 tức
là Cửu, là vận 9 Hạ-nguyên nên
nguyên và vận mà nó đối ứng là vận 3 Thượng-nguyên
(cung Chấn) và vận 6
Trung-nguyên (cung Càn). Tức là Phụ Mẫu Tam
ban quái xuất hiện ở các cung
Chấn Càn Ly. Như vậy:
a. Khảm 1 hay Tốn 4 hay Ðoài 7 thì Phụ Mẫu
Tam ban quái xuất hiện ở các
cung Khảm Tốn Ðoài. Còn gọi là Khảm cung đả
kiếp.
b. Khôn 2 hay Trung-cung 5 hay Cấn 8 thì Phụ
Mẫu Tam ban quái xuất hiện
ở các cung Khôn Trung-cung Cấn. Còn gọi là
Khôn Cấn đả kiếp hay
Tam-ban xảo quái.
c. Chấn 3 hay Càn 6 hay Ly 9 thì Phụ Mẫu
Tam ban quái xuất hiện ở các
cung Chấn Càn Ly. Còn gọi là Ly cung đả kiếp.
Ngoài ra còn có trường hợp toàn cuộc hợp
thành quẻ Phụ Mẫu Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng
của mổi cung hợp nhau lại thành Phụ Mẫu Tam
ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song
tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng
Khôn.
Trong cách tuyễn chọn hướng thì sau đây là
các cách tuyễn chọn có công dụng tốt từ cao xuống
thấp:
5. Phụ Mẫu Tam-ban xảo quái: có thể thông
khí cả 3 nguyên nên có được tốt lành
lâu đời, phồn vinh, hưng thịnh mà không bị
giới hạn Thướng Sơn Há Thủy. Nếu
có thể đảo ngược cách kỵ long thì càng tuyệt
diệu.
6. Toàn cuộc hợp thập.
7. Phụ Mẫu Ly cung đả kiếp.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-55
8. Vượng sơn vượng hướng (Ðáo sơn đáo hướng)
có 2 cung Thành-môn.
9. Vượng sơn vượng hướng.
10. Phụ Mẫu Khảm cung đả kiếp.
11. 2 cung Thành-môn.
Ðược tam ban xảo quái là được thông khí của
8 cung với Tam Nguyên tức là có thể cướp được khí
của Thượng và Hạ Nguyên mà dùng trong thời
Hạ Nguyên này. Như vậy khí tốt sẻ tràn đầy giúp
cho mọi chuyện đều thuận lợi. Điều này có
nghĩa là khí trong nhà được đưa lên rất cao nên có thể
đưa tất cả các điều tốt xấu lên cao độ khiến
cho rất thịnh vượng hoặc rất suy bại tùy theo tình trạng
phong-thủy tốt xấu. Như vậy, khi Ngũ-hành của
sao và cung kỵ nhau, kỵ thủy và kỵ sơn, ta vẫn phải
tìm cách giải cho thỏa đáng để triệt tiêu
cho bằng hết tất cả chuyện xấu. Những cái kỵ vẫn phải tránh
chẵn hạn như phương vị Chính-thần và các
phương vị sơn vượng lại để cho gặp nước thì trở nên
suy, mà khi suy kiểu này thì suy hơn bình
thường rất nhiều thậm chí có thể tán gia bại sản hoặc mất
người.
Ngoài ra, bình thường thì nhà bị đường lộ
xung chiếu đâm thẳng vô nhà là tối kỵ, gọi là Xuyên-sa
nhưng Xuyên-sa trong trường hợp
Tam-ban-quái hay trường hợp chiếu vào phương vị đương vượng
thì lại luận là cát là quý giá vô cùng.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-56
5.4.13.3. Hợp số Sinh Thành
Vì các sao ở Trung-cung là các sao khởi đầu
để bày tinh bàn, nên các sao này là các số Sinh. Các số
Thành là:
1. Các số sao trong cung Khảm khi vận nhà
là 1, 2, 3 và 4. Đây là vì trong các vận này, sao Vận
ở Trung-cung và ở cung Khảm lúc nào cũng tạo
thành một cặp số sinh thành.
2. Các số sao trong cung Ly khi vận nhà là
6, 7, 8 và 9. Đây là vì trong các vận này, sao Vận ở
Trung-cung và ở cung Ly lúc nào cũng tạo
thành một cặp số sinh thành.
Hợp số Sinh Thành được tạo thành khi 2 số
này hợp lại thành một trong các cặp số của Hà-đồ với
điều kiện là các sao vượng phải nằm trong
cung hướng.
Sau đây là một vài điểm quan trọng cần biết
thêm:
1. Nếu Trung-cung hợp với cung tọa và cũng
hợp với cung hướng, chẳn hạn như cùng loại sao
của mổi cặp cung này hợp nhau lại thành cặp
số Hà-đồ, hay thành tổng số 10, hay khác loại
sao của cả 3 cung này hợp nhau thành cặp 3
số lien tục hay cặp 3 số của Thất tinh Đả-kiếp;
các cung này coi như thong khí với nhau.
2. Trường hợp cung hướng có sao Tọa và sao
Hướng giống nhau, cặp số Thất Tinh Đả-Kiếp
được tạo thành. Khi sao giống nhau ở cung
hướng là:
a. Nhất-bạch, hay Tứ-lục hay Thất-xích thì
tạo được bộ số (1, 4, 7).
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-57
b. Nhị-hắc, hay Ngũ-hoàng hay Bát-bạch thì
tạo được bộ số (2, 5, 8).
c. Tam-bích, hay Lục-bạch hay Cửu-tử thì tạo
được bộ số (3, 6, 9).
Số của cung hướng có thể hợp với số của 2
cung khác thành cặp số Thất Tinh Đả-Kiếp. Cả 3
cung này là các cung có chung bộ số Thất-tinh
Đả-kiếp.
5.4.14. Phản phục ngâm:
Hai sao 5 (Ngũ-hoàng) của tọa và/hay hướng
nhập Trung-cung, khi bày bố thuận là phục ngâm,
nghịch là phản ngâm. Chỉ cần phạm vào phãn
ngâm hay phục ngâm là cũng đủ khó tránh tai họa.
Như trong vận 1 có tọa Tý hướng Ngọ hay tọa
Quý hướng Ðinh. Nếu gặp vừa phản ngâm vừa phục
ngâm thì tai họa vô cùng.
Gặp sao Ngũ-hoàng đi nghịch mà lệnh tinh
không đáo sơn hay đáo hướng thì gọi là Xuyên Tâm Sát
nhưng nếu lệnh tinh đương vượng thì không kỵ.
Nếu gặp toàn cuộc được Phụ Mẫu Tam Ban Quái
tức là Tam ban xảo quái thì hung sẻ biến
thành cát. Và trường hợp phản ngâm, phục ngâm tác hại
không nhiều ở đầu hướng, nếu phương vị của
nó có Loan-đầu hợp cách thì cũng có khả năng hóa
giải.
Ngoài ra còn một loại Phản ngâm, Phục ngâm
khác là :
Hướng tinh phạm phản ngâm.
Hướng tinh phạm phục ngâm.
Cửu cung có phạm phản ngâm và phục ngâm thì
không thể đoán là hung được mà phản phối hợp với
các điều kiện thất vượng của đương vận mà
đoán.
5.4.15. Nhập tù:
Lệnh tinh (sao đương vận) của hướng nhập
Trung-cung thì suy bại, gọi là nhập tù. Có 2 loại nhập tù:
Tù đắc vãng: Như vận 1 nhập hướng Tuất, vận
tinh Nhị đáo hướng (số của Vận ở cung hướng
Tây-bắc là 2) như vậy 2 nhập Hướng ở
Trung-cung. Ðến vận 2 thì lệnh tinh là 2 nên số của
Hướng ở Trung-cung là 2 là tù đắc vãng.
Tù bất vãng: Lệnh-tinh của hướng nhập
Trung-cung mà ở phương có Hướng có Ngũ-hoàng ở
của dương trạch (nhà cửa) có cửa và đường
xá hay của âm trạch (mồ mả) có thủy thì không
bị tù. Trường hợp vận 5, Ngũ hoàng nhập
Trung-cung thì cũng không là tù.
Như vậy, nếu có thủy ở phương có Hướng có
Ngũ-hoàng thì có thể hóa giải được tù.
Theo bài Tòng sư tùy bút của ông
Khương-Diêu in trong Thẩm Thị Huyền-không học (ấn bãn
2003), thì nếu phương vị hướng thấy thủy
phóng quang thì hóa giải được tù (cuối trang 599 qua đầu
trang 600).
Lệnh-tinh của các vận 2, 4, 6, 8 nhập
Trung-cung mà nếu Trung-cung trống trải (Minh-đường) thì
Trung-cung có thể luận là hư thủy (trong
các vận khác thì Trung-cung trống trải lại luận là nhà thay
vì là hư thủy). Mà hướng tinh nhập thủy cho
nên tù mà không tù.
Như vậy, tôi nghĩ rằng nếu Trung-cung của
nhà tuy rằng không trống trải nhưng nếu có thể để thủy
thì sẻ hóa giải được tù và như vậy cũng có
thể hóa giải được tù trong tất cả các vận.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-58
5.4.16. Thần sát:
Thái tuế: còn gọi là sao Tuế-thần hay
Thái-âm. Vị trí của sao Thái-tuế thay đổi mổi năm âm lịch.
Ðịa chi của mổi năm định vị trí của Thái-tuế
như năm Tý thì Thái-tuế đóng ở sơn Tý tức là ở
cung Bắc, năm Thìn thì Thái-tuế đóng ở sơn
Thìn tức là ở cung Ðông-nam.
Sao Thái-tuế đóng nơi nào làm tăng dương
khí ở nơi đó lên cực mạnh, không phân biệt cát
hung. Ðiều này tạo ra các ảnh hưỡng sau
đây:
Vì là nơi dương khí cực mạnh nên cung này
nên là ở phương tọa chứ không nên ở
phương hướng.
Trong phạm vi khí trường đang mạnh thì các
hoạt động mạnh như động thổ (đào đất),
máy móc vận chuyễn mạnh, ống phun khói lớn
của nhà máy ... làm cho dòng khí lưu
chuyễn mạnh thêm. Vì vậy mà phương vị
Thái-tuế thường nên tĩnh, không nên động
(vấn đề nên tĩnh hay động theo sách vở này
có lẻ còn phải xét lại vì khi Thái-tuế ở
nơi vượng thì càng động thì lẻ ra phải càng
vượng trừ phi khí quá mạnh tạo ra ảnh
hưỡng xấu).
Niên canh xung Thái-tuế: là Thái-tuế xung
khắc với năm sinh của chủ nhà. Thí dụ người
sinh năm Dần thì niên canh Thái-tuế của người
đó là Dần. Dần lại tương xung với
Thân nên gặp năm Thân, tức là năm “niên
canh xung Thái-tuế” thì người này phải
tránh hành động tại 2 cung Dần, Thân để
tránh khỏi bị trắc trở.
Không nên mở cửa theo hướng của năm sinh để
tránh không xung phạm Thái-tuế. Thí dụ
người tuổi Sửu không mở cửa theo hướng Sửu.
Thái-tuế ở nơi nào thì nơi xấu lại xấu hơn,
nơi tốt lại tốt hơn. Như nhà là vượng sơn
vượng hướng thì khi Thái tuế đến phương vượng
thì vượng càng thêm vượng.
Có 2 loại Thái-tuế là Thái-tuế địa bàn và
Thái-tuế phi tinh:
Thái-tuế địa bàn là Thái-tuế tính dựa theo
các sơn về địa chi trong địa bàn. Tùy theo địa
chi của mổi năm mà suy ra cung (phương vị)
Thái-tuế phi tinh của năm đó như năm
Tý thì Thái-tuế ở phương vị của sơn Tý trên
địa bàn. Như vậy, Thái-tuế địa bàn xoay
theo vòng tròn xung quanh Trung-cung.
Thái-tuế phi tinh là Thái-tuế đi theo sao
Nhất-bạch về năm (Niên) tức là khi định vị trí
cửu tinh theo năm (niên bàn) thì sao
Thái-tuế phi tinh ở cùng một cung với sao Nhất-
bạch. Như vậy, Thái-tuế phi tinh đổi vị trí
dựa theo bộ vị Lường-Thiên-Xích.
Sau đây là hình vẻ tóm lược sự xung khắc của
các địa chi.
Trong hình này, các lằn:
ngang màu xanh lá cây nối liền 2 địa chi hợp
nhau. Màu xanh lá cây là Hợp. Mổi cập có tính
chất Ngũ-hành riêng như cập Tý Sửu thuộc
hành Thủy.
đỏ đi qua tâm nối liền 2 địa chi xung nhau.
Màu đỏ là Xung.
dọc màu tím nối liền 2 địa chi hại nhau. Ðịa
chi gốc hại địa chi ngọn nơi mủi tên. Màu tím là
Hại.
xanh dương nối liền từng nhóm 3 địa chi hợp
nhaư. Tam giác xanh dương là Tam hợp. Mổi
bộ tam hợp lại có tính Ngũ-hành riêng như bộ
Tam-hợp Thân, Tý, Thìn thuộc về hình
Thủy.
đen nối giửa Tý Mảo là Nhị Hình.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-59
hình chử nhựt xung quanh 4 chi Thìn Ngọ Dậu
Hợi là Tự Hình.
vòng tròn màu vàng quanh Tỵ Thân Dần là Tam
Ðặc Chế Hình.
vòng tròn màu hồng quanh Tuất Sửu Mùi là
Tam Vô Ân Hình.
Các địa chi màu đỏ thuộc dương, màu đen thuộc
âm. Mổi địa chi cũng có Ngủ-hành riêng như Tý
thuộc hành Thủy. Ngoài ra, Mổi địa chi còn
tượng trưng cho mổi tháng và gìờ trong mổi ngày.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-60
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-61
Tuế phá: cung đối với Thái-tuế địa bàn là
cung của Tuế-phá. Phương Thái-tuế tới là phương vị
có khí dương cực mạnh, ngược lại phương vị
có Tuế-phá đến là nơi có khí âm cực mạnh.
Ðây là 2 cung âm dương đối lập, tương khắc,
tương xung. Như vậy khi các cung này ở trong
vị trí tốt thì rất tốt mà trái lại thì rất
xấu.
Các ngày Tuế-phá cũng được tính theo như
thí dụ sau đây: Năm Tý, Thái-tuế địa bàn ở
phương Tý thì Tuế-phá ở phương ngược lại là
phương Ngọ nên các ngày Ngọ như Giáp Ngọ,
Bính Ngọ... đều là ngày Tuế-phá có khí âm cực
mạnh. Do đó khi phạm vào thì dể gặp tai họa
nhứt là người tuổi
Tý.
5.4.17. Tam sát:
Tam sát là 3 sao
có sát khí là Tuế-sát, Kiếp-sát và Tai-sát. Tam-sát có 3 loại là Niên Tam-sát,
Nguyệt Tam-sát và
Nhật Tam-sát hay nói cách khác là Tam-sát của năm, tháng và ngày.
Tam-sát là sát ở
các cung sau đây:
Năm Thân, Tý,
Thìn (hay tháng 7, 11, 3 ta) sát ở 3 phương Tỵ, Ngọ và Mùi tức phương Nam.
Năm Dần, Ngọ, Tuất
(hay tháng 1, 5, 9 ta) sát ở 3 phương Hợi, Tý, Sửu tức phương Bắc.
Năm Tỵ, Dậu, Sửu
(hay tháng 4, 8, 12 ta) sát ở 3 phương Dần, Mão, Thìn tức phương Ðông.
Năm Hợi, Mão, Mùi
(hay thánh 10, 2, 6 ta) sát ở 3 phương Thân, Dậu, Tuất tức phương Tây.
Các nơi có
Tam-sát đều kỵ động làm tăng năng lực sát. Vì vậy mà cấm động thổ, tu sửa... nhứt
là
khi Tam-sát ở
cung Tọa vì khi đó khí mạnh của hướng xung chiếu thẳng làm phạm xung sát nên
tai
họa đến liền.
5.4.18. Cách đặt
bếp theo Huyền-không-học:
Phương nào cũng
có thể làm nhà bếp nhưng nếu tránh được phương vị sinh, vượng thì nên tránh.
Để lên trung tâm
của lò đồ hình La bàn Huyền-không, miệng lò hướng về hướng của cung vị có sao
về Hướng là:
• Nhất-bạch là
hành thủy nên là thủy hỏa ký tế, rất tốt.
• Tam-bích, Tứ-lục
là hành mộc sinh hỏa nên là bếp cát.
• Bát-bạch là
hành thổ, mà hỏa sinh thổ nên là trung cát.
• Cửu-tử là hành
hỏa nên là trung cát nhưng rất kỵ hỏa quá thịnh.
• Lục-bạch, Thất-xích
là hành kim mà hỏa khắc kim nên kỵ.
• Nhị-hắc là bệnh
phù, Ngũ-hoàng là ôn dịch nên kỵ.
5.4.19. Hành-lang
u ám:
Hành lang u ám
không có ánh sáng thì luận là âm khí. Nếu có 2 sao Nhị-hắc và Ngũ-hoàng đến
phương vị này thì
trong nhà có người có tâm thần hoảng loạn. Không có 2 sao này cũng luận là
không tốt.
Phong-thủy Bát-trạch
và Huyền-không-học
5-62
5.4.20. Cửa đón
khí vượng:
Phương vị có khí
vượng nên có cửa để đón nhưng nếu cửa bị che khuất bởi nhà, cây cối um tùm thì
khí vượng không
nhận được. Cửa thường hay cửa sổ có thể hướng về hướng nào cũng được điều cần
là phải nằm trên
phương vị có khí vượng.
Ðây cũng là lý do
không nên trồng cây cối um tùm che cửa đón khí vượng.
5.4.21. Ãnh hưỡng
của các sao đến tiền tài:
Theo Bát-trạch,
thì ãnh hưởng về tài vận của các sao là:
• Sinh-khí: là
sao vượng tài vận mạnh nhứt, tích tụ được nhiều tiền của và giữ được lâu dài.
• Phước-đức: là
sao vượng tài vận thứ hai, chủ về tiền của đến nhanh chóng nhưng không lớn
mạnh bằng
Sinh-khí. Tuy vậy nó cũng giúp cho chũ nhân tích lũy được.
• Thiên-y: chũ về
ổn định mà không có hoạch tài.
• Ngũ-quỷ: là
hung tinh chuyên phá tài. Nhưng có những trường hợp nó đem lại tiền tài lớn
gọi là những trường
hợp Ngũ-quỷ vận tài:
o Khi Ngũ-quỷ gặp
phi-tinh tối vượng là các sao cửu tinh của Huyền-không có khí tốt
như vượng hay sinh khí.
o Ngũ-quỷ (hỏa) sinh ra (theo thuyết tương
sinh của Ngũ-hành) các sao thổ đồng cung
mà sao này hợp với Ngũ-hành của cung.
o Năng lực của sao Ngũ-quỷ (hỏa) được đưa đến
nuôi cung theo thuyết tương sinh của
Ngũ-hành.
o Như phương vị Linh-thần suy khí có sao Ngũ-hoàng
(thổ) và Ngũ-quỷ (hỏa) là Ngũ-
quỷ sinh Ngũ-hoàng ứng vào vị trí suy khí
nên chuyễn suy thành vượng nên cũng rất
phát về tiền tài..
Các phương-vị Chính-thần và Linh-thần ứng
riêng cho mổi vận ảnh hưỡng đến tiền tài. Khi suy thì
phá tài, khi vượng thì đem tiền của đến cho
chủ nhà. Ở đây xin nhắc lại là Chính thần vượng khí kỵ
thủy, khi gặp thủy thì trở thành suy khí.
Ngược lại, Linh-thần suy khí mà gặp thủy thì lại trở thành
vượng khí. Nhưng nếu trong cung Linh-thần
mà có sao Tọa vượng thì có thủy sẻ làm cho ảnh hưỡng
tốt của sao này trở nên xấu cho người trong
nhà. Mở cửa chính nơi các phương vị vượng khí này
đem khí vượng đến một cách thật mạnh mẻ
giúp cho tiền tài phát mau chóng tuy rằng cung vị này có
hướng thuộc tử khí.
Theo Huyền-không thì ảnh hưỡng về tiền tài
mạnh yếu tùy thuộc về khí của các sao ở Hướng của
mổi cung. Vượng khí là mạnh nhất, kế đó là
Sinh-khí, đến Tiến khí. Ảnh hưởng xấu thì xấu nhứt là
Tử-khí, sau đó đến Suy-khí rồi Thoái-khí.
Các sao dương như 1 Nhất-bạch, 3 Tam-bích,
6 Lục-bạch và 8 Bát-bạch có ảnh hưỡng đến tài vận
do công việc làm ăn mà tới.
Còn các sao âm như 2 Nhị-hắc, 4 Tứ-lục, 7
Thất-xích và 9 Cửu-tử có ảnh hưỡng đến hoạch tài tức là
do may mắn mà tới.
Các phương vị có Hướng đang vượng mà được
bày bố thêm thủy thì tài vận tự nhiên hưng thịnh.
Nhưng các phương vị có Hướng đang xấu như tử-khí,
suy-khí hay thoái khí lại phá tài hơn nếu có
thủy bố trí ở nơi này. Lưu ý, nhà tắm, bồn
cá, cầu tiêu, hòn non bộ có nước, bồn rửa chén, giếng
nước, hồ tắm... đều là thủy.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-63
Ngoài ra, các phương vị Thành-môn là các
phương vị có ảnh hưỡng rất mạnh đến tiền tài. Nếu các
phương vị này vượng mà lại được bày bố thủy
thêm thì lại càng vượng thêm cho tiền tài.
5.4.22. Ðoán việc sao lưu niên đến cung của
hướng có Hướng không
vượng:
Suy-khí và Tử-khí của hướng đến cung số mấy
thì khi sao về Niên có số đó đến cùng một cung thì
làm hao tổn người trong nhà.
Cung của hướng (cung có hướng nhà) có Hướng
không đương vượng mà gặp vượng tinh lưu niên
Tử, Bạch (Cửu-tử, Nhất-bạch, Lục-bạch hay
Bát-bạch) bày bố tới cũng chủ về phát họa. Thí dụ :
Vận 8, tọa Nhâm hướng Bính, trong vận này
vượng tinh là 8 Bát-bạch đến cung của sơn, sao Hướng
ở cung của hướng là 7 là Thoái-khí. Năm
Giáp Ngọ trong cùng vận 8, Niên ở cung Trung-cung là 4,
Niên ở cung của hướng là 8. Như vậy là vượng
tinh lưu niên là 8 đến cung của hướng không vượng
nên chủ phát họa.
Trường hợp thướng sơn, tức là vượng hướng ở
cung của tọa (sơn), cũng có thể lấy phía tọa mà đoán.
Cách phỏng đoán rất cầu kỳ nên không viết
ra đây.
5.4.23. Vận khắc với thế núi:
Thế núi ở quanh nhà là long mạch gần nhà.
Thế núi này cần phải phân tích chung với vận đương
thời xem coi tốt xấu với người trong nhà ra
sao dựa theo các quan niệm sinh khắc trong Ngũ-hành.
Thế núi gần nhà đến từ hướng nào thì phải
coi Ngũ-hành sinh khắc giửa sao Tọa ở phương có hướng
này với sao của vận mà đoán.
Khi sao của vận tương khắc với sao Tọa ở
cung phía thế núi thì gọi là khắc làm tuyệt tự. Khi sao
Tọa ở cung phía thế núi tương khắc với sao
của vận thì gọi là tiết là suy bại. Khi sao của vận và sao
Tọa ở cung phía thế núi hợp nhau như quan hệ
tương sinh thì rất tốt. Vì đây là Tọa và sơn nên chủ
về hên xui người trong gia đình.
Thí-dụ như nhà ở vận 9 (vận Cửu-tử thuộc
hành Hỏa), tọa Ngọ hướng Tý, là nhà vượng tinh đáo
hướng rất tốt trong vận 9 này. Nhưng nếu
như có thế núi đến gần nhà từ phương Ðoài thì sao Tọa ở
cung này là Lục-bạch thuộc hành Kim mà Hỏa
lại khắc Kim nên đây là vận khắc thế núi khiến cho
tuyệt tự không thể sinh con trong thời gian
cư ngụ tại đây.
Nếu như căn nhà này cất hơi lệch vài độ để
có thể dùng Thế-quái mà bày tinh bàn như tọa Ngọ
hướng Tý kiêm Ðinh Quý 4 độ thì sao Tọa ở
phương Ðoài sẻ là Bát-bạch thuộc hành Thổ. Như vậy
quan hệ Ngũ-hành là vận 9 thuộc hành Hỏa
tương sinh ra hành Thổ là sao Bát-bạch. Quan hệ tương
sinh này khiến cho khí vận của con cháu được
đại vượng.
Phương pháp cất nhà dùng Thế-quái để chuyễn
thành tốt này gọi là phép Xu Tỵ Vận Khắc Long.
Ãnh hưỡng tương tự giửa vận và thế nước
không thấy đề cập đến trong các sách của ông Thẫm Trúc
Nhưng.
5.4.24. Thủy pháp:
Hướng vượng gặp nước là vượng thủy. Hướng
suy gặp nước thì lại suy hơn. Trái lại, Tọa vượng gặp
nước thì lại rất xấu nhưng Tọa suy gặp nước
thì lại rất tốt. Do đó, các bố trí về thủy như bồn tắm,
bồn rửa mặt, hồ cá, hồ bơi, vòi nước, máy
giặt... đều cần phải đặt đúng vị trí để làm cho suy vượng.
Phía bên ngoài nhà nếu có thủy nơi các Hướng,
Tọa vượng, suy như sông ngòi, hồ ao... có thể thấy
được từ nhà nhìn ra thì cũng có ảnh hưởng
quan trọng đến những người cư ngụ trong căn nhà này.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
5-64
Thủy pháp được dùng rất nhiều trong phái
Huyền-không để làm vượng thêm các cung có Hướng
đương vượng và cũng để làm vượng các cung
có Tọa đương suy. Khi dùng Thủy-pháp phải chú ý
tránh việc làm vượng hướng có thể làm suy tọa
hay ngược lại. Phối hợp Ngũ-hành, Thu sơn xuất xát
và Thủy-pháp nhiều khi có thể giúp làm giãm
sự sui sẻo mà lại tăng thêm may mắn.
Ngoài ra, hình thể của sông ngòi theo phái
Loan-đầu cũng rất quan trọng dù rằng thủy ở đúng
phương làm cho vượng. Như dòng nước chảy
vòng cung rồi bắn thẵng trở lại hay thuận thủy (còn
gọi là tống thủy) tức là thủy khí đi từ gần
nhà xa ra thì xấu cho tài lộc. Còn trường hợp nghịch thủy
là nước chãy ngược tới thì rất tốt cho tiền
tài.
Nghịch thủy hay Thuận thủy là căn cứ theo
phương hướng của cửa chính và dòng nước hay con
đường phía trước cửa chính. Trong vị thế cửa
chính như đón hướng đi của dòng nước hay hướng đi
của dòng xe cộ lưu chuyễn thì như là đón thủy
khí vào nhà, tức là nghịch thủy. Trong vị thế cửa
chính quay xuôi theo dòng nước hay chiều đi
của xe cộ trước nhà thì coi như là thủy khí từ nhà theo
dòng này mà thoát ra nên đây là tống thủy
khí đi, là thuận thủy, là mất thủy khí.
Bên trong nhà, thủy là những nơi có chứa nước
và có thể thấy nước bên trong như bồn cá, cầu tiêu,
fontaine phun nước... hay bằng các biểu tượng
về thủy như tranh ảnh sông, nước, biển, sóng nước.
Như vậy, khi cầu tiêu nằm ở một nơi không
nên có thủy thì cầu tiêu có thể đậy nắp lại. Các fontaines
phun nước, tranh ảnh sóng nước, nước chảy
cuồn cuộn đều được coi là thủy động có tính chất làm
tăng năng lực của thủy ở các nơi này. Kinh
nghiệm cho thấy rằng tranh ảnh sóng nước cuồn cuộn
của biển cả cho ảnh hưởng thủy vô cùng mạnh
mẻ.
Sơn cũng có thể được biểu hiện trong nhà bằng
tranh ảnh núi non. Tranh ảnh núi non càng hùng vỉ
càng làm cho ảnh hưởng của sơn mạnh hơn.
Nên tránh những biểu tượng sơn thủy có nhiều gió như
tranh ảnh sông núi có nhiều gió làm cây cối
nghiên ngã... vì biểu tượng gió mạnh diển tả cho sự tán
khí làm tan mất đi năng lực nên bị coi là rất
xấu.
Cách dùng sơn cũng tương tự như cách dùng
thủy. Hướng suy gặp sơn thì lại trở nên vượng, hướng
vuợng gặp sơn thì trở nên suy. Tọa vượng gặp
sơn thì càng vượng nhưng tọa suy gặp sơn thì càng
suy.
Tóm lại, sơn làm mạnh cho tính chất của tọa
nhưng lại làm ngược lại tính chất của huớng. Trong khi
đó, thủy làm mạnh cho tính chất của hướng
nhưng lại làm ngược lại tính chất của tọa. Bảng đối
chiếu dưới đây tóm lược ảng hưởng của sơn
và thủy trên tọa và hướng.
Tọa Hướng
Vượng Suy Vượng Suy
Sơn Càng vượng Càng suy trở thành suy trở
thành vượng
Thủy trở thành suy trở thành vượng Càng vượng
Càng suy
Phương pháp giải Thướng Sơn Há Thủy là tạo
sơn nơi vượng của Tọa khiến cho sơn thần có nơi cư
trú hay tạo thủy nơi vượng của Hướng khiến
cho thủy thần có nước để cư trú cho hợp. Thí dụ ở vận
8 mà nhà này có sao vượng khí Bát-bạch (8)
nơi Tọa và Hướng của cung tọa khiến cho Hướng ở
cung tọa này trở nên rất xấu nếu cung này
không có thủy làm cho thủy thần phải sống ở núi. Như
vậy, nơi cung tọa này cần phải có nước để
giải trừ hoàn cảnh khó khăn của thủy thần. Vì sao vượng
của Tọa cũng ở tại cung tọa này nên cung
này củng cần có sơn (núi) để giúp cho vượng khí của Tọa
ở nơi này được vượng thêm.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
6-65
Nói chung thì khi có được các khí tốt như
sinh khí, vượng khí hay tiến khí ở Tọa của một cung thì
cần núi ở cung này để thúc đẩy cho khí tốt
hơn. Khi các khí tốt này ở Hướng của một cung thì cần
nước ở cung này để thúc đẩy cho khí tốt
hơn. Nguyên tắc này là nguyên tắc chính của Thủy pháp.
6. Áp dụng Ngũ hành trong Phong-thủy:
Theo khoa Phong-thủy cổ truyền thì các hành
của các cung được phân chia như sau đây:
• Cung Tây (Ðoài) là Âm-Kim và Tây-bắc
(Càn) là Dương-Kim.
• Cung Bắc (Khảm) là Dương-Thủy.
• Cung Ðông bắc (Cấn) là Dương-Thổ và
Tây-nam (Khôn) là Âm-Thổ.
• Cung Ðông (Chấn) là Dương-Mộc và Ðông-nam
(Tốn) là Âm-Mộc.
• Cung Nam (Ly) là Âm-Hỏa.
• Cung ở giửa là Trung-cung thuộc hành Thổ.
Tính chất Ngũ-hành của các sao trong Huyền-không
học là:
• Nhất-bạch (Tham-lang, Thủy +)
• Nhị-hắc (Bệnh-phù, Thổ -)
• Tam-bích (Lộc-tồn, Mộc +)
• Tứ-lục (Văn-xương, Mộc -)
• Ngũ-hoàng (Liêm-trinh, Thổ)
• Lục-Bạch (Vũ-khúc, Kim +)
• Thất-Xích (Phá-quân, Kim -)
• Bát-Bạch (Tả-phù, Thổ +)
• Cửu-tử (Hửu-bật, Hỏa -)
Tính chất Ngũ-hành, cát/hung (theo thứ tự từ
tốt đến xấu) của các sao trong Bát-trạch là:
• Sinh-khí (Tham lang, mộc cát)
• Phước-đức (Vũ khúc, kim cát)
• Thiên-y (Cự-môn, thổ cát)
• Phục-vị (Phụ-bật, Thủy cát)
• Họa-hại (Lộc tồn, thổ hung)
• Lục-sát (Văn-khúc, thủy hung).
• Ngũ-quỉ (Liêm trinh, hỏa hung)
• Tuyệt-mạng (Phá quân, kim hung)
Mổi cung và sao đều có năng lực (khí lực)
riêng. Khí lực mạnh hay yếu của cung giúp cho đặc tính
của cung được mạnh hay yếu trong khi khí lực
của sao làm cho đặc tính của sao đối với cung mạnh
hay yếu.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
6-66
Các sao của Huyền-không thực ra không có
tính chất xấu hay tốt mà tốt hay xấu chỉ là do ảnh hưởng
của sao đối với cung và năng lực của khí đối
với sao nơi cung này mà thôi. Thí dụ như sao Nhất-
bạch khi ở trong cung Bắc thuộc hành Thủy
thì Thủy làm tốt cho Thủy nên là sao tốt nên và Nhất-
bạch là sao Tham-lang nên tốt làm thông
minh, lợi cho những người làm việc văn phòng. Nhưng khi
sao này ở trong cung Tây-nam thuộc hành Thổ
thì theo chiều tương khắc của Ngũ-hành thì Thổ khắc
Thủy tạo ra chuyện xấu người trong nhà dể bị
bệnh đường tiêu hóa... Nhưng đây chĩ là một vài thí
dụ về ảnh hưởng của Ngũ-hành chứ việc phỏng
đoán tốt xấu còn phải dựa thêm lên trên những đặc
tính khác nên thường thì phải dùng các bản
phỏng đoán mà suy ra.
Cung và các sao thuộc Vận, Tọa, Hướng,
Niên... trong cùng một cung đều có tính chất Ngũ-hành
riêng nên tính chất tương sinh và tương khắc
cũng ảnh hưởng với nhau khiến cho sự tốt xấu của sao
trong cung này cũng thay đổi. Từ đó ảnh hưởng
của một sao cũng có thể bị triệt tiêu vì sao đó có
một hành con nào đó hút mất đi hết khí lực
nên không có thể có lợi ích hay hoàng hành, phá phách.
Như vậy, khi phỏng đoán, chỉ nên dựa lên những
sao có khí lực mà thôi.
Vì Ngũ-hành có thể tạo ra trong các cung bằng
màu sắc như xanh lá cây, xanh dương, vàng..., hay
bằng những vật dụng, cây cối, lò bếp, phòng
tắm... nên những thứ này có thể dùng để tạo ảnh hưởng
Ngũ-hành trong các cung hầu rút đi, di chuyển
khí lực để hóa giải các tính chất xấu hay làm tăng
ảnh hưởng của cung hay của các sao cho tính
chất tốt.
Nguyên tắc dùng Ngũ-hành để phõng đoán và
thay đổi tính chất của các sao là:
• Tiến, Sinh và Vượng diển tả cho sự phát
triễn, tăng trưởng là các khí tốt trong khi Thoái, Suy
và Tử diễn tả cho sự thụt lùi là các khí xấu.
Năng lực phát triễn hay năng lực thụt lùi đều là
năng lực thúc đẩy khí nên không có tốt xấu.
Chỉ có chiều phát triễn hay thụt lùi là tốt hay xấu
mà thôi nên khi năng lực bị rút ra khỏi sao
thì sao này không còn tính chất tốt xấu nửa. Như
vậy, khi năng lực của sao được bổ xung thêm
thì khả năng dù tốt hay xấu của sao càng
mạnh.
• Sự xung đột hay hòa hợp Ngũ-hành giửa các
sao Huyền-không và cung làm cho tính chất
của sao ở cung này trở thành xấu hay tốt đối
với cung nên khi năng lực của sao tăng lên hay
giãm xuống cũng làm cho tính chất này của
sao trở nên mạnh hay yếu.
• Thêm vào trong cung những vật dụng hay
màu sắc... đại diện cho một hay nhiều hành nào đó
trong Ngũ-hành để phãn ảnh sự tương sinh mẹ
con giửa 2 hành. Sự tương sinh mẹ con này
có thể giúp hút đi năng lực của sao thuộc
hành mẹ, hoặc để chuyễn năng lực của sao xấu
thuộc hành mẹ đến các sao tốt thuộc các
hành con hoặc đến cung vị này (nếu cung vị thuộc
hành con) để làm tăng lên sự tốt lành, hoá
giải cái xấu.
• Thí-dụ: Cung Bắc (Khảm) là hành Thủy có
các sao Nhất-bạch thủy và Thất-xích kim. Sao
Nhất-bạch thủy và cung vị thủy là cùng một
hành nên tương sinh hổ trợ lẫn nhau tạo nên tạo
sự tốt lành. Trong khi đó sao Thất-xích kim
lại là hành mẹ của hành thủy nên mất đi năng
lực vì phải nuôi con, hay nói cách khác là
bị cung vị này và sao Nhất-bạch thủy rút đi hết
năng lực. Vì vậy sao Thất-xích kim trong
trường hợp này mất đi tính chất riêng của nó mà
năng lực của nó lại được dùng để bồi bổ cho
cung vị và ãnh hưỡng của sao Nhất-bạch thủy
trên cung vị này.
• Trường hợp cung vị này cũng có sao Cửu-tử
hỏa thì hỏa nơi cung thủy lại rất tốt vì là Thủy
Hỏa Ký Tế. Nếu như chúng ta muốn đem tất cả
năng lực nơi cung này dồn đến sao Cửu-tử
thì cần phải có thêm hành Mộc để Mộc hút đi
năng lực của Thủy mà đi nuôi sao Cửu-tử hỏa.
Ðể tạo hành Mộc nơi cung vị này, chúng ta
có thể trồng cây hay sơn màu xanh lá cây, hoặc
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
7-67
để tranh có cảnh có nhiều cây cối. Xin lưu
ý, cây chết như gổ xây cất không được coi như có
thể đại diện cho hành Mộc.
• Chúng ta cũng có thể thêm vào cung một
hành mới có tính chất tương khắc với một sao nào
đó để khắc chế với tính xấu của sao này
nhưng nếu năng lực khắc chế không đủ sẻ tạo nên
phản ứng trái ngược khiến cho sự xấu tăng
thêm. Vì vậy, phương pháp dùng luật tương sinh
trong Ngũ-hành hay được dùng hơn.
7. Bí quyết phối-hợp Ngũ-hành và Thủy-pháp
Chính-thần và Linh-thần có ảnh hưỡng chính
lên trên tất cả ảnh hưỡng các sao là làm cho các cung
này vượng hay suy. Sự vượng suy này có ảnh
hưỡng trên cả sự vượng suy vì các sao được bày bố
bởi ảnh hưỡng của tọa và hướng. Nếu giải
thích đến chi tiết thì khi Chính hay Linh thần vượng thì
khí tốt có ảnh hưởng lên cả Tọa và Hướng
nơi cung này khíến cho dù có là tử-khí nơi cung này cũng
vẫn vượng. Ngược lại, nếu là suy thì thì vượng
khí ở cung này cũng trở nên suy. Chỉ có Thủy-pháp
mới có ảnh hưỡng với Chính-thần và Linh-thần.
Ngoài ra, thủy pháp cũng có thể dùng đề làm
tăng năng lực các nơi Hướng vượng tốt...
Nhưng vượng là vượng cái gì mà suy là suy
cái gì? Ðầu tiên, vượng hay suy có ảnh hưỡng lên tài
lộc, tiền bạc. Nhưng ngoài ra, dù là sao
đương vượng nơi một cung mà sao này lại kỵ với cung thì
ảnh hưỡng kỵ này lại làm cho xấu nhiều hơn
khi sao có quá nhiều năng lực. Bãn tra “Ảnh hưỡng của
Lưu niên cửu tinh đến các cung” có thể dùng
để đoán hên xui tuy rằng bãn này dùng để ứng dụng
cho niên bàn. Ðây là vì bãn này được lập ra
dựa theo sự sinh khắc Ngũ-hành giửa sao và cung nên
có thể dùng cho các sao Tọa và Hướng khi ảnh
hưởng liên đới giửa các sao và cung được phân tích
để xác định các sao có ảnh hưởng thật sự
sau khi loại ra những sao không có năng lực để phát huy.
Thí-dụ: nơi cung Khảm (thủy) chúng ta có
sao Vận, Tọa và Hướng là Bát-bạch thổ, Thất-xích kim
và Tam-bích mộc thì theo thuyết tương sinh
trong Ngũ hành thì Thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy
sinh mộc. Như vậy, năng lực của sao Bát-bạch
thổ dồn đến sao Thất-xích kim rồi lại dồn đến cung
thủy rồi cuối cùng tất cả năng lực dồn đến
sao Tam-bích mộc. Kết quả là khí của sao Tam-bích là
khí của cung vào các sao kia dồn đến nên rất
mạnh mẻ trong khi năng lực của các nơi này đã mất hết
nên dù xấu hay tốt các sao Bát-bạch và Thất-xích
không có năng lực để phát huy. Dựa theo bản
“Ảnh hưỡng cửa Lưu-niên Cửu tinh đến các
cung” thì sao Tam-bích tại cung Khảm làm cho tỳ khí
quá nóng, trong nhà có người di chuyễn đi
xa nên đây không phải là ảnh hưỡng tốt và ảnh hưỡng
này rất mạnh. Truờng hợp này chúng ta có thể
tìm cách thêm hành mới là hành Hỏa để hy vọng giải
tỏa năng lực xấu này. Thêm hỏa vào cung có
thể dùng màu đỏ như sơn tường màu đỏ, treo nhiều
trang ãnh màu đỏ... Nhưng hỏa lại sinh thổ
rồi chu kỳ tương sinh tiếp tục vì ta có đũ 5 hành nên
năng lực bây giờ chia đều ra khiến cho các
sao đều có ãnh hưỡng tốt hay xấu của chúng nó trên cung
nhưng các ãnh hưỡng đều ít mạnh.
Ðây chính là lý do tại sao chúng ta phải áp
dụng các nguyên lý Ngũ-hành để dời năng lực này đi nơi
có ích cho chúng ta hơn. Khi năng lực mạnh
mẽ này được đưa đến một sao tuy là tử khí nhưng lại
hợp Ngũ-hành với cung thì tử khí nhờ năng lực
mạnh dồn đến lại biến thành vượng khí nên tạo ra
ảnh hưỡng tốt cho cung. Ðây chính là bí quyết
phối hợp Thủy-pháp và Ngũ-hành trong Phong-thủy
để có thể triệt tiêu xấu và nhiều khi có hiệu
quả chuyễn xấu thành tốt.
Chúng ta không nên quá câu nệ về các vị trí
có thủy như nhà tắm, chổ rửa chén, cầu tiêu... Nếu
chúng ta có thể làm cho hoàn hảo 2 vận liên
tiếp là đã hay lắm rồi. Hơn nửa, các vị trí có thủy này
không phải lúc nào cũng có thủy như nhà tắm,
chổ rửa chén, giặc giủ... không phải lúc nào cũng có
dùng nước hết. Nhiều lắm là mổi ngày có 1
giờ dùng nước ở các nơi này tức là chỉ có 1/24 mà thôi.
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
7-68
Chĩ có nhà cầu, bồn chứa nước là lúc nào
cũng có thủy nhưng nếu là phương vị không nên có thủy
thì nên tìm cách đậy nấp cầu hay bồn nước lại.
Khi trong cùng một cung mà cùng có các sao
Hướng và Tọa đều có khí tốt thì nên dùng thủy một
cách thận trọng hơn tức là khi sao Tọa vượng
mà không có ãnh hưỡng gì vì năng lực của nó bị rút đi
nơi khác theo chiều tương sinh trong
Ngũ-hành thì thiết nghĩ rằng có thể dùng thủy ở cung này.
Các sao xấu như Nhị-hắc và Ngũ-hoàng, hay
sao kỵ với Ngũ-hành của cung không đáng sợ vì
những lý do sau đây:
Khi sao nầy vượng mà lại hợp Ngũ-hành với
cung thì rất tốt. Bạn có thể tra bản trong phần
"Lược đoán Cửu-tinh khi vượng hay
suy".
Áp dụng thuyết tương sinh của Ngũ-hành có
thể chuyễn năng lực của các sao có ảnh hưỡng xấu
đến nơi khác khiến cho sao không còn năng lực
để hoành hành. Trong khi đó năng lực được
di chuyễn đi nơi khác này có thể di chuyễn
tiếp tục bằng cùng phương pháp đến sao tốt hay
đến cung khiến cho sao tốt lại tốt hơn hay
cung vị có nhiều năng lực hơn nên tốt hơn.
Nếu các sao này quả thực xấu nơi một cung
nào đó mà không thể giải được và nếu cung đó tĩnh
thì không có gì phải lo.
Sau khi đã được tính thử mà vẫn không dùng
phương pháp Ngũ-hành hay tĩnh được thì lúc đó ta hảy
dùng hũ muối vì hũ muối hút đi các khí xấu
nhưng lại không đem năng lực này đến bồi bổ cho năng
lực các nơi khác như phương pháp dùng thuyết
tương sinh của Ngũ-hành.
Sự uyễn chuyễn khéo léo trong cách ứng dụng
bí quyết này tùy thuộc vào sự thấu hiễu sâu sắc hay
không của mổi người.
7.1. Căn bản lựa chọn đất đai để xây cất
Nếu tính theo sự nặng nhẹ của đất đai thì đất
thịt (top soil) khô thì nhẹ nhứt, ướt thì nặng hơn, đất sét
thì cũng khá nặng, đá thì rất nặng... Như vậy
sự nặng nhẹ của đất đai tùy thuộc vào thành phần của
các thứ này trong đất như đất toàn là đá
thì thật là nặng... Ðất thịt khô không thôi tức là đất thịt
không có nước vì vùng này thiếu nước hay
quá nhiều nắng thì rất nhẹ. Như vây, khi lấy đất xay ra
rồi đổ trở lại chổ củ, thì đất thịt mềm thì
dĩ nhiên dể xẹp xuống khi bị sương đêm làm ướt nên lõm
xuống, trong khi đó nếu có nhiều đá thì qua
đêm bị sương đọng lại làm xẹp phần đất thịt còn lại
nhiều đá cho người ta có cảm giác là như đất
lồi lên. Nhưng đất nặng thì sao lại tốt? Ðất nặng được
coi là tốt vì các công trình xây cất lâu
dài có hy vọng được lâu dài.
Từ đó, chúng ta thấy rằng đất càng nặng
càng tốt có nghĩa là đất có nhiều đá, đất sét, vùng đất không
được khô cằn. Nhưng điều này chưa đủ vì nước
trong đất cần phải thơm.
Nói về nước trong đất thơm hay không thì đất
mà cây cối mục nát quá nhiều thì nước chua hay đắng
vì đây là vị của cây cối mục, chết (giống
như thuốc bắc vậy). Ðây có thể là trường hợp nước bị tù
đọng vì có thể có quá nhiều đất sét hay quá
nhiều đất thịt khiến cho nước khó chảy thông đi. Còn đất
mà cây cối xanh tươi thì nước sẻ lại thơm
tho.
Hơi nước bốc lên thẳng trời như khí từ dưới
bốc lên sau cơn mưa trong mùa Hè và Thu vào lúc xế
chiều. Khí (hơi nước) này có dạng dưới nhõ,
trên lớn như cái dù mà người ta cho rằng đây là chân
khí. Ðây có lẻ là cách để xem coi khu đất
này có ấm hay không. Lúc xế chiều nắng đã dịu lại làm
cho không khí đã bớt nóng, nơi nào có nhiều
hơi nước thì cô đọng lại thành sương mù. Các nơi này
là các nơi vừa ấm và vừa ẩm. Ðây hình như
là những điều kiện đầu tiên giúp cho cây cối mọc tốt
nên diển tã được sự sống mạnh tức diển tả
được khí tốt của vùng đất. Còn khí có thể bốc thẳng lên
Phong-thủy Bát-trạch và Huyền-không-học
trời diển tã cho thấy rằng vùng đất này ít
gió nên không tán khí. Luồn khói ẩm càng dầy thì đất càng
ấm nên có thể bốc nhiều hơi nước nên được coi
như là dương khí nhiều.
Nói chung là đất phải chắc, có nhiều đá
càng tốt, tốt cho cây cối mọc xum xuê và ít gió. Nơi như vậy
chắc là khí phải tốt.
Nói về khí thì khí là một trường năng lượng
giúp cho mọi chuyện có thể hoạt động được. Giống như
một chiêc xe đầy xăng nhưng không có điện
lưu chuyễn thì không thể nào chạy được. Con người ta
mà không có khí lực trong người thì chết
tuy rằng trong người có chứa đầy chât bổ dưỡng... Một ly
nước Coke uống rất ngon nhưng nếu mất hết
hơi rồi thì lạc lẽo vì vị giác của chúng ta bị kích thích ít
hơn.
Như vậy, một nơi khô khan, không có khí thì
cây cối không thể mọc được. Ðất đai không đủ nặng
thì không đủ vửng chắc để xây cất cho những
chuyện lâu dài.
Tóm lại thì đây những căn bản lựa chọn hợp
lý cho một mãnh đất tốt có khí lực tràn trề.
8. Dụng cụ phong thủy:
Sau đây là một số dụng cụ Phong-thủy và ý
nghĩa của từng món.
Bát-quái: Bát quái treo bên ngoài dùng để
trừ tà ma, chỉnh hướng cửa sai... Bát quái có nhiều loại,
có loại có gắn gương (thường, lồi, lõm).
Các loại gương này được dùng như liệt kê dưới đây. Có 2
loại Bát-quái là Tiên-thiên Bát-quái và Hậu-Thiên
Bát-quái. Tiên-Thiên Bát-quái treo theo vị trí Càn
trên Khôn dưới. Hậu-Thiên Bát-quái thì treo
theo vị trí Khảm trên, Ly dưới.
Khi muốn sửa hướng nhà nằm trong vị trí xấu
thì treo Tiên-thiên Bát-quái trong vị trí bình thường.
Hậu-Thiên Bát-quái phải xoay để thay vị trí
hướng xấu bằng vị trí hướng tốt như sau đây:
Xem cửa chính nhà đã phạm hướng xấu nào dựa
theo Mệnh-quái của Bát-trạch.
Ðịnh vị trí Bát-quái cần phải dùng để sửa:
Sinh-khí để hóa giải cửa chính quay về hướng
Ngũ-quỹ.
Thiên-y để hóa giải cửa chính quay về hướng
Tuyệt-mạng.
Phúc-đức để hóa giải cửa chính quay về hướng
Lục-sát.
Phục-vị để hóa giải cửa chính quay về hướng
Họa-hại.
Vị trí bình thường của Hậu-thiên Bát-quái
là Ly ở phía trên, Khảm ở phía dưới tượng trưng cho
vị trí Phục-vị. Dựa theo Mệnh-quái, xoay vị
trí Phục-vị đến vị trí cần phải sửa. Hay nói khác
đi là xoay vị trí tên của Mệnh-quái đến
thay thế cho vị trí cần phải sửa.
Thí dụ 1: Theo Mệnh-quái Càn thì cửa chính
hướng về phía Ngũ-quỉ ở phía Ðông (Cấn). Phải dùng
Sinh-khí để hóa giải. Mệnh-quái là Càn thì
Phục-vị ở hướng Tây-bắc (Càn), Sinh-khí ở hướng Tây
(Ðoài). Phải xoay Bát-quái cho Càn thế chổ
của Ðoài tức là xoay Bát-quái 45 độ ngược theo chiều
kim đồng hồ. Như vậy phải treo Khôn trên, Cấn
dưới.
Thí dụ 2: Theo Mệnh-quái Khôn thì cửa chính
hướng về phía Ngũ-quỉ ở phía Ðông-nam (Tốn). Phải
dùng Sinh-khí để hóa giải. Mệnh-quái Khôn
thì Phục-vị ở hướng Tây-nam (Khôn), Sinh-khí ở
hướng Ðông-bắc (Cấn). Phải xoay Bát-quái
cho Khôn nằm vào vị trí Cấn tức là phải xoay 180 độ
(nửa vòng). Như vậy phải treo Bát-quái
trong vị trí Khảm trên, Ly dưới.
Gương phẵng: Dùng bên ngoài nhà để đánh lệch
hướng những gì từ ngoài chiếu vào nhà kể cả tà
khí bên ngoài. Gương treo trong nhà cũng
dùng làm cho có cảm giác như nhà rộng hơn và cũng
dùng để lấp chổ trống hay chổ xấu bằng cách
phãn chiếu phần tốt đẹp trong căn nhà lên các chổ
trống hay xấu này thí dụ như nhà cất có chổ
lõm vào thì có thể dùng gương gắn lên tường phía trong
nhà nơi chổ lõm này để cho cảm giác là nơi
này không bị lõm vào. Như vậy gương có thể dùng để
tạo lại cân bằng cho căn nhà.
Gương treo trong nhà hướng ra ngoài lại cho
cảm giác là đem phong cảnh bên ngoài vào trong nhà
như là trong nhà có cảnh bên ngoài. Chẵn hạn
như để phãn chiếu dòng sông bên ngoài vào trong
cung cần thủy của nhà để như có dòng sông
chảy trong nhà nơi cung này.
Gương lồi: Dùng để đánh lệch hướng những gì
từ phía trước chiếu vào kể cả chính và tà khí.
Gương lõm: Dùng để tống khứ tất cả các cái
gì đưa vào nhà. Gương lồi có vẽ như đem tất cả cái
xấu đẹp gì ở bên ngoài ra xa hơn.
Pha lê có góc cạnh: Khi ánh sáng chiếu vào
các pha lê có góc cạnh, ánh sáng được phân ra làm
nhiều màu. Sự kiện này tạo thành nhưng các
màu của Ngũ-hành đều có mặt khiến giúp cho năng lực
trong vùng ảnh hưỡng được điều hòa dựa theo
thuyết tương sinh trong Ngũ-hành. Các tia sáng nhiều
màu này cũng còn tượng trưng cho năng lượng,
khí tốt được rải đi khắp nơi trong vùng có ảnh
hưỡng. Như vậy có có tính chất làm điều hòa
và tăng năng lực trong vùng ảnh hưỡng, làm vượng
khí trong nhà tăng lên, làm giãm đi sự lệch
lạch trong căn nhà.
Ðèn: Ðèn đem lại năng lực, vượng khí.
Khánh (phong linh) và chuông: để điều hòa
khí vận, làm tan tà khí trong và ngoài nhà, làm dịu
hòa khí xung quanh.
Cây cối: Cây cối tượng trưng cho Mộc trong
Ngũ-hành mà còn làm tăng năng lượng (vượng khí)
trong nhà nhờ vào sự sống của chúng. Cây
cũng có thể dùng để che những chổ kiến trúc thiếu thẩm
mỹ.
Cây tắc điễn tả cái may vì theo chử nho thì
tắc là có. Cây dâu không được trồng trước cửa nhà vì
dâu còn gọi là
tang. Cây hòe không nên trồng ở sau nhà mà phải trồng ở nơi đón khách để trình
ra
nguyện ước được
lên chức cao.
Nếu cây trồng
ngay trước cửa chính ra vào căn nhà thì không được tốt đẹp. Vì cản trở sinh khí
đi
vào nhà. Người
trong nhà xuất hành làm ăn luôn luôn đụng đầu với cây trồng này thì khó mà
suông
sẽ trong công việc
làm ăn lại còn hao tổn tiền bạc nữa.
Bụi trúc: cây
Trúc có ý nghĩa cao đẹp của người quân tử, nhà có bụi trúc xung quanh thì được
phú
quí an nhàn,
nhưng khó tránh được cảnh cô độc nên không dùng để trang trí cho các nơi cần
giao tế.
Hồ hay chậu cá:
Tượng trưng cho Thủy trong Ngũ-hành mà còn làm tăng năng lượng (vượng khí)
trong nhà nhờ vào
sự sống của cá và rong rêu trong đó. Nước còn là biểu tượng cho tiền bạc, cá biểu
hiện cho sự thành
công. Như vậy hồ hay chậu cá dùng để thúc đẩy tài vận.
Có 3 vấn đề cần
biết trong cách dùng hồ hay chậu cá để thúc đẩy tài vận:
Hình dạng chậu
hay hồ:
a. Tròn: thuộc
hành Thủy, có thể làm cho thủy vượng nên luận là tốt.
b. Chử nhựt: thuộc
hành Mộc, làm giãm thủy khí nhưng là sinh trợ hữu tình nên cũng
tạm luận là tốt.
c. Vuông: thuộc
hành Thổ, khắc Thủy nên không nên dùng.
d. Lục giác: được
coi như thuộc hành Thủy vì số 6 là số của Thủy, có thể làm cho thủy
vượng nên luận tốt.
e. Tam: thuộc
hành Hỏa bị Thủy khắc chế. Không nên dùng.
f. Bát giác: thuộc
hành Thổ vì số 8 là số của Thổ nên khắc Thủy, không nên dùng.
Số lượng cá trong
hồ: Số lượng cá có thể luận theo sao hay theo Ngũ-hành nên kết quả luận đoán
có lúc không giống
nhau. Vì vậy mà khi cả 2 cách thức đều luận là tốt thì rất tốt, nên dùng.
g. Một: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Nhất-bạch Tham-lang, là cát
tinh nên có thể
làm vượng tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Thủy
nên làm Thủy khí
vượng tốt nên có thể làm vượng tài. Nên dùng số này.
h. Hai: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Nhị-hắc Cự-môn, là hung tinh
nên bất lợi cho vận
tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Hỏa nên bị
Thủy khắc làm hao
tổn thủy khí không lợi cho vận tài. Không nên dùng số này.
i. Ba: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Tam-bích Lộc-tồn, là hung tinh
nên bất lợi cho vận
tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Mộc nên làm
mất năng lực của
Thủy khí cũng bất lợi cho vận tài. Không nên dùng số này.
j. Bốn: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Tứ-lục Văn-xương, là cát tinh
nên có thể làm vượng
tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Kim nên
làm Thủy khí vượng
tốt nên có thể làm vượng tài. Nên dùng số này.
k. Năm: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Ngũ-hoàng Liêm-trinh, là hung
tinh nên bất lợi
cho vận tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Thổ khắc
chế Thủy nên bất
lợi cho vận tài. Không nên dùng số này.
l. Sáu: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Lục-bạch Vũ-khúc, là cát tinh
nên có thể làm vượng
tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Thủy nên
làm Thủy khí vượng
tốt nên có thể làm vượng tài. Nên dùng số này.
m. Bảy: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Thất-xích Phá-quân, là hung
tinh nên bất lợi
cho vận tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Hỏa bị
Thủy khắc làm
tiêu hao thủy khí nên không lợi cho vận tài. Không nên dùng số này.
n. Tám: Theo số của
Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Bát-bạch Tả-phù, là cát tinh
nên có thể làm vượng
tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Mộc nên
làm mất năng lực
của Thủy khí cũng bất lợi cho vận tài. Không nên dùng số này.
o. Chín: Theo số
của Lạc-thư thì số này đại diện cho sao Cửu-tử Hửu-bật, là cát tinh
nên có thể làm vượng
tài. Theo tính Ngũ-hành của Hà đồ thì số này thuộc Kim sinh
Thủy nên làm Thủy
khí vượng tốt nên có thể làm vượng tài. Nên dùng số này.
p. Số lớn hơn
chín thì đen trừ đi cho 9 đến khi nhõ hơn 9 rồi theo số nhõ hơn 9 này mà
luận như trên.
Màu các con cá
trong hồ:
q. Màu kim loại
vàng hay trắng: thuộc hành Kim mà Kim sinh Thủy nên thúc đẩy vận
tài mạnh.
r. Ðen hoặc màu
tro: thuộc hành Thủy nên cũng thúc đẩy vận tài mạnh.
s. Xanh lá cây:
thuộc hành Mộc nên hút bớt đi năng lực của Thủy làm cho vận tài yếu
kém.
t. Ðỏ hoặc tím:
thuộc hành Hỏa bị Thủy khắc nên làm giãm năng lực của Thủy làm cho
tài vận yếu kém.
u. Vàng hoặc
cà-phê: Thuộc hành Thổ nên khắc Thủy, nên bất lợi cho vận tài.
Loại cá:
v. Cá nước mặn:
có thủy khí cao nhưng khó chăm sóc.
w. Cá nhiệt đới:
khó nuôi.
x. Cá nước ngọt
thường: dể nuôi nên thường được nuôi để thúc đẩy vận tài.
y. Cá có thủy khí
mạnh: Loại cá này có miệng lớn rộng, răng ánh bạc rất sắc bén giống
như rồng nhã
châu. Thường được nuôi để trấn áp các phương vị xấu.
Cá chết là điềm xấu,
đem lại xui xẻo nên phải lấy ra khỏi hồ càng sớm càng tốt.
Quạt: dùng làm
tán luồng khí xấu từ ngoài đi vào nhà, làm cho khí vận hành.
Hòn non bộ phun
nước: Tượng trưng cho Thủy trong Ngũ-hành mà còn làm tăng năng lượng
(vượng khí) trong
nhà nhờ vào sức nước lưu chuyễn. Nước còn là biểu tượng cho tiền bạc.
Tảng đá, pho tượng:
Vật nặng giúp tạo ra cãm giác ổn định một vị trí phức tạp. Hình dạng của
pho tượng cũng
cho những phản ứng riêng biệt.
Pho tượng Lân,
thú dữ: đuổi tà ma.
Con cóc ngậm đồng
tiền: mong ước có tiền
Con rùa: chỉ sự
lân bền, thọ. Con rùa có một vị thế rất đáng được lưu tâm. Thật vậy một căn nhà
được phân chia ra
làm 4 phần, phía trước là Minh đường, bên trái là Thanh Long, bên phải là bạch
hổ và đặc biệt
phía sau là Huyền Vủ được biểu tượng bằng hình ảnh con rùa. Một căn nhà không
có
Huyền vủ như là
thế đất thấp trủng, hay phía sau không có đất nhiều bằng phía trước đối khoa
phong
thủy là một căn
nhà xấu có hậu vận suy tàn, không bền vững. Để hóa giải đối với những căn nhà
này
các nhà phong thủy
thường có lời khuyên nên đặt con rùa phía sau nhà bò vào nhà.
Những người lớn
tuổi thường khó ngủ bởi lưng trống trải, thiếu chổ tựa an toàn nên rùa là biểu
tượng tốt cho Huyền
vủ tạo chổ dựa vững chắc cho người lớn tuổi. Ngoài ra Rùa là linh vật sống thọ
nên rất thích hợp
cho người lớn tuổi, hay người đau ốm mong có cuộc sống lâu dài. Khi xử dụng đặt
rùa trong nhà nên
chú ý đến một phản ứng nghịch hay nói đúng hơn là khuyết điểm của Rùa đó là sự
chậm chạp, cũng
vì khuyết điểm này, nên trong thương trường cạnh tranh các tài xế xe hàng ít
khi
chịu vận chuyển
rùa trên xe của mình.
Các gia đình có
thanh niên trẻ hay con cái còn đi học thì không nên đặt rùa trong căn nhà đang ở
sẽ
không mang hậu quả
tốt cho mình.
Ông Di lạc: Đem sự an vui.
Ông Thần tài: đem sự thịnh vượng
Ông Thổ địa: giử gìn, bảo vệ đất đai cơ sở
Con dơi: sự may mắn.
Thanh kiếm: trừ
tà ma.
Ðồ điện: kích
thích môi trường xung quanh vì điện tính của món đồ.
Ống sáo và các ống
rổng: làm năng khí trong nhà lên từng mức độ, bơm khí lên để giải tỏa áp
lực đưa xuống của
xà nhà, thang lầu... Miệng sáo phải chúc xuống dưới khoãng 30 độ. Ðôi khi được
dùng để thay thế
thanh kiếm để đuổi tà ma.
Hủ muối (chép lại
theo bài của anh LongLy):
Hủ muối được dùng
để giảm bớt phần nào tác hại do các niên tinh Ngũ Hoàng hoặc Nhị Hắc gây ra.
Đặc biệt trong những
trường hợp cửa chính hoặc cầu thang của căn nhà bị những hung tinh này
chiếu, vì đây là
nơi động khí mạnh nhất trong nhà.
Hủ muối chỉ được
dùng trong năm, và được đặt ở những phương vị có hai hung tinh Ngũ Hoàng
hoặc Nhị Hắc chiếu
tới. Qua năm sau, hủ muối củ phải được bỏ đi trước tháng 2(DL) vì khi đó niên
tinh Ngũ Hoàng và
Nhị Hắc không còn chiếu ở chổ củ nữa.
Cách bỏ hũ muối,
ta nên dùng một bao ny lông, trùm lên hũ muối rồi bưng nguyên hũ muối bỏ vào
thùng rát bên
ngoài căn nhà, tránh để rơi rớt hay vung vãi trong nhà.
Màu sắc: Phần lớn
màu sắc được dùng để điều hòa năng lực dựa theo thuyết tương sinh, tương
khắc của
Ngũ-hành.
Hình tượng
Ngũ-hành: Hình tượng cửa đồ đạc cũng được dùng để tiêu biểu cho Ngũ-hành như
tròn tượng trưng
cho Kim, dài tượng trưng cho Mộc, vuông tượng trưng cho Thổ, góc nhọn tượng
trưng cho Hỏa và
uống lượn tượng trưng cho Thủy. Các hình tượng này cũng được dùng để điều hòa
năng lực giống
như màu sắc.
Thú vật (chép
theo bài sưu tầm của bác thienkhoitimvui):
Theo khoa phong
thủy cửa chính là một trong những vị trí quan trọng của căn nhà cần được bảo vệ
và ngăn chận yếu
tố xấu khác xâm nhập vào nhà. Có nhiều phương cách bảo vệ cửa chính, việc đặt
thú vật hai bên cửa
chính cũng là một trong những phương cách bảo vệ hữu hiệu. Hiện nay trên thị
trường có bán rất
nhiều loại thú ở những kiểu dáng khác nhau rất đa dạng và phong phú như là
long,
lân qui, phụng,
sư tử, ngựa, voi, nai, gấu, rắn, chim, sóc, chó, mèo, dơi, gà ... Vì thế trước
khi quyết
định chọn lựa một
biểu tượng xử dụng cần phải chú ý đến các điểm sau đây:
Ý nghĩa: Mỗi loại
thú vật thường mang một ý nghĩa và đặt tính khác nhau ví dụ:
Chó là vật trung
tín, hiền hòa dễ điều khiển nhưng sức chiến đấu phản công yếu ớt.
Voi hay sư tử thì
hung hản, tấn công mãnh liệt nhưng khó điều khiển.
Rắn tuy rằng
không hung dử nhưng thâm độc,
Nai hiền hòa báo
hiệu tin lành tiền bạc nhưng chẳng bảo vệ được ai.
Long Lân Qui Phụng
cũng là những linh vật bảo vệ tốt nhưng đòi hỏi người được bảo
vệ có chân mạng lớn
như vua, quan. Những người có chân mạng yếu kém xử
dụng các linh vật
này không có hiệu quả.
Do vậy mà tùy
theo mục đích của gia đình mà chọn một loại thú thích hợp.
Hướng đặt: Tùy
theo loại thú mà có những hướng đặt khác nhau, theo nguyên tắc chúng
thì không nên đặt
các thú hướng vào nhà mà nên đặt hướng ra phía ngoài hay đối
diện nhau. Ví dụ
như chó mèo chim, khỉ, gấu có thể đặt hướng ra ngoài hay đối diện
nhau. Riêng các
loại thú dử như rắn, cọp, sư tử, voi, chó sói thì nên hướng ra phía
ngoài. Nếu đặt
nghịch hướng sẽ đem lại tác dụng xấu cho chủ nhà.
Vị trí: Các nghệ
nhân khi thực hiện những tượng thú còn kỷ lưởng phân biệt giới tính
đực và cái nữa.
Vì thế khi chưng bày hai con thì phải chú ý chọn đúng con đực và
con cái mới có sự
hòa hợp âm dương. Ngoài ra theo nguyên tắc NAM TẢ NỮ HỮU
thì nên đặt con đực
về phía trái và con cái về phía phải theo vị trí đứng tại cửa nhìn ra
đường.
Kiểu dáng: Cần phải
phân biệt hai loại kiểu dáng khác nhau:
Phủ phục: Trường
hợp gia đình muốn yên ổn, có làm ăn ở nhà, chỉ mong đón tiếp
khách mời, nhưng
muốn ngăn cản kẽ ngoại nhập không mời thì nên dùng những
thú vật có phong
cách phủ phục như là voi có vòi thòng xuống đất, sư tử, chó ở vị
thế nằm.?
Tấn công: Trường
hợp gia đình muốn hoàn toàn riêng tư, yên ổn, không thích bất cứ
người nào đến quấy
nhiểu dù là người lạ mặt hay quen thân thì có thể xử dụng
các thú ở vị thế
tấn công như là sư tử chồm cao, há miệng, Voi đưa vòi cao lên,
chó đứng hay chạy...
Một điểm sau cùng
cần quan tâm trước khi đặt thú vật bảo vệ căn nhà đó là phản ứng phụ của sự
việc này. Nếu trước
cửa nhà đặt những loại thú dễ điều khiển và hiền hòa thường đem lại cho gia
đình không khí
vui tươi nhẹ nhàng thoải mái. Trường hợp đặt tượng thú dữ nhất là ở vị thế tấn
công
dễ đem lại sự căn
thẳng tinh thần, không khí trầm mặc, khó thở không thích hợp cho những gia đình
có con trẻ, hay vợ
chồng son trẻ đang cần không khí ấm cúng, trẻ trung.
Dựa theo các thí
dụ của ông Bạch Hạc Minh trong sách Thẩm Thị Huyền-Không-học, chúng ta cũng
có thể dùng hình
tượng các thú dử để trong nhà chứ không riêng gì trước cửa nhà.
9. Thực hành:
Những thí dụ được
đưa ra sau đây là những trường hợp có thật để giúp kiễm chứng lại những lý
thuyết đã được
trình bày.
9.1. Thí dụ 1:
Sau đây là một
thí dụ về Tam-ban Xảo-quái trích trong Trạch-vận Tân-án:
Cuối thế kỹ thứ
19, vận 2, ông Trương Hồng Nam ở tại Indonesia là một người từ tay trắng tạo
nên
sự nghiệp. Nhà của
ông quy mô hùng tráng như dinh thự của vua chúa, tọa Cấn hướng Khôn (45 độ)
nên là nhà có được
tinh bàn Tam-ban Xảo-quái. Hướng Khôn là hướng nhìn ra biển nên là khi lập
dương làm hướng
thì đây chính là hướng nhà theo phái Huyền-không tuy rằng cửa chính không
quay ra hướng
này.
Từ nhà nhìn ra cửa
chính phía cung Ly (Nam) là phương Sinh khí của vận 2 và phương Vượng-khí
của vận 3 nên rất
tốt.
Vận 2 có phương vị
Chính-thần là Tây-nam và phương vị Linh-thần là Ðông-bắc. Phía Ðông-bắc
(Cấn) nhìn ra biển
nên phương vị này trở thành phương vị vượng khí vô cùng. Như vậy trong vận 2
nhà này hấp thụ
vượng khí rất mạnh mẻ nên phát triễn cũng rất mạnh mẻ.
Ðến vận 3, hiệu
lưc của biển ở phương Ðông-bắc không còn nửa mà ngược lại khí tại Hướng ở cung
này trở thành
Thoái khí của hướng nên kỵ thủy, nhưng cửa chính của nhà vẫn còn mở ở cung vượng
khí nên vẫn còn
tiếp tục phát triễn thịnh vượng.
Cuối vận 3 khí vượng
đã hết cùng lúc đó chiến tranh cũng chấm dứt ở châu Âu nên cao su sụt giá
làm các nhà tư bản
đầu tư trong cao su lần lược bị phá sản. Ông Trương Hồng
Nam có trong tay một
khối lượng hàng cao su rất lớn nên gánh phải
hậu quã nặng nề khiến cho tài hản bị mất hết mà còn
lại nợ nần thêm nửa nên đau buồn mà mất đi.
Ðến vận 4, khí của Hướng ở cung Ðông-bắc sẻ
là Suy-khí nên càng kỵ thủy hơn mà gặp biển cả nên
xui sẻo vô cùng vì thay vì cướp khí của các
Nguyên khác thì nay lại mất hết khí đi đến các Nguyên
khác. Lại thêm cửa chính hấp thụ Thoái-khí ở
Hướng, Tử-khí ở nên dù là Tam-ban xảo quái cũng
Post a Comment