Header Ads

NGỌC HẠP CHÍNH TÔNG


NGỌC HẠP CHÍNH TÔNG (PHẦN 1)

NGỌC HẠP CHÍNH TÔNG 
Tu sĩ Viên Tài - Hà Tấn Phát

  1. Khổ hạnh đạo mầu đã mấy niên,Am tranh cảnh vắng, phận hầu yên.Kệ kinh những tưởng xa trần tục,Nghiên bút vẫn còn vướng nợ duyên.Chẳng qua vì nặng nguồn xây dựng,Tấc đất, ngọn rau nghĩa đáp bồi.Chút đỉnh gọi là duyên văn tự,Dám đâu so sánh bực cao minh.

Tu sĩ Viên Tài Bái bút.
Kính thưa quí độc giả,
Bản sách Ngọc Hạp Chính Tông(1) này là một bản sách cổ từ lâu đời bằng chữ Nho, mà thuở xưa các cụ thường dùng để trạch tuổi, coi ngày, coi giờ, coi cưới gả, coi làm nhà, coi xuất hành, mở cửa hàng, coi phương hướng và so đôi tuổi trai và gái kết hôn cùng nhau cho được phù hạp về cung mạng thuộc Ngũ hành khắc và hạp.
Bản sách Ngọc Hạp là một bản sách rất quí báu, hậu thế cũng chưa ai làm nối theo mà bỏ không dùng bản ấy làm gốc. Nhà làm sách Ngọc Hạp và Bát Trạch(2) đã thông Thiên văn rành Địa lý, am hiểu vũ trụ biến đổi, lại rành rẽ về Lịch số học mới làm ra được; phải hiểu cả Âm Dương thuộc Ngũ hành khắc hạp v.v...
Tôi, ngày nay đem ra trình bày bản sách này được là vì trong gia đình tôi đã có sẵn bản cũ và tôi cũng nhờ học thêm với nhiều người trong mười mấy năm nay, cho nên sự kinh nghiệm của nghề nghiệp làm cho tôi phấn khởi trong lòng, nên tôi mới dám đem ra trình bày hầu cống hiến quí vị coi theo mà dùng trong khi cần các việc mà tôi đã kể trên. Và tôi không phải có ý chí khoe khoang, nhưng sự thật tôi đã từng gầy dựng cho nhiều gia đình danh vọng về khoa so đôi tuổi cưới gả đặng thành tựu đàng hoàng hiện nay trong cả giới văn và võ.
Trong khi trình bày quyển Ngọc hạp này, tôi có hai điều mong ước: Một, là bây giờ nền Nho học càng ngày càng thối bộ, tôi muốn lưu lại một đôi phần trong khoa này cho quí vị nào có cần đến cũng đỡ bớt sự phiền phức. Hai, là tôi đã kinh nghiệm thật đúng, cho nên tôi mới mạnh dạn trình bày để cho những vị tân học ngày nay có dịp khảo xét thêm cho biết coi người xưa truy nguyên có đúng hay không. Về điểm này tôi xin để thời gian chứng minh sự thật... chớ hiện nay phần đông vì khoa học tiến mạnh, làm cho thiên hạ say mê nền Tân học, còn cái gì thuộc về cũ - mà nhất là những gì nghe ra như huyền bí - thì người ta có dạ nghi ngờ, mà nghi ngờ cũng có lý... Riêng tôi, tôi lấy lương tâm chức nghiệp mà hoàn thành quyển Ngọc hạp này.
Tôi không thêm một lời nào theo ý riêng của tôi, và tôi không dám tưởng tượng mà tạo ra một chữ.
Và khi dứt lời, tôi xin kính cẩn cảm ơn những vị nào đã để mắt xem quyển sách này trong khi cần đến nó.
Nam Mô A Di Đà Phật
Viên Tài Hà Tấn Phát
Tu sĩ Tịnh Độ Tông Việt Nam
Kính tựa
(1) Tôi có chụp hình quyển Ngọc Hạp Chính Tông để làm bằng và có mấy trương của quyển Bát Trạch ở trương kỷ 
(2) Sách Bát Trạch cũng chuyên coi về Địa lý.
Lễ Nghi, cũng như Luân Lý và Luật Pháp, là những lề thói thường dùng lâu rồi thành thói quen có những sự kiện để đối đãi với nhau trong một xã hội cốt sao cho phải lẽ. Có câu rằng: "Phép không có chỗ nào là chẳng kính, lễ không có chỗ nào là chẳng nghiêm...".
Ngày xưa, cuộc đời được thái bình nhàn nhã, trên thì vua quan xa xí, dưới thì đám phú hào cũng bày vẽ nọ kia.
Người xưa chế lễ cũng tùy theo hoàn cảnh xã hội, cốt sao cho thích hợp với tâm lý mọi người.
Bóng thời gian qua, những động lực dẫn đạo của xã hội rất mạnh, đã làm rung chuyển hết thảy những cái gì xây dựng trên nền lễ giáo của thời xưa.
Những lễ nghi phức tạp và có những thói tục rườm rà phiền phức của thời xưa mà bây giờ thành ra trở ngại và gay go.
Như thời xưa, thì cuộc hôn nhân của con cái, quyền định đoạt đều do nơi cha mẹ, phận làm con không được cãi. Vì xưa kia chịu ảnh hưởng của giáo lý Khổng, Mạnh cũng có phần ràng buộc khó khăn lắm, nhưng dầu sao đi nữa, cũng ít xảy ra những tình tệ như ngày xưa.
Ngày xưa, việc hôn nhân của con do nơi cha mẹ định liệu, vì cha mẹ là người có kinh nghiệm hơn, ấy cũng là điều cần lắm. Vả lại, thời xưa đạo làm con lớn lên cốt lo ăn học cho thành tài để lập thân báo hiếu và trả nghĩa chung cho xã hội hưởng nhờ, chớ những thói dâm loàn, ong bướm cũng ít ai nghĩ đến... Còn cha mẹ mà giành quyền lo lắng cho con, chỉ muốn có một điều là:
"Nuôi con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi".
Cưới vợ bạn sẽ chọn thiếu nữ nào?
Người thiếu nữ phải dịu dàng nhưng không yếu đuối, người thiếu nữ phải có cương nghị nhưng... không quá cứng rắn với một thân hình tượng trưng phái yếu, thiếu nữ cần có nghị lực để chế ngự mình, hay là để đối phó với bên ngoài; sự dịu dàng và cương nghị phải đồng đều. Thiếu cương nghị thành ra yếu đuối, mà quá rắn rỏi thành ra nông nổi.
Nếu người thiếu nữ được học rộng thì tốt, được đẹp càng hay, giàu nghèo không sao, chẳng quan hệ gì. Sự khôn ngoan có cần không? Có thì được lắm chứ,nhưng tình yêu có khi cần những sự hiền đức, liêm chính, thanh tịnh hơn sự khôn ngoan; mà liêm chính, hiền đức và thanh tịnh đó mới là sự khôn ngoan trên các cái khôn ngoan.
Lấy chồng, cô sẽ chọn thanh niên nào?
Tấm lòng và sở thích của cô đã định cho cô phải tránh những người thế nào và chọn thanh niên như thế nào?
Cô có nghĩ chăng người chồng của cô sẽ phải là một thanh niên mạnh khỏe, có nghị lực, thích hoạt động, có một cơ sở? Được như thế, đời mới có thể được bảo bọc, che chở. Sức khỏe là nền tảng của nguồn nghị lực,nhưng không phải là bảo đảm của sự hoạt động. Một thanh niên có nhiều nghị lực nếu không biết ứng dụng cho thích hợp, cũng thành tai hại. Thế nên, ngoài sức mạnh của thân thể thanh niên cần có một nghị lực ở tinh thần, để biết tự chủ, khống chế mình trở thành hữu ích và người tốt.
Nếu có một người chồng biết tận tụy vì cô, cô là người tốt phúc. Người đàn bà cần có những đức tánh về trung tín và hy sinh mà đàn ông ít khi sánh bằng. Các cô phải chú ý về điều này để tạo hạnh phúc trong gia đình cho những ngày mai hậu.
Từ tình ái đến hôn nhân
Ái tình không đi đến hôn nhân có thể trọn vẹn không? Nhất định là không? Vì yêu nhau mà chẳng có ý định cùng nhau chung sống để đi đến hôn nhân là yêu một cách thoáng qua, yếu đuối và giả dối.
Cụ Nguyễn Du rất am hiểu tâm lý và cũng hiểu lẽ biến dịch, cho nên có những câu: 
E khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẽ rúng sẵn dành một bên.
Bởi thế cho nên bản phận của người con gái có những câu dặn lòng:
Đêm khuya gác bóng buồng the,
Ngọc vàng mình phải nâng niu lấy mình.
hay là:
lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sanh thành.
Vậy ái tình mà không kết thúc bằng hôn nhân là không thiêng liêng, không phải ái tình chân chính, chỉ là một trạng thái dục vọng.
Yêu nhau mà không có ý định cùng nhau chung sống từ lúc má đỏ đầu xanh, cho đến cơn da mồi tóc bạc, đó là sự phỉnh gạt các cô, các cô hãy cẩn thận.
Bây giờ là đời mới, tôi cũng rất tán thành sự tự do chọn lựa rồi đi đến hôn nhân chân chính; những sự luyến ái quá tự do mà tôi tưởng rất có tệ hại ở tương lai, các cô cũng nên tránh. Các cô nghĩ sao?
Viên Tài
Lương duyên do túc đế,
Giai ngẫu tự nhiên thành.
(Tục ngữ)
Phải duyên ngàn dặm cũng gần,
Trái duyên dẫu gặp mấy lần cũng xa.
(Ca dao)
Người ta trong đạo vợ chồng,
Hoa thơm phong nhụy trăng vòng tròn gương.
(Kim Văn Kiều)
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng hòa vợ thuận, gật đầu khen ngon.
Ca dao.
Trai thì trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
(Lục Vân Tiên)
Nguyên văn của Bát Quái thuộc Ngũ Hành như vầy:
Càn tam liên, Tây Bắc, Tuất Hợi.
Khản trung mãn, chính Bắc, đương Tý.
Cấn phúc quản, Đông Bắc, Sửu Dần.
Chấn ngưỡng bồn, chính Đông, đương Mão.
Tốn hạ đoạn, Đông Nam, Thìn Tỵ.
Ly trung hư, chính Nam, đương Ngọ.
Khôn lục đoạn, Tây Nam, Mùi Thân.
Đoài thượng khuyết, chính Tây, đương Dậu.
Cung Càn, hướng Tây Bắc, thuộc tuổi Tuất Hợi.
Cung Khảm, chính hướng Bắc, thuộc tuổi Tý
Cung Cấn, hướng Đông Bắc, thuộc tuổi Sửu, Dần.
Cung Chấn, chính hướng Đông, thuộc tuổi Mão.
Cung Tốn, hướng Đông Nam, thuộc tuổi Thìn, Tỵ.
Cung Ly, chính Nam, thuộc tuổi Ngọ.
Cung Khôn, hướng Tây Nam, thuộc tuổi Mùi, Thân.
Cung Đoài, chính Tây, thuộc tuổi Dậu.
Đây là giải nghĩa đủ tám cung là hình thể của quả địa cầu theo Lịch số học Á Đông (tức hình Bát Quái). Mỗi cung thuộc về hướng nào và hướng ấy thuộc về tuổi nào (là Địa Chi nào).
- Càn: Trời (le ciel).
- Khảm: Nước (les liquides: l'eau).
- Cấn: Núi (les plissements: plateaux et montagnes).
- Chấn: Điện (l'électricité: tonnerre et foudre).
- Tốn: Gió (l'air: le vent).
- Ly: Lửa (la chaleur: le feu).
- Khôn: Đất (la terre).
- Đoài: Đầm (les dépressions: mares et lacs).

- Cung Càn, Đoài thuộc hành Kim.
- Cung Khảm, thuộc hành Thủy.
- Cung Khôn, Cấn thuộc hành Thổ.
- Cung Ly thuộc hành Hỏa.
- Cung Chấn, Tốn thuộc hành Mộc.
Trên đây là giải nghĩa tám cung, cung nào thuộc về hành nào trong Ngũ Hành.
(1) Bát Quái (tám cung) nghĩa là cũng như hình thể của quả địa cầu là trái đất chúng ta đang ở đây. Nơi tròng giữa có hai thể Âm và Dương giao nhau mà sanh tồn, cũng như điện lực phải có dây âm và dây dương (dây nóng và dây nguội) điều hòa mới phát ra điện lực (Négatif et Positif).
MƯỜI THIÊN CAN HIỆP NHAU
thuộc về Ngũ Hành
- Giáp hiệp Ất thuộc về Mộc.
- Bính hiệp Đinh thuộc về Hỏa.
- Mậu hiệp Kỷ thuộc về Thổ.
- Canh hiệp Tân thuộc về Kim.
- Nhâm hiệp Quý thuộc về Thủy.
MƯỜI HAI ĐỊA CHI XUNG NHAU
thuộc về Ngũ Hành
- Dần Mão thuộc Mộc.
- Tỵ Ngọ thuộc Hỏa.
- Thân Dậu thuộc Kim.
- Tý Hợi thuộc Thủy.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ.
THIÊN VĂN LẬP THÀNH
THIÊN CAN(1) - ĐỊA CHI(2)
- Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh , Tân, Nhâm, Quý là mười Thiên Can.
- Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là mười hai Địa Chi.
(1) Can: tức là Cán hay gốc, Thiên Can là gốc tự trời.
(2) Chi: tức là Chi là Nhánh, Địa Chi là nhánh mọc ở Đất.
CAN, CHI THUỘC ÂM DƯƠNG(1)
* Thiên Can: 
- Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương.
- Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc Âm.
* Địa Chi:
- Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc Dương.
- Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc Âm.
(1) Theo luật sinh hóa của năm thể giao nhau mà sanh tồn, gọi là "Ngũ Hành", thì Thái Âm chịu ảnh hưởng của Thái Dương, gọi tắt là Âm Dương.
Để sanh ra vạn vật gồm cả loài người, cũng như điện lực cần phải có dây nóng và dây nguội mới phát điện được. Trong thân thể ta cũng có đủ ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Nếu thiếu một thể nào thì ta phải bệnh hay chết, mà khoa học hiện tại vẫn chứng minh như thế.
Như điện lực thì phải có dây Âm và dây Dương (dây nóng và dây nguội) (Négatif và Positif) mới sanh ra lửa đặng. (La raison de ceci "nombre 10" est que les nombres 1 et 0 indiquent les Forces primaires, positives et négatives de l'Univers. Ces forces peuvent également s'appeler "mâle" et "femelle". "1 = positif; 0 = négatif"). (Lý số học).
CAN, CHI THUỘC NĂM HÀNH VÀ BỐN PHƯƠNG, BỐN MÙA
* Thiên Can:
- Giáp Ất thuộc hành Mộc là phương Đông.
- Bính Đinh thuộc hành Hỏa là phương Nam.
- Mậu Kỷ thuộc hành Thổ là Trung ương (luồng giữa).
- Canh Tân thuộc hành Kim là phương Tây.
- Nhâm Quý thuộc hành Thủy là phương Bắc.
* Địa Chi:
- Dần, Mão, Thìn thuộc hành Mộc giữ mùa Xuân là phương Đông.
- Tỵ, Ngọ, Mùi thuộc hành Hỏa giữ mùa Hạ là phương Nam.
- Thân, Dậu, Tuất thuộc hành Kim giữ mùa Thu là phương Tây.
- Hợi, Tý, Sửu thuộc hành Thủy giữ mùa Đông là phương Bắc.
Bốn Chi: Thìn, Mùi, Tuất, Sửu nói về vị đơn thuộc hành Thổ, là bốn tháng quí (bốn tháng cuối mùa là tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín và tháng Chạp); bốn phương duy (bốn phương giáp: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam).
MƯỜI HAI THÁNG DỰNG ĐỊA CHI
Nước Trung Hoa từ đời vua Phục Hy mới làm lịch, phân vòng trời đất làm mười hai phía, lấy mười hai Địa Chi phối với mươi Thiên Can mà đặt tên phía, định một năm mười hai tháng, căn cứ theo sao Bắc Đẩu chuyển lần, hễ dựng vô mỗi phía là một tháng. Bắc đầu từ phía Dần như vầy:
- Tháng Giêng: dựng phía Dần, (là tháng Dần).
- Tháng Hai: dựng phía Mão, (là tháng Mão).
- Tháng Ba: dựng phía Thìn, (là tháng Thìn).
- Tháng Tư: dựng phía Tỵ, (là tháng Tỵ).
- Tháng Năm: dựng phía Ngọ, (là tháng Ngọ).
- Tháng Sáu: dựng phía Mùi, (là tháng Mùi).
- Tháng Bảy: dựng phía Thân, (là tháng Thân).
- Tháng Tám: dựng phía Dậu, (là tháng Dậu).
- Tháng Chín: dựng phía Tuất, (là tháng Tuất).
- Tháng Mười: dựng phía Hợi, (là tháng Hợi).
- Tháng Mười Một: dựng phía Tý, (là tháng Tý).
- Tháng Chạp: dựng phía Sửu, (là tháng Sửu).
Còn phối với mười Thiên Can thì bắt đầu từ tháng Giáp Dần rồi chuyển lần lần đi, tới tháng Mười Một là Giáp Tý, tháng Chạp là Ất Sửu, qua tháng Giêng năm sau là Bính Dần...
Năm thì lấy hai chữ đầu Can, Chi mà đặt, khởi từ năm Giáp Tý rồi cũng chuyển lần đi, cứ mười năm là một Giáp, nghĩa là trải suốt mười Can, qua năm thứ mười một là Giáp Tuất; trải qua sáu Giáp tới năm sáu mươi là Quý Hợi (gọi là Lục Thập Hoa Giáp), thì qua năm sáu mươi mốt trở lại là Giáp Tý (Lịch Trung Hoa và lịch Việt Nam ta ngày nay đều theo như thế).
HAI MƯƠI BỐN TIẾT KHÍ
Lịch cổ rằng:
- Tháng Giêng là tiết Lập Xuân, tiết Vũ Thủy.
- Tháng Hai là tiết Kinh Trập, tiết Xuân Phân.
- Tháng Ba là tiết Thanh Minh, tiết Cốc Vũ.
- Tháng Tư là tiết Lập Hạ, tiết Tiểu Mãn.
- Tháng Năm là tiết Mang Chưởng, tiết Hạ Chí.
- Tháng Sáu là tiết Tiểu Thử, tiết Đại Thử.
- Tháng Bảy là tiết Lập Thu, tiết Xử Thử.
- Tháng Tám là tiết Bạch Lộ, tiết Thu Phân.
- Tháng Chín là tiết Hàn Lộ, tiết Sương Giáng.
- Tháng Mười là tiết Lập Đông, tiết Tiểu Tuyết.
- Tháng Mười Một là tiết Đại Tuyết, tiết Đông Chí.
- Tháng Chạp là tiết Tiểu Hàn, tiết Đại Hàn.
Cứ mươi lăm ngày là một tiết, từ lúc ban sơ thì như vậy, sau vì ngày thiếu, tháng nhuần mà biến đi. Có năm tiết Lập Xuân ở trong cuối tháng Chạp năm trước, các tiết cũng lần lần xê dịch, cứ trải qua bốn năm lại hườn như trước; nghĩa là tiết Lập Xuân năm thứ năm lại ở đầu tháng Giêng.
Sáng sớm nhền nhện giăng tơ(1),
Ngày ấy nắng tạnh chẳng mưa được nào.
Sáng sớm nhền nhện nằm im,
Ngày ấy mưa gió tưng bừng chớ lo.
Cỏ chỉ mọc lan trắng ngần,
Dầu trời đương hạn, rỉ mưa dầm dề.
Chớp đêm nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Gió mai hiu hiu, diều kêu thì rét (lạnh).
Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi.
Sáng ngày gió mai, sáng quay gió Nồm.
Trăng quầng thì lặn, trăng sáng thì mưa.
MÙA XUÂN
- Tháng Giêng (đầu mùa Xuân):
Ngẫm xem mùng Một đầu năm,
Trời mù mù tối, tuyết đằm đằm bay.
Được mùa triệu chứng tỏ bày,
Ngày Lập Xuân lạnh, cấy cày nhẹ công.
- Tháng Hai (giữa mùa Xuân):
Tháng Hai nổi sấm đùng đùng,
Gạo hơn thóc rẻ, ăn đong lo gì.
Xuân phân mưa tạnh ít khi,
Có ba ngày Mão, quả thì chín sai.
- Tháng Ba (cuối mùa Xuân):
Tháng Ba mùng Một mưa tai,
Bệnh truyền nhiễm khiến mọi người sợ kinh.
Gió Nam trong buổi Thanh Minh,
Được mùa màng thỏa tấm tình nhà nông.
MÙA HẠ
- Tháng Tư (đầu mùa Hạ):
Tiết Lập Hạ có gió Đông,
Ít khi tật bệnh nhiễm trong thân người.
Mùng Tám tạnh, hoa, quả sai,
Canh Thìn, Giáp Tý(2), sấm thời lúa sâu.
- Tháng Năm (giữa mùa Hạ):
Mưa ngày Đoan Ngọ(3) cũng mầu,
Sấm ngày Mang hiện, phòng thâu mùa màng.
Hạ chí gió Tây Bắc sang,
Rau dưa bị nắng, như rang héo tàn.
- Tháng Sáu (cuối mùa Hạ):
Trong ba ngày Phục(4)nóng rang,
Ba đông sương tuyết, chứa chan lạnh lùng.
Lúa không kết hột đâm bông,
Mưa ngày Hạ chí niên phong cũng mừng.
MÙA THU
- Tháng Bảy (đầu mùa Thu):
Lập Thu mưa gió tưng bừng,
Thanh bông, hoa quả được chừng nửa thôi.
Xử Thử không mưa, than ôi!
Ví bằng kết quả ắt rồi rụng đi.
- Tháng Tám (giữa mùa Thu):
Thu phân mây trắng tứ bề,
May mắn lúa muộn, dân quê reo mừng.
Ví bằng mưa sấm tưng bừng,
Sang Đông gạo kém, xiết chừng nao nao.
- Tháng Chín (cuối mùa Thu):
Mùng Một tháng Chín sương gieo,
Ngày mùng Chín tạnh, Đông nào còn mưa.
Mặt trăng đỏ, bệnh dây dưa,
Sấm trong tháng Chín, gạo vừa giá cao.
MÙA ĐÔNG
- Tháng Mười (đầu mùa Đông):
Lập Đông ngày Nhâm lo sao,
Sang năm những lúa ruộng cao nhọc lòng.
Gặp ngày Nhâm Tý hải hùng,
Tai thương, tật bệnh, buộc lòng người lo.
- Tháng Mười Một (giữa mùa Đông):
Mùng Một tháng Một tính cho,
Gió Tây trộm giặc, tuyết mù đậu ma.
Đông chí tạnh, bóng ác nhòa,
Sang năm hẳn hát khúc ca thái bình.
- Tháng Chạp (cuối mùa Đông):
Mùng Một tháng Chạp cho tinh,
Gió Đông lục súc xem tình tổn thương(5).
Tuyết thì đại hạn rõ ràng,
Nhược bằng lạnh tẻ, mùa mang phong thu.
(1) Nghĩa là nó giăng tơ làm ổ.
(2) Ngày Canh Thìn, Giáp Tý và những tiết Thanh Minh, Lập Xuân, Lập Hạ, Mang Chưởng v.v... thì coi theo trong lịch Tam Tông Miếu có ghi rõ ràng.
(3) Ngày Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng Năm.
(4) Là ngày Sơ phục, Trung phục và Mạt phục, xem trong lịch Tam Tông Miếu có ghi sẵn.
(5) Nghĩa là gió thổi mạnh.
Người ta không lẽ sống u minh trong cõi thời gian không cùng không tận này mà chẳng hay rằng mình đã trường cửu được bao lâu. Vũ trụ có hai cái không cùng là Không gian và Thời gian (l'Espace et le Temps). Đã biết dùng thước để đo Không gian, tất phải nghĩ ra cách gì để đo Thời gian. Bởi thế, bao nhiêu thế hệ, học giả nối nhau tìm cách đặt lịch (calendrier) nhưng lấy gì làm bản vị (unité)? Đó là then chốt của phép đo thời gian; biết được điều ấy tức là tìm ra cách làm lịch.
Xét nghiệm những hiện tượng của mặt trăng, mặt trời và cõi đất, đều khiến người xưa phải để ý trước nhất là sự thay đổi của bốn mùa luân lưu trong một khoảng thời gian gần như nhất định.
Sự thay đổi của bốn mùa có ảnh hưởng trực tiếp ngay đến bản thân, nên dù người có lãng ý đến đâu, người tối dạ đến đâu cũng nhận thấy.
Tiếp theo những ngày rét thấu xương vừa hết, một bầu trời đầm ấm hình như thấm nhuần vào thân thể ta một khí vị rất êm đềm nhẹ nhàng dễ chịu.
Rồi ngày qua thấm thoát, lại đến độ nóng thiêu người... Chỉ ít lâu, mặt trời bớt nóng, người ta đã trút được cái khí nồng nực nặng nề mà sống thư thái những ngày nắng dịu khí buồn và những đêm gió mát trăng trong. Những cái vẻ buồn ngày một tăng thêm mà thành ra hãm cái hơi mát ngày một dịu lần mà thành ra lạnh.
Người ta bước sang mùa rét được ít lâu, rồi lại đến ngày tươi đầm ấm.
Bốn mùa cứ thay đổi như thế không ngừng, ảnh hưởng trực tiếp ngay đến thân thể con người, khiến người xưa để ý đến trước nhất và nhận ra sự luân chuyển rất đều đặn của thời tiết hình như đã hạn định trong một khoảng bao nhiêu ngày đó.
Tất cả cái then chốt trong việc làm lịch là biết được đích xác có bao nhiêu ngày trong bốn mùa ấy.
Điều thứ hai đã làm chú ý người xưa là sự luân chuyển của bốn mùa, có ảnh hưởng thiết thực đến sống hàng ngày của con người và hoa quả, cây cối. Đã đến khi không thể sống nhàn nhã tự nhiên hái hoa quả rừng mà đủ ăn được, thì bấy giờ lại càng thấy sự cần thiết làm lịch để biết thời tiết mà trồng trọt, chăn nuôi.
Những hiện tượng trong trời đất và cảnh vật chung quanh ta đều theo bốn mùa trở đi trở lại có thường độ, người xưa đếm ngay ra, ám nhận thấy thường độ ấy vào khoảng trên hay dưới 360 ngày chi đó.
Nhưng làm lịch không thể nói phỏng chừng như thế được, phải biết đích xác bao nhiêu ngày là tròn hết một vòng luân chuyển của bốn mùa.
Một sự nhận xét nông nổi tính ra vòng luân chuyển ấy ở trong khoảng 12 lần trăng tròn. Lại đến xem bao nhiêu ngày là một lần trăng tròn, người ta thấy đúng 29 ngày rưỡi.
Vậy 12 lần trăng tròn là: 29,5 x 12 = 354 ngày. Người ta liền lấy cái khoảng 12 lần trăng tròn là 354 ngày làm một độ lịch gọi là một năm. Mỗi lần trăng tròn là một tháng, người Tàu gọi mặt trăng là Nguyệt, nên cũng gọi tên tháng là Nguyệt.
Vì mỗi tuần trăng tròn là 29 ngày rưỡi lẻ loi, nên nhà làm lịch xê xích lại cho chẵn, cứ một tháng thiếu 29 ngày, lại có một tháng thừa là 30 ngày.
Âm lịch 354 ngày dùng được ít lâu, người ta nhận thấy nó ngắn quá, năm tháng chóng hết, mà thời tiết cứ ngày càng lùi chậm lại. Theo lịch thì là giữa Hè rồi mà trời chưa bức, đã sang Đông rồi mà trời chưa rét.
Quyển lịch năm thiếu ấy rất tai hại cho việc canh nông, sự chăn nuôi, trồng trọt, trái thời tiết sẽ làm giảm sút số hoa lợi; cuộc sinh hoạt vì đó thiếu thốn khó khăn. Cho nên ở những nơi dân cư trù mật, việc canh nông rất là hệ trọng, người ta đã phải cố gắng xem xét hiện tượng của vũ trụ và các vầng tinh tú để tìm thấy một quyển lịch đúng thời tiết.
Từ thời đại rất sớm, người Trung Hoa, người Chaldéen đã rất giỏi về Thiên văn học.
Âm lịch 354 ngày ngắn quá, người ta thí nghiệm thêm lần ngày ra khi tới số 365 ngày thì thấy thời tiết vừa sát đúng
Sử ký Tàu chép: "Vua Thuấn sai họ Hy, họ Hoa xét tượng số các vầng nhựt nguyệt và tinh tú để làm lịch cho dân biết thời tiết mà trồng trọt, chăn nuôi".
Một quyển số học tối cổ của Trung Hoa là Kinh Dịch nói về nguyên lý của vũ trụ và thế giới kể lại rằng: "Vua Phục Hy lên đỉnh núi, xét sự vãng lai của tinh tú, suy về lý do của vũ trụ rồi lập thành một bản đồ 64 quẻ, nói về sự biến hóa và sự luân hồi của thế giới vạn vật".
Hiền triết đời sau cắt nghĩa thêm cho dễ hiểu: "Dịch hữu Thái Cực thị sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh tứ Tượng, Tứ Tượng sanh Bát Quái" (Chu Tử).
Dịch nghĩa: Nguyên lý của mọi sự hóa sinh trong vũ trụ là cái lý độc nhất, tuyệt đối, tự hữu, hằng hữu, vô thủy, vô chung, mà ta tạm gọi là Thái Cực (L'Être suprême, absolu en soi et éternel: Dieu). Do lý Thái Cực ấy sinh ra hai thể tương phản mà ta tạm gọi là Âm và Dương (deux forces opposéesL le Positif et le Négatif).
Hai thể tương phản giao nhau thành ra bốn hiện tượng của thế giới là:
- Lão Dương (vieux soleil).
- Lão Âm (vieille lune).
- Thiếu Dương (astres mineures).
- Thiếu Âm (l'atmosphère: làn không khí bao bọc địa cầu).
Bốn hiện tượng ấy lại giao nhau mà sanh ra tám thể:
1.- Càn: Trời (le ciel).
2.- Khôn: Đất (la terre).
3.- Khảm: Nước (les liquides: l'eau).
4.- Ly: Lửa (la chaleur: le feu).
5.- Chấn: Điện (l'électricité: tonnerre et foudre).
6.- Tốn: Gió (l'air: le vent).
7.- Cấn: Núi (les plissements: plateaux et montagnes).
8.- Đoài: Đầm (les dépressions: mares et lacs).
Những thể ấy giao nhau mà hóa sanh ra vạn vật.
Về Lý học, nói đến đây là đủ hiểu đại khái. Nhưng về số học người ta còn tính thêm nhiều: Tám quái giao nhau thành 64 quẻ, mỗi quẻ lại chia làm 6 hào, thành ra:
- 6 hào x 64 = 384 hào.
Quái khí khởi từ quẻ Trung Phu, trừ quẻ Chấn, quẻ Ly, quẻ Đoài và quẻ Khảm là bốn quẻ chính, có 24 hào làm chủ 24 khí, còn thừa:
- 64 quẻ - 4 = 60 quẻ.
Mỗi quẻ là 6 ngày 7 phân, nhân ra:
- 6,7 x 60 = 360 ngày 420 phân.
Mỗi ngày có 80 phân, vậy 420 phân tức là 5 ngày 20 phân hay là 5 ngày và một phần tư ngày.
Biết được số ấy, người ta nhận thấy rằng Âm lịch ngắn mất:
- 365 ngày 1/4 - 354 = 11 ngày 1/4.
Như thế, theo Âm lịch cứ một năm 12 tháng thiếu mất 11 ngày 25. Vậy trong 2 năm 7 tháng rưỡi tức là 31 tháng rưỡi, thì thiếu vừa vặn 29 ngày 50.
- (12 tháng x 29 ngày 50) :(chia) 11 ngày 25 = 31 tháng rưỡi.
Trong 31 tháng rưỡi, thiếu đúng 29 ngày rưỡi, tức là vừa đúng một lần trăng tròn. Cho nên muốn bù vào chỗ thiếu ấy để thời gian khỏi sai lẫn, nhà làm lịch cứ hai năm tám tháng lại có một tháng nhuần, rồi hai năm bảy tháng lại có một tháng nhuần.
Như thế tức là những năm nhuần kia dài gấp 13 lần trăng tròn.
Nhà làm lịch Tàu lại tính sẵn đủ cho một pho lịch 60 năm một vòng; đời sau cứ thế mà hàng năm in ra cho dân dùng.
Người Chaldéen cũng làm âm lịch 354 ngày, nhưng không có pho lịch sẵn, cứ bao giờ các nhà thiên văn cộng vào thấy vừa thiếu trọn một tuần trăng tròn, thì tâu lên nhà vua, nhà vua lại giáng chỉ cho dân thêm tháng nhuần thứ 13 ấy vào.
Thứ lịch mới này, tháng tính theo độ số của mặt trăng là Âm lịch, còn năm thì theo độ số của mặt trời để hợp thời tiết bốn mùa là Dương lịch, nên gọi là Âm Dương lịch, hay Nhật Nguyệt lịch (Calendrier luni-solaire).
Trong khi người phương Đông theo độ số mặt trăng, thì người phương Tây ra sức xem xét mặt trời.
Lịch La Mã (Calendrier Romain) làm từ đời vua Romolus (735-714 trước kỷ nguyên Tây lịch), chỉ có 300 ngày chia làm 10 tháng.
Vua sau là Numa Pompitius (714-671 trước kỷ nguyên Tây lịch) thêm vào hai tháng nữa. Tất cả thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cộng là 360 ngày.
Tới năm 708 lịch La Mã, danh tướng La Mã là César (101-44 trước kỷ nguyên Tây lịch) sửa đổi lại lịch cũ cho hợp với độ số của mặt trời, tính cứ thấy một vòng một năm là 365 ngày và 1/4 ngày, Jules César liền đặt lịch mới là 365 ngày, còn 1/4 ngày ngày lẻ góp 4 năm lại đúng một ngày lẻ, cho vào cuối tháng Hai (Février) gọi là ngày nhuần.
Lịch ấy theo độ số của mặt trời, nên gọi là Dương lịch do Jules César làm ra, cũng gọi là lịch Julien. Đó là lịch ngày nay đang dùng.
Kể số ngày, thì lịch Julien cũng giống như Âm Dương lịch dài 365 ngày thêm 1/4 ngày. Nhưng năm tháng đi sai nhau nên bốn mùa và hiện tượng thiên văn chỉ khác nhau.
Nhật Nguyệt lịch tính theo độ số mặt trăng, nên đầu tháng là đầu tuần trăng non, giữa tháng là tuần trăng tròn, cuối tháng là tuần trăng khuyết.
Lich Julien chỉ theo độ số mặt trời, nên không hợp với các tuần trăng tròn khuyết, bởi vậy không thể xem vầng trăng mà đoán được ngày tháng trong lịch Julien, như theo Âm Dương lịch.
Âm Dương lịch phối hợp cả độ số của hai vầng nhật nguyệt đối với dịa cầu, nên Nguyệt thực de lune) bao giờ cũng vào tuần trăng tròn (giữa tháng), Nhật thực (Eclipse de soleil) bao giờ cũng vào tuần trăng non (đầu tháng). Lịch Julien không theo độ số mặt trăng nên những hiện tượng thiên văn (phénomènes atmosphériques) ấy có thể xảy ra bất cứ ở ngày nào trong lịch, mà không nhất định ở giữa tháng, đầu tháng hay cuối tháng.
Cứ theo lý ra thì một năm có bốn mùa, lịch phải đặt thế nào cho mùa Xuân đúng vào ba tháng đầu. Mùa Hạ dúng vào ba tháng sau. Mùa Thu đúng vào ba tháng dưới. Mùa Đông đúng vào ba tháng cuối cùng.
LịcH Julien đặt sai hẳn cả:
- Ngày 21 Mars là tiết Xuân phân (équinoxe de printemps).
- Ngày 21 Juin là tiết Hạ chí (soltice d'été).
- Ngày 23 Septembre là tiết Thu phân (équinoxe d'automne).
- Ngày 21 Décembre là tiết Đông chí (soltice d'hiver).
Thành ra đầu năm lịch, trời chưa sang Xuân, mà cuối năm lịch mới khởi đầu mùa rét...
Lịch Julien bất tiện như thế, nên đến cuối thế kỷ thứ 18, những nhà cầm đầu cuộc cách mạng nước Pháp đã sửa đổi phép đo lường, lại nghĩ đến cách sửa đổi cả phép làm lịch cho phú hợp thời tiết bốn mùa.
Quốc Gia Hội Nghị (La Convention Nationale) ban hành sắc lệnh cho dân quốc theo lịch mới từ ngày 24-11-1973.
Lịch ấy gọi là lịch Dân quốc (calendrier républicain) khởi đầu năm từ ngày Thu phân (22 Septembre) chia làm 12 tháng, mỗi tháng chẳng 30 ngày, còn thừa 5 ngày lẻ kia dùng để mở hội nghị kỷ niệm Dân quốc.
Mười hai tháng ấy không gọi là Giêng, Hai, Ba, Tư... gì cả, cứ theo thời tiết thế nào thì đặt tên tháng như vậy. Nhà thi sĩ Fabre d'Eglantine (1750-1794) dự bàn việc chính trị, có chân trong Quốc Gia Hội Nghị, dặt cho 12 tháng ấy những cái tên rất nên thơ:
1.- Mùa Thu:
- Vendémiaire: mois des vendanges, tháng hái nho.
- Brumaire: mois des brumes, tháng sương móc.
- Frimaire: mois des frimas, tháng sương mù.
2.- Mùa Đông:
- Nivose: mois des neiges, tháng tuyết trắng.
- Pluviose: mois des pluies, tháng mưa sa.
- Ventose: mois des vents, tháng gió thổi.
3.- Mùa Xuân:
- Germinal: mois des germinations, tháng nẩy mầm.
- Floréal: mois des fleurs. tháng nở hoa.
- Prairial: mois des prairies, tháng cỏ xanh non.
4.- Mùa Hạ:
- Messidor: mois des moission, tháng gặt hái.
- Thermidor: mois de la chaleur, des bains, tháng nồng nực.
- Fructidor: mois des fruits, tháng quả chín.
Mỗi tháng chia làm 3 lần 10 ngày, thi sĩ cũng bỏ cái lối chia làm tuần lễ: Lundi, Mardi... kia đi, mà đặt cho 10 ngày những cái tên cũng rất nên thơ:
- Primidi: mùng Một.
- Duodi: mùng Hai.
- Tridi: mùng Ba.
- Quartidi: mùng Bốn.
- Quintidi: mùng Năm.
- Sextidi: mùng Sáu.
- Septidi: mùng Bảy.
- Octidi: mùng Tám.
- Nonidi: mùng Chín.
- Décadi: mùng Mười.
Về Lịch số học đến đây thì quí vị đã hiểu đại khái. Còn về Dịch học của Á Đông thì sâu xa lắm và viết ra cho hết không tiện, nên chỉ tóm tắt mà thôi.
VÀI LỜI CÁO LỖI
Vì những vị tân học ngày nay cũng có một phần ít không rành về danh từ trong chữ Nho, nên buộc lòng tôi phải chua ngoại ngữ vào thêm chỗ giảng về Bát Quái Ngũ Hành và bài hiểu thêm về Lịch số học. Đó cũng chẳng ngoài ý của tôi muốn cho quí vị rộng hiểu thêm và cũng muốn ghi lại công khó của người xưa, dầu sao cũng có một đôi phần hữu ích vậy.
(Nam Nữ coi chung)

Đây là bản liệt kê tính sẵn từ 01 tuổi đến 100 tuổi. Rồi cứ mỗi năm tính lên một tuổi là đúng. Bảng này lập thành vào năm Mậu Tuất tức là nhằm năm 1958 dương lịch.
- 1958 - 015 tuổi: Tuổi Mậu Tuất, cung Tốn, mạng Bình Địa Mộc, khắc Sa Trung Kim, con vua Thanh Đế, phú quí.
- 1957 - 016 tuổi: Tuổi Đinh Dậu, cung Chấn, mạng Sơn Hạ Hỏa, khắc Thích Lịch Hỏa, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1956 - 017 tuổi: Tuổi Bính Thân, cung Khôn, mạng Sơn Hạ Hỏa, khắc Thích Lịch Hỏa, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1955 - 018 tuổi: Tuổi Ất Mùi, cung Khảm, mạng Sa Trung Kim, khắc Thạch Lựu Mộc, con vua Bạch Đế, an mạng, phú quí.
- 1954 - 019 tuổi: Tuổi Giáp Ngọ, cung Ly, mạng Sa Trung Kim, khắc Thạch Lựu Mộc, con vua Bạch Đế, an mạng, phú quí.
- 1953 - 020 tuổi: Tuổi Quý Tỵ, cung Khôn, mạng Trường Lưu Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, trường mạng.
- 1952 - 021 tuổi: Tuổi Nhâm Thìn, cung Khảm, mạng Trường Lưu Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, trường mạng.
- 1951 - 022 tuổi: Tuổi Tân Mão, cung Ly, mạng Tòng Bá Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1950 - 023 tuổi: Tuổi Canh Dần, cung Cấn, mạng Tòng Bá Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1949 - 024 tuổi: Tuổi Kỷ Sửu, cung Đoài, mạng Thích Lịch Hỏa, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Xích Đế, phú quí.
- 1948 - 025 tuổi: Tuổi Mậu Tý, cung Càn, mạng Thích Lịch Hỏa, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Xích Đế, phú quí.
- 1947 - 026 tuổi: Tuổi Đinh Hợi, cung Cấn, mạng Ốc Thượng Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1946 - 027 tuổi: Tuổi Bính Tuất, cung Tốn, mạng Ốc Thượng Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1945 - 028 tuổi: Tuổi Ất Dậu, cung Chấn, mạng Tuyền Trung Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, từ tánh phú quí.
- 1944 - 029 tuổi: Tuổi Giáp Thân, cung Khôn, mạng Tuyền Trung Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, từ tánh phú quí.
- 1943 - 030 tuổi: Tuổi Quí Mùi, cung Càn, mạng Dương Liễu Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1942 - 031 tuổi: Tuổi Nhâm Ngọ, cung Ly, mạng Dương Liễu Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1941 - 032 tuổi: Tuổi Tân Tỵ, cung Tốn, mạng Bạch Lạp Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa, con vua Bạch Đế, trường mạng.
- 1940 - 033 tuổi: Tuổi Canh Thìn, cung Chấn, mạng Bạch Lạp Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa, con vua Bạch Đế, trường mạng.
- 1939 - 034 tuổi: Tuổi Kỷ Mão, cung Khôn, mạng Thành Đầu Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1938 - 035 tuổi: Tuổi Mậu Dần, cung Khảm, mạng Thành Đầu Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1937 - 036 tuổi: Tuổi Đinh Sửu, cung Ly, mạng Giáng Hạ Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, cô quạnh.
- 1936 - 037 tuổi: Tuổi Bính Tý, cung Cấn, mạng Giáng Hạ Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, cô quạnh.
- 1935 - 038 tuổi: Tuổi Ất Hợi, cung Đoài, mạng Sơn Đầu Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh
- 1934 - 039 tuổi: Tuổi Giáp Tuất, Càn, mạng Sơn Đầu Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1933 - 040 tuổi: Tuổi Quý Dậu, cung Chấn, mạng Kiếm Phong Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa,con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1932 - 041 tuổi: Tuổi Nhâm Thân, cung Khôn, mạng Kiếm Phong Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa,con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1931 - 042 tuổi: Tuổi Tân Mùi, cung Khảm, mạng Lộ Bàn Thổ, khắc Tuyền Trung Thủy, con vua Huỳnh Đế, cô quạnh.
- 1930 - 043 tuổi: Tuổi Canh Ngọ, cung Ly, mạng Lộ Bàn Thổ, khắc Tuyền Trung Thủy, con vua Huỳnh Đế, cô quạnh.
- 1929 - 044 tuổi: Tuổi Kỷ Tỵ, cung Cấn, mạng Đại Lâm Mộc, khắc Đại Trạch Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1928 - 045 tuổi: Tuổi Mậu Thìn, cung Đoài, mạng Đại Lâm Mộc, khắc Đại Trạch Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1927 - 046 tuổi: Tuổi Đinh Mão, cung Càn, mạng Lư Trung Hỏa, khắc Kiếm Phong Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1926 - 047 tuổi: Tuổi Bình Dần, cung Khảm, mạng Lư Trung Hỏa, khắc Kiếm Phong Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1925- 048 tuổi: Tuổi Ất Sửu, cung Tốn, mạng Hải Trung Kim, khắc Bình Địa Mộc, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1924 - 049 tuổi: Tuổi Tý, cung Chấn, mạng Hải Trung Kim, khắc Bình Địa Mộc, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1923 - 050 tuổi: Tuổi Quý Hợi, cung Cấn, mạng Đại Hải Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế. quan lộc tân khổ.
- 1922 - 051 tuổi: Tuổi Nhâm Tuất, cung Đoài, mạng Đại Hải Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, quan lộc tân khổ.
- 1921 - 052 tuổi: Tuổi Tân Dậu, cung Càn, mạng Thạch Lựu Mộc, khắc Bích Thượng Thổ, con vua Thanh Đế, cô quạnh.
- 1920 - 053 tuổi: Tuổi Canh Thân, cung Khôn, mạng Thạch Lựu Mộc, khắc Bích Thượng Thổ, con vua Thanh Đế, cô quạnh.
- 1919 - 054 tuổi: Tuổi Kỷ Mùi, cung Tốn, mạng Thiên Thượng Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1918 - 055 tuổi: Tuổi Mậu Ngọ, cung Chấn, mạng Thiên Thượng Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1917 - 056 tuổi: Tuổi Đinh Tỵ, cung Khôn, mạng Sa Trung Thổ, khắc Dương Liễu Mộc, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1916 - 057 tuổi: Tuổi Bình Thìn, cung Khảm, mạng Sa Trung Thổ, khắc Dương Liễu Mộc, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1915 - 058 tuổi: Tuổi Ất Mão, cung Ly, mạng Đại Khê Thủy, khắc Sơn Hạ Hỏa, con vua Hắc Đế, phú quí.
- 1914 - 059 tuổi: Tuổi Giáp Dần, cung Cấn, mạng Đại Khê Thủy, khắc Sơn Hạ Hỏa, con vua Hắc Đế, phú quí.
- 1913 - 060 tuổi: Tuổi Quý Sửu, cung Tốn, mạng Tang Đố Mộc, khắc Ốc Thượng Thổ, con vua Thanh Đế, quan lộc tân khổ.
- 1912 - 061 tuổi: Tuổi Nhâm Tý, cung Chấn, mạng Tang Đố Mộc, khắc Ốc Thượng Thổ, con vua Thanh Đế, quan lộc tân khổ.
- 1911 - 62 tuổi: Tuổi Tân Hợi, cung Khôn, mạng Kiếm Phong Kim, khắc Đại Lâm Mộc, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1910 - 063 tuổi: Tuổi Canh Tuất, cung Khảm, mạng Kiếm Phong Kim, khắc Đại Lâm Mộc, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1909 - 064 tuổi: Tuổi Kỷ Dậu, cung Ly, mạng Đại Trạch Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, quan lộc.
- 1908 - 065 tuổi: Tuổi Mậu Thân, cung Cấn, mạng Đại Trạch Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, quan lộc.
- 1907 - 066 tuổi: Tuổi Đinh Mùi, cung Đoài, mạng Thiên Thượng Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, tân khổ.
- 1906 - 067 tuổi: Tuổi Đinh Ngọ, cung Càn, mạng Thiên Thượng Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, tân khổ
- 1905 - 068 tuổi: Tuổi Ất Tỵ, cung Đoài, mạng Phúc Đăng Hỏa, khắc Xoa Xuyến Kim, con vua Xích Đế, tân khổ.
- 1904 - 069 tuổi: Tuổi Giáp Thìn, cung Khảm, mạng Phúc Đăng Hỏa, khắc Xoa Xuyến Kim, con vua Xích Đế, tân khổ.
- 1903 - 070 tuổi: Tuổi Quý Mão, cung Ly, mạng Kim Bạch Kim, khắc Lư Trung Hỏa, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1902 - 071 tuổi: Tuổi Nhâm Dần, cung Cấn, mạng Kim Bạch Kim, khắc Lư Trung Hỏa, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1901 - 072 tuổi: Tuổi Tân Sửu, cung Đoài, mạng Bích Thượng Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, quan lộc cô quạnh.
- 1900 - 073 tuổi: Tuổi Canh Tý, cung Càn, mạng Bích Thượng Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, quan lộc cô quạnh.
- 1899 - 074 tuổi: Tuổi Kỷ Hợi, cung Cấn, mạng Bình Địa Mộc, khắc Sa Trung Kim, con vua Thanh Đế, phú quí.
- 1898 - 075 tuổi: Tuổi Mậu Tuất, cung Tốn, mạng Bình Địa Mộc, khắc Sa Trung Kim, con vua Thanh Đế, phú quí.
- 1897 - 076 tuổi: Tuổi Đinh Dậu, cung Chấn, mạng Sơn Hạ Hỏa, khắc Thích Lịch Hỏa, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1896 - 077 tuổi: Tuổi Bính Thân, cung Khôn, mạng Sơn Hạ Hỏa, khắc Thích Lịch Hỏa, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1895 - 078 tuổi: Tuổi Ất Mùi, cung Khảm, mạng Sa Trung Kim, khắc Thạch Lựu Mộc, con vua Bạch Đế, an mạng phú quí.
- 1894 - 079 tuổi: Tuổi Giáp Ngọ, cung Ly, mạng Sa Trung Kim, khắc Thạch Lựu Mộc, con vua Bạch Đế, an mạng phú quí.
- 1893 - 080 tuổi: Tuổi Quý Tỵ, cung Khôn, mạng Trường Lưu Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, trường mạng.
- 1892 - 081 tuổi: Tuổi Nhâm Thìn, cung Khảm, mạng Trường Lưu Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, trường mạng.
- 1891 - 082 tuổi: Tuổi Tân Mão, cung Ly, mạng Tòng Bá Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1890 - 083 tuổi: Tuổi Canh Dần, cung Cấn, mạng Tòng Bá Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1889 - 084 tuổi: Tuổi Kỷ Sửu, cung Đoài, mạng Thích Lịch Hỏa, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Xích Đế, phú quí.
- 1888 - 085 tuổi: Tuổi Mậu Tý, cung Càn, mạng Thích Lịch Hỏa, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Xích Đế, phú quí.
- 1887 - 086 tuổi: Tuổi Đinh Hợi, cung Cấn, mạng Ốc Thượng Thổ, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1886 - 087 tuổi: Tuổi Bính Tuất, cung Tốn, mạng Ốc Thượng Thổ, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1885 - 088 tuổi: Tuổi Ất Dậu, cung Chấn, mạng Tuyền Trung Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, từ tánh phú quí.
- 1884 - 089 tuổi: Tuổi Giáp Thân, cung Khôn, mạng Tuyền Trung Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, từ tánh phú quí.
- 1883 - 090 tuổi: Tuổi Quý Mùi, cung Càn, mạng Dương Liễu Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1882 - 091 tuổi: Tuổi Nhâm Ngọ, cung Ly, mạng Dương Liễu Mộc, khắc Lộ Bàn Thổ, con vua Thanh Đế, trường mạng.
- 1881 - 092 tuổi: Tuổi Tân Tỵ, cung Tốn, mạng Bạch Lạp Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa, con vua Bạch Đế, trường mạng.
- 1880 - 093 tuổi: Tuổi Canh Thìn, cung Chấn, mạng Bạch Lạp Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa, con vua Bạch Đế, trường mạng.
- 1879 - 094 tuổi: Tuổi Kỷ Mão, cung Khôn, mạng Thành Đầu Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1878 - 095 tuổi: Tuổi Mậu Dần, cung Khảm, mạng Thành Đầu Thổ, khắc Thiên Thượng Thủy, con vua Huỳnh Đế, phú quí.
- 1877 - 096 tuổi: Tuổi Đinh Sửu, cung Ly, mạng Giáng Hạ Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, cô quạnh.
- 1876 - 097 tuổi: Tuổi Bính Tý, cung Cấn, mạng Giáng Hạ Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, cô quạnh.
- 1875 - 098 tuổi: Tuổi Ất Hợi, cung Đoài, mạng Sơn Đầu Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1874 - 099 tuổi: Tuổi Giáp Tuất, cung Càn, mạng Sơn Đầu Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế, cô quạnh.
- 1873 - 086 tuổi: Tuổi Quý Dậu, cung Chấn, mạng Kiếm Phong Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1872 - 087 tuổi: Tuổi Nhâm Thân, cung Khôn, mạng Kiếm Phong Kim, khắc Phúc Đăng Hỏa, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1871 - 088 tuổi: Tuổi Tân Mùi, cung Khảm, mạng Lộ Bàng Thổ, khắc Tuyền Trung Thủy, con vua Huynh Đế, bần cùng.
- 1870 - 089 tuổi: Tuổi Canh Ngọ, cung Ly, mạng Lộ Bàng Thổ, khắc Tuyền Trung Thủy, con vua Huynh Đế bần cùng.
- 1869 - 090 tuổi: Tuổi Kỷ Tỵ, cung Cấn, mạng Đại Lâm Mộc, khắc Đại Trạch Thổ, con vua Thanh Đế trường mạng.
- 1868 - 091 tuổi: Tuổi Mậu Thìn, cung Đoài, mạng Đại Lâm Mộc, khắc Đại Trạch Thổ, con vua Thanh Đế trường mạng.
- 1867 - 092 tuổi: Tuổi Đinh Mão, cung Càn, mạng Lư Trung Hỏa, khắc Kiếm Phong Kim, con vua Xích Đế, cô bần.
- 1866 - 093 tuổi: Tuổi Bính Dần, cung Khảm, mạng Lư Trung Hỏa, khắc Kiếm Phong Kim, con vua Xích Đế, cô bần.
- 1865 - 094 tuổi: Tuổi Ất Sửu, cung Tốn, mạng Hải Trung Kim, khắc Bình Địa Mộc, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1864 - 095 tuổi: Tuổi Giáp Tý, cung Chấn, mạng Hải Trung Kim, khắc Bình Địa Mộc, con vua Bạch Đế, phú quí.
- 1863 - 096 tuổi: Tuổi Quý Hợi, cung Cấn, mạng Đại Hải Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, quan lộc tân khổ.
- 1862 - 097 tuổi: Tuổi Nhâm Tuất, cung Đoài, mạng Đại Hải Thủy, khắc Thiên Thượng Hỏa, con vua Hắc Đế, quan lộc tân khổ.
- 1861 - 098 tuổi: Tuổi Tân Dậu, cung Càn, mạng Thạch Lựu Mộc, khắc Bích Thượng Thổ, con vua Thanh Đế cô quạnh.
- 1860 - 099 tuổi: Tuổi Canh Thìn, cung Khôn, mạng Thạch Lựu Mộc, khắc Bích Thượng Thổ, con vua Thanh Đế cô quạnh.
- 1859 - 100 tuổi: Tuổi Kỷ Mùi, cung Tốn, mạng Thiên Thượng Hỏa, khắc Sa Trung Kim, con vua Xích Đế cô quạnh.

Quí vị xem lại bảng tính tuổi ở trên để được biết mấy tuổi và con của vua Đế nào?
XÍCH ĐẾ:
Con nhà Xích Đế cưới con nhà Xích Đế: thì chồng vợ trước nghèo khổ, sau phú quí và đông con (Tốt).
Con nhà Xích Đế cưới con nhà Huỳnh Đế: thì chồng vợ trước nghèo sau đặng giàu sang (Tốt).
Con nhà Xích Đế cưới con nhà Bạch Đế: thì chồng vợ hay bất hòa, luôn luôn hay tranh cãi (Xấu).
Con nhà Xích Đế cưới con nhà Thanh Đế: thì chồng vợ trước cũng như sau, đều đặng hoàn toàn hạnh phúc và sang giàu (Thật tốt).
Con nhà Xích Đế cưới con nhà Hắc Đế: thì chồng vợ thường bất hòa, khó được lâu bền, rồi phải phân ly (Thật xấu).
HUỲNH ĐẾ:
Con nhà Huỳnh Đế cưới con nhà Huỳnh Đế: thì chồng vợ làm ăn đủ dùng; tuy chẳng dư dã, nhưng vợ chồng đặng vĩnh viễn (Tốt).
Con nhà Huỳnh Đế cưới con nhà Xích Đế: thì chồng vợ trước làm ăn trung bình, từ ba mươi tuổi trở lên sẽ đặng phú quí vinh hoa (Thật tốt).
Con nhà Huỳnh Đế cưới con nhà Bạch Đế: thì chồng vợ đặng giai lão, nếu sanh con trai đàu lòng sẽ đặng giàu to (Tốt).
Con nhà Huỳnh Đế cưới con nhà Thanh Đế: thì chồng vợ ăn ở rất xung khắc, rồi sau cũn gphải phân ly hai ngã (Thật xấu).
Con nhà Huỳnh Đế cưới con nhà Hắc Đế: thì chồng vợ cũng đều khắc về mạng, hay tranh cãi (Thật xấu).
BẠCH ĐẾ:
Con nhà Bạch Đế cưới con nhà Huỳnh Đế: thì chồng vợ trước cũng như sau, đều đặng giai lão và giàu sang phú quí (Thật tốt).
Con nhà Bạch Đế cưới con nhà Xích Đế: thì chồng vợ rất xung khắc, gặp nhiều tai họa (Thật xấu).
Con nhà Bạch Đế cưới con nhà Bạch Đế: thì chồng vợ cũng đều xung khắc và gặp tai họa luôn, rồi sau cũng phân ly (Thật xấu).
Con nhà Bạch Đế cưới con nhà Thanh Đế: thì chồng vợ trước và sau cũng chẳng khá, nhưng đặng bền lâu (Xấu).
Con nhà Bạch Đế cưới con nhà Hắc Đế: nếu sanh dặng con trai đầu lòng sẽ đặng giàu sang, làm ăn thịnh vượng (Tốt).
THANH ĐẾ:
Con nhà Thanh Đế cưới con nhà Huỳnh Đế: thì chồng vợ rất khá giả, làm ăn thạnh phát, lắm của nhiều con (Thật tốt).
Con nhà Thanh Đế cưới con nhà Xích Đế: thì chồng vợ đặng thuận thảo và hạnh phúc (Thật tốt).
Con nhà Thanh Đế cưới con nhà Bạch Đế: thì chồng vợ trước phải nghèo, từ ba mươi tuổi trở lên sẽ đặng khá (Tốt).
Con nhà Thanh Đế cưới con nhà Thanh Đế: thì chồng vợ ăn ở không đặng bền lâu, sau có thể chia ly mỗi người mỗi ngã (Thật xấu).
Con nhà Thanh Đế cưới con nhà Hắc Đế: thì chồng vợ được hoàn toàn hạnh phúc giàu sang (Thật tốt).
HẮC ĐẾ:
Con nhà Hắc Đế cưới con nhà Huỳnh Đế: thì chồng vợ trước phải chịu nghèo khổ, đến ba mươi tuổi trở lên sẽ dặng khá (Tốt).
Con nhà Hắc Đế cưới con nhà Xích Đế: thì chồng vợ xung khắc và kỵ nuôi con vì khó sống được đến lớn (Thật xấu).
Con nhà Hắc Đế cưới con nhà Thanh Đế: thì chồng vợ dặng thuận hòa và sẽ giàu sang phú quí (Thật tốt).
Con nhà Hắc Đế cưới con nhà Bạch Đế: nếu sanh con trai đầu lòng thì làm ăn phát đạt (Tốt).
Con nhà Hắc Đế cưới con nhà Hắc Đế: thì chồng vợ đặng hạnh phúc, bền duyên và phú quí (Thật tốt).
Quí vị nên chú ý: Mỗi câu trên đây nói người chồng thuộc con nhà Đế nào, rồi cưới vợ thuộc con nhà Đế nào mới được bền duyên hay phân ly, tốt hay xấu.
Thí dụ: Con nhà Hắc Đế (là người chồng cưới con nhà Hắc Đế (là người vợ) thì vợ chồng đặng hạnh phúc v.v...
Quí vị coi như thế mới đúng nghĩa, nếu nghĩ ngược lại là sai.


TỰA


PHẦN I . LỄ NGHI và HÔN NHÂN
1.- LỄ NGHI

2.- HÔN NHÂN













Những câu Ca dao và Tục ngữ về đạo Phu Thê


PHẦN ĐẶC BIỆT : BÁT QUÁI CHÚ GIẢI

Theo Lịch số học của Á Đông và cũng gọi là Tiên Thiên Bát Quái.
Theo Lịch số học của Á Đông là hình Bát Quái

Thuộc Ngũ Hành(1)

NHỮNG CÂU CA DAO VÀ TỤC NGỮ VỀ THỜI TIẾT


XEM THỜI TIẾT ĐỂ BIẾT MÙA MÀNG TỐT HAY XẤU TRONG 12 THÁNG
 (Theo Thiên văn cổ Trung Hoa)


ĐÔNG TÂY GẶP NHAU VỀ LỊCH SỐ HỌC


COI CHO BIẾT TUỔI, MẠNG, NĂM SANH CỦA NAM NỮ

HÔN NHÂN THUỘC NGŨ ĐẾ
Lấy nhau tốt hay xấu


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.