Header Ads

Hoàng kim sách - Trực giải Thiên kim phú.



TỔNG ĐOÁN HOÀNG KIM SÁCH
TRỰC GIẢI THIÊN KIM PHÚ



黃 金 策 總 斷千 金 賦 直 解
  1. 動 靜 陰 陽 反 覆 遷 變
Âm dương động tĩnh đổi thay thay đổi vô cùng
– Động hào là hào giao交 và trùng重 , tĩnh hào là hào đơn單 và sách拆 .Hào Giao và Sách thuộc âm, hào Đơn và Trùng thuộc dương. Nếu hào là Đơn và Sách thì an tĩnh, hào an tĩnh thì không có lý biến hoá. Nếu hào là Giao và Trùng thì phát động, hào phát động thì trước sau cũng có biến đổi. Như Giao Giao Giao vốn là quẻ Khôn thuộc âm, nhân vì động nên biến thành Đơn Đơn Đơn là quẻ Càn thuộc dương.
Nói chung vật động thì biến. Vì sao Giao biến thành Đơn, Trùng biến thành Sách ? Đều do chữ “Động” đã lý giải ý nghĩa của chữ “Cực”. Người xưa bảo “Vật cực tắc biến, khí mãn tất khuynh” (Vật đến cùng cực tất biến, vật tràn đầy tất nghiêng). Giả như trời cực nóng thì sẽ nổi gió mây, nếu mưa gió quá mức thì sẽ ngưng tạnh. Cho nên người xưa ví :”Lúa giã thành gạo, gạo nấu thành cơm.Nếu không giã gạo, nấu cơm là không làm nó động thì lúa vẫn nguyên lúa, gạo vẫn nguyên gạo. Không động thì không biến. Trong việc phát động cũng có biến thành tốt, biến thành xấu. Dương cực tất biến Âm, Âm cực tất biến Dương. Đó là ý nghĩa “Động tĩnh Âm dương phản phúc thiên biến.
  1. 雖 萬 象 之 紛 紜 須 一 理 而 融 合
Tuy vạn loại rối rắm, chỉ cần một lý là thông suốt
Câu này chỉ giảng được một chữ “Lý”, chữ “tượng” phải giảng là “ban” (loại) . Lý là lý trung dung. Trong những tác dụng hình xung, phục hợp, động tĩnh, sinh khắc, chế hoá có một cái lý chắc chắn không đổi. Cái lý của quẻnày luận đến chỗ cùng cực của trung dung. Tuy vạn loại rối rắm mà một lý ấy có thể thông suốt hết.
  1. 夫, 人 有 賢 不 肖 之 殊 ,
太 過 者 損 之 斯 成 ,
不 及 者 益 之 則 利
Phù, Nhân hữu hiền bất tiếu chi thù- Quái hữu quá bất cập chi dị.
Thái quá giả tổn chi tắc thành – Bất cập giả ích chi tắc lợi
Này, Người đời có hiền hư khác biệt – Quẻ có thái quá, bất cập chẳng giống nhau
Thái quá thì bớt đi sẽ thành – Bất cập thì thêm vào tất lợi
Hiền hư khác nhau là cái chẳng không đồng đều của con người, quá và bất cập là cái không đồng đều của hào trong quẻ. Người lấy đức của trung dung làm chủ, quẻ lấy tượng trung hoà làm đẹp. Đức chủ ở trung dung nên nơi nào cũng thiện. tượng đạt trung hoà nên cầu gì cũng được. Cho nên trong quẻ, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Không phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, hiện phục đều mang cái lý thái quá và bất cập trong đó.
Phàm lý của quẻ chỉ luận được đạo trung hoà. Giả như loạn động thì chỉ cần tìm hào độc tĩnh. An tĩnh thì chỉ cần xem ngày phùng xung. Nguyệt phá thì cần xuất phá, điền hợp. Tuần không thì cần xuất Tuần, trị nhật. Động thì đợi hợp. Tĩnh thì đợi xung. Khắc xứ phùng sinh, Tuyệt xứ phùng sinh, Xung trung phùng hợp, Hợp xứ phùng xung. Những phép này thì chỉ là “thái quá bớt đi sẽ thành, bất cập thêm vào thì lợi”
Ngày xưa chú thích :Thái quá là Dụng thần hiện nhiều. Nếu Dụng thần chỉ ở một vị trí không vượng hoặc được mùa[1] là vô khí, ấy là bất cập. Giải thích này thạt nông cạn. không biết rằng trong quẻ không đâu là không có thái quá và bất cập. Động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Tuần không Nguyệt phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, phục tàng xuất hiện, mỗi loại cũng có thể là thái quá, cũng có thể là bất cập. Chính trong chỗ linh động này tự có sự huyền diệu. Học giả nên để tâm tham cứu.
  1. 生 扶 拱 合 時 雨 滋 苗
Sinh phù, củng hợp là mạ được mưa tưới đúng lúc
Sinh ta và hào Dụng thần là Sinh, Phò ta và Dụng hào là Phù. Củng ta và Dụng hào là Củng, Hợp ta và Dụng hào là Hợp. Sinh là như Kim sinh Thuỷ chẳng hạn, Ngũ hành tương sinh. Phù là như Hợi phù Tí, Sửu phù Thìn, Dần phù Mão, Thìn phù Mùi, Tị phù Ngọ, Mùi phù Tuất, Thân phù Dậu. Củng tức như Tí củng Hợi, Mão củng dần, Thìn củng Sửu, Ngọ củng Tị, Mùi củng Thìn, Dậu củng Thân, Tuất củng Mùi. Hợp gồm có Nhị hợp, Tam hợp, Lục hợp. Nhị hợp tức như Tí hợp Sửu chẳng hạn; Tam hợp như Hợi Mão Mùi hợp thành Thuỷ cục chẳng hạn; Lục hợp tức quẻ Lục hợp.
Câu này cũng nối tiếp với câu trên :” Bất cập thì nên thêm vào” mà thôi. Nếu Dụng thần suy nhược bị xung phầm được sinh phù, củng hợp như cây mạ gặp hạn được mưa, tức mà đọt nhiên đâm chồi. Nếu trong quẻ Kỵ thần suy nhược xung phá, được sinh phù củng hợp, ấy là giúp Trụ làm việc ác, hoạ càng nặng . Học giả nên phân biệt.
Ba câu sau đây cũng phỏng theo như thế.
  1. 剋 害 刑 冲 秋 霜 殺 草
Khắc, Hại, Hình, Xung như sương thu giết cỏ
Khắc là tương khắc, như Kim khắc Mộc chẳng hạn; Hại là Lục hại tức Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tị, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất; Hình là như Dần Tị Thân chẳng hạn; Xung là như Tí Ngọ tương xung chẳng hạn. Đây cũng là nối tiếp câu trên, nếu Dụng thần suy nhược và không được Sinh phù củng hợp, ngược lạii bị Khắc hại hình xung, cho nên ví như sương thu giết cỏ. Nói chung ba loại Hình, Khắc, Xung trong quẻ thường nghiệm, còn Lục hại không ứng nghiệm, cần phải nói rõ.
  1. 長 生 帝 旺 爭 如 金 谷 之 園
Trường Sinh, Đế Vượng dành được vườn Kim Cốc[2]
Trường Sinh tức như Hoả có Trường sinh ở Dần chẳng hạn, Đế Vượng tức như Hoả có Đế Vượng ở Ngọ chẳng hạn. Dụng thần gặp Sinh Vượng, tuy suy nhược cũng luận là hữu khí, cho nên dùng vườn Kim Cốc để ví. Câu này luận Dụng thần được Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật thần. Câu này không nói là Trường Sinh, Đế Vượng tại Biến hào. Nếu nói Sinh, Vượng tại Biến hào là lầm.
Giả như Ngọ hoả biến thành Ngọ hoả, đó là quẻ Phục ngâm, có gì mà tốt, làm sao ví với vườn Kim Cốc ? Nói chung Dụng thần Đế Vượng ở Nhật thần chủ nhanh chóng; Trường Sinh tại Nhật thần chủ chậm chạp. Vốn Trường sinh giống như người mới sinh, nuôi dưỡng lớn lên dần; Đế Vương giống như lúc trai tráng, sức đang mạnh, vì thế Trường Sinh thì chậm mà Đế Vượng thì nhanh.
7.死 墓 絕 空 乃 是 泥 犁 之 地
Tử Mộ Tuyệt Không nãi thị nãi lê chi địa
Tử, Mộ, Tuyệt, Không là đất địa ngục.
Tử, Mộ, Tuyệt đều khởi từ Trường Sinh; Không là Tuần không; Tử là chết, giống như người bị bệnh mà chết; Mộ là che lấp, giốn như chết đem chon dưới mồ; Tuyệt là cắt đứt giống như người chết gốc rễ đều đứt; Không là rỗng như ở vực sâu lạnh lẽo, người không thể tới được. Nãi lê là tên địa ngục, ý nói hung hại. Bốn điều trên cùng với Khắc hại hình xung. ý nghĩa giống nhau, lại dẫn ý “thái quá và bất cập”. Nếu Dụng thần không được sinh phù củng hợp, ngược lại bị Tử Mộ Tuyệt Không, nên lấy địa ngục mà ví.
Đại khái hào ở trong quẻ chỉ dùng được với 3 yếu tố Trường Sinh, Mộ, Tuyệt, xét Nhật thần, xem Biến hào. Duy Mộc Dục, Quan đới, Lâm quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng không thể xem ở Biến hào, vì ở trường hợp động mà biến thành như thế thì dùng Sinh khắc xung hợp, Tiến thần, Thoái thần, Phản ngâm, Phục ngâm mà luận.
  1. 日 辰 為 六 爻 之 主 宰 喜 其 滅 項 安 劉
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, mừng nếu diệt được Hạng Vũ để Lưu Bang yên ổn
Nhật thần là chúa tể trong Bốc phệ, không xem Nhật thần thì không thể biết tình trạng nặng nhẹ về hung cát của quẻ. Nhật thần vốn có thể xung khởi, xung thực, xung tán. Các hào động Không, tĩnh vượng, có thể hợp điền; các hào bị Nguyệt phá; suy nhược thì có thể trợ giúp, cường vượng thì có thể chế phục, phát động thì có thể khắc chế, phục tàng thì có thể đề bạt, để có thể thành việc, có thể hư việc, cho nên gọi là chúa tể của sáu hào.
Như Kỵ thần vượng động, Dụng thần hưu tù, nếu được Nhật thần khắc chế Kỵ thần, sinh phù Dụng thần thì mọi việc chuyển hung thành cát. Cho nên mới gọi là “diệt Hạng an Lưu”.
9.月 建 乃 萬 卦 之 提 綱 豈 可 助 紂 而 為 虐
Nguyệt kiến nãi vạn quái chi đề cương, khởi khả trợ Trụ nhi vi ngược
Nguyệt kiến là đề cương của vạn quẻ, há đi giúp Trụ làm ác.
Nguyệt kiến là cương lĩnh của Bốc phệ, Nguyệt kiến có thể cứu giúp mà có thể phá hại. Cho nên mới bảo là đề cương của vạn quẻ. Nếu trong quẻ có Kỵ thần phát động khắc thương Dụng thần, nếu Nguyệt kiến lại sinh phò Kỵ thần đó ,đó là giúp Trụ làm ác. Nếu Kỵ thần khắc Dụng thần mà lại bị Nguyệt kiến khắc chế Kỵ thần, sinh phò Dụng thần tất cứ giúp sự việc.
Phàm xem Nguyệt kiến chỉ luận được sinh khắc, giống với Nhật thần. Nói chung quyền tạo hoạ phúc bởi Nguyệt kiến chỉ nội trong tháng, không thể từ đầu đến cuối sự việc, nhưng Nhật thần thì bất luận việc dài lâu mấy nữa, cuối cũng cũng tạo ảnh hưởng. Ấy vì 12 giai đoạn Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới… liên quan đến Nhật thần, còn với Nguyệt kiến chẳng qua chỉ luận đến Nguyệt phá, hưu tù, vượng tướng, sinh khắc. Nay có người nói Suy, Bệnh, Tử, Mộ ở Nguyệt kiến là không tốt, Trường Sinh, Đế Vượng ở Nguyệt kiến là tốt là những điều truyền lại không thể tin được.
  1. 最 惡 者 歲 君宜 靜 不 宜 動
Ác nhất là Tuế quân, nên tĩnh không nên động.
Tuế quân tức Thái tuế của năm, tượng Thiên tử. Đã là quá ác, há không thể là quá thiện sao ? Đã nên an tĩnh, há không nên phát động sao ? Nếu hào Thái Tuế lâm Kỵ thần phát động đến xung khắc Thế thân, Dụng hào chủ tai ách bất lợi, trong năm thường nhiều lộn xộn. Cho nên bảo là quá ác, nên an tĩnh.
Câu nói này ý nói Tuế quân lâm Kỵ thần thì nên tĩnh không nên động. Nếu hào Thái Tuế động đến sinh hợp hào Thế thân, chủ thường gặp may mắn, trong năm hỉ khánh gia tăng, đáng bảo là “rất thiện”, cũng nên phát động. Nếu Dụng thần lâm Thái Tuế tất việc liên quan đến triều đình, nếu Nhật thần, động hào xung Dụng hào là phạm thượng. Bất kể luận công hay tư đều nên thận trọng.
11,最 要 者 身 位 喜 扶 而 不 喜 傷
Tối yếu giả Thân vị, hỉ phù nhi bất hỉ thương
Quan trọng nhất là hào Thân, thích phò trợ mà không thích bị thương khắc
Thân tức Nguyệt quái thân. Thế ở hào dương thì khởi từ tháng Tí, Thế ở hào âm thì khởi từ tháng Ngọ. .Đó là phép an Quái thân. Đại khái sau khi lập quẻ, xem Quái thân có hiện hay không, có sự can thiệp của Nhật thần, Nguyệt kiến, động hào hay không, tất biết hung cát. Bói việc tất sự thể, bói về người tức nhân thân. Chỉ thích được sinh phù củng hợp, không nên bị khắc hại hình xung. Phàm xem quẻ lấy Thân là chủ việc coi. Cho nên bảo là “Rất quan trọng”[3]
  1. 世 為 己 應 為 人 大 宜 契 合 -動 為 始 變 為 終 最 怕 交 爭
Động vi thuỷ, Biến vi chung tối phạ giao tranh.
Thế là mình, Ứng là người, rất cần phối hợp
Động là đầu, Biến là cuối sợ nhất chống nhau.
Giao trùng là động. Động thì dương biên âm, âm biến dương. Trong quẻ gặp như thế phải lấy hào động làm khởi đầu sự việt, biến hào làm kết thúc sự việc. Hào phát động biến thành khắc, biến thành xung ấy là giao tranh. Phàm Thế Ứng nên sinh hợp Dụng thần, sợ biến khắc xung.
  1. 應 位 遭 傷 不 利 他 人 之 事
Ứng vị tao thương,bất lợi tha nhân chi sự
Thế hào thụ chế khởi nghi tự kỷ chi mưu.
Ứng bị thương khắc thì bất lợi việc cho người
Thế hào bị chế, há nên mưu sự cho mình sao ?
Vị trí của Ứng phải dựa vào Dụng thần mới biết rõ. Như xem cho người khác, tuỳ người mà có Dụng thần khác nhau. Như xem cho người sơ giao cùng với người không định được cấp bậc đối với mình thì dùng hào Ứng làm người đó. Nếu xem cho bạn của cha , chủ nhà, thầy dạy thì Phụ Mẫu là Dụng thần; xem cho bạn của con cháu, thì hào Tử Tôn là Dụng thần; xem cho thê thiếp, nô tì thì hào Thê Tài là Dụng thần. Bạn của cha, bạn của mình cho đến bạn của con cháu, tuy là người khác phải phân biệt xưng hô già trẻ ra sao mà dùng, không thể đại khái dùng hào Ứng để khỏi đoán lầm.
Như xem việc lợi hại cho chính mình, lấy hào Thế là chính mình. Thế bị khắc chế, há nên tự mình mưu sự sao ?
  1. 世 應 俱 空 人 無 准 實
Thế Ứng đều Không, ta và người đều không thật lòng.
Câu này cũng nối theo câu trước mà nói đến Thế Ứng. Nhưng phàm mưu sự, thế tất phải nhờ người khác. Thế lâm Không tất tự mình không thật lòng, Ứng lâm Không thì người khác không thật lòng. Nếu Thế và Ứng đều Không thì ta và người chẳng thật lòng với nhau. Thế Ứng hợp mà lâm Không thì hư ước không giữ chữ tín. Nếu nhờ trưởng bối mưu sự mà được hào Phụ Mẫu sinh hợp Thế hào, thì nhờ cậy được ích lợi, nếu Ứng lại lâm Không thì tuy được sức của trưởng bối nhưng một bên không thật lòng, cũng khó thành việc được.
  1. 內 外 兢 發 事必 翻 騰
Trong và ngoại tranh động thì sự việc lộn xộn.
“Cạnh” là xung khắc, “phát” là động. Phàm xem gặp quẻ nội và ngoại quái loạn động, xung khắc loạn xạ, nhân tình bất thường, chủ việc tráo trở, lộn xộn.
  1. 世 或 交 重 兩 目 顧 瞻 於 馬 首
Thế hoặc giao trùng, lưỡng mục cố chiêm ư mã thủ
Ứng như phát động nhất tâm tự thác ư viên phan.
Thế giao hoặc trùng như ngựa ngước hai mắt mà nhìn
Ứng nếu động thì lòng giống như vượn leo cây.
Ngựa ngước nhìn hoặc sang đông hoặc sang tây, vượn leo cây tất trong lòng không định. Thế là lấy mình mà nói, Ứng là lấy người mà nói. Sách có ghi: “Ứng động sợ người khác thay đổi, Thế động tự mình do dự”, đều là nói đổi thay chuyển biến,không thể giữ một lòng.
Câu này cũng dẫn từ câu ở trước, Thế Ứng là người và ta, lại dẫn ý tranh cạnh tráo trở để nói, hung cát của sự việc nói chung cũng không ngoài sinh phù củng hợ,hình xung khắc hại.
  1. 用 神 有 氣 無 他 故 所 作 皆 成
Dụng thần hữu khí vô tha cố, sở tác giai thành
Chủ tượng đồ tồn cánh bị thương, phàm mưu bất toại.
Dụng thần hữu khí không bị cớ nào khác, việc làm đều thành
Chủ tượng vô ích lại bị thương, mọi mưu sự không xong.
Dụng thần là như xem văn thư, trưởng bối lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần chẳng hạn. Chủ tượng cũng là Dụng thần. Chữ “cố” nên viết là “bệnh” . Sao gọi là bệnh? Phàm Dụng thần gặp hình xung khắc hại, ấy là bệnh. Như trong quẻ Dụng thần vượng tướng gặp bệnh, có thế đợi lúc trừ hết bệnh, cũng thành việc. Nếu vượng tướng mà không bị hình xung khắc hại, mưu sự gì cũng theo ý muốn, không gì là không thành.
Nếu Dụng thần suy nhược, vô khí mà lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần hình xung khắc hại, giống như một người không đủ khí tiên thiên, suy nhược quá mức, há có thể tăng thêm bệnh sao ? Cho nên hào suy nhược mà bịị hình thương khắc hại, mọi việc đều uổng phí tâm lực, cuối cùng chẳng thành tựu.
Vốn hào Dụng tuy xuất hiện mà không được sinh trợ, trong quẻ lại không có Nguyên thần, nếu lại gặp Không, Phá ấy là Chủ tượng “đồ tồn”, “”đồ tồn” là hiện diện vô ích, mưu sự nào có thể toại ý.
18.有 傷 須 救
Hữu thương tu cứu
Bị thương nên được cứu.
Thương là Thần khắc hại Dụng thần. Cứu là Thần che chở Dụng thần. Như Thân kim là Dụng thần bị Ngọ hoả phát động khắc, tất hào Thân bị thương, nếu được Nhật thần là Tí, hoặc động hào là Tí thì Tí khử, xung Ngọ hoả, hoặc ngày Hợi, hào Hợi chế phục Ngọ hoả tất Ngọ hoả bị chế, Thân kim há không phải là có cứu tinh sao ?
Nếu Nguyệt kiến xung khắc Dụng thần, được Nhật thần sinh hợp Dụng thần, lại hoặc Nhật thần khắc Dụng thần, trong quẻ lại động một hào sinh Dụng, đó là bị thương mà được cứu. Phàm gặp bị thương được cứu thì mọi việc trước khó sau dễ, trước hung sau cát. Dụng thần được cứu vẫn hữu dụng.
  1. 無 故 勿 空
Vô cố chớ nên Không.
“Cố” có nghĩa “bị thương”, “vật” phải có nghĩa “không”. Nói chung hào có Tuần không, an tĩnh mà lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế tức bị Không thái quá, tức xuất Tuần gặp trị nhật, cũng không thể cát, không thể hung. Loại Tuần không này cuối cùng là Không vô dụng. Nếu hào có Tuần không mà phát động, hoặc được Nguyệt kiến, Nhật thần sinh phù củng hợp, hoặc Nhật thần xung khởi nó , hoặc động hào sinh hợp với nó, đó là Không vô cố, đợi xuất Tuần gặp trị nhật thì được việc. Cho nên gọi là hào “Không vô cố” (hào lâm Không không bị thương)
Tuy ở Tuần không mà không bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc thương, không thể luận là Không thật sự. Lại như Dụng thần hoá hồi đầu khắc, lại bị hợp Cục khắc, bị khắc quá nhiều, há không bị thương sao ? Nếu Nhật Nguyệt không thương khắc nó, Dụng thần một khi lâm Không tất không chịu khắc, cũng gọi là “vô cố”.
Ngày xưa có nói về “tị hung” (tránh hung), cũng gần với lý “vô cố” . Xưa chú thích nhầm là “ hào không bị thương khắc thì không nên có Không, nếu bị Nhật Nguyệt khắc thì nên có Không” làm mất diệu chỉ của tiên thiên, lại làm sai ý của câu văn nữa.
  1. 空 逢 冲 而 有 用
Không gặp xung mà hữu dụng.
Nói chung hào trong quẻ gặp Tuần không, người đời nay không kể hung hay cát đều đoán là vô dụng, riêng chẳng biết là nếu bị Nhật thần xung cũng có chỗ dùng được. Vốn xung tất phải động, động thì không phải Không, cho nên “Không gặp xung mà hữu dụng”.
  1. 合 遭 破 以 無 功
Hợp gặp Phá nên vô ích.
Câu này chỉ nói về “hợp xứ phùng xung” (hợp gặp xung). Vốn hào trong quẻ gặp hợp, như đồng lòng hợp sức, việc tất được trợ giúp. Phàm mưu sự gì muốn thành tựu mà gặp được thế tất không gì mà không thành. Nếu Hợp mà gặp Xung hình phá khắc, sợ gặp gian trá tiểu nhân, phá phách hai bên, tất sinh lòng nghi kỵ. Như Dần hợp với Hợi, nếu gặp ngày Thân, hoặc gặp hào Thân động xung khắc Dần mộc, tất hại Hợi thuỷ. Cho nên mới bảo:” Hợp gặp Phá thì vô ích”.
Hợp thì thành, ý nói hoà hợp. Phá là tan, ý nói là phá mở ra. Phàm việc muốn thành mà gặp “hợp xứ phùng xung” , thì việc thành rồi lại tan. Phàm muốn việc tán mà gặp quẻ có “hợp xứ phùng xung” thì toại ý. Nếu “xung trung phùng hợp” (trong xung gặp hợp) thì ngược lại như thế.
  1. 自 空 化 空 必 成 凶 咎
Tự lâm Không hay động hoá Không thì trở thành hung xấu.
Tự Không là Dụng thần lâm Không, hoá Không là Dụng thần động hoá thành Tuần không. “Hung cựu” ý nói không thành việc được. Câu này nối tiếp câu trên về mưu sự, nếu Dụng Không hoặc hoá Không, thì động là có biến đổi mà Không thì nghi hoặc, việc tất không thành. Cho nên mới bảo là “hung cựu”.
  1. 刑 合 克 合 終 見 乖 淫
Hình Hợp, khắc hợp cuối cùng gặp ngang trái.
Hợp ý nói là “hoà hợp” , phàm quẻ gặp vậy thì việc gì cũng lợi. Nhưng không biết là trong hợp có hình có khắc. Hợp mà bị khắc, cuối cùng sẽ không hoà hợp, mà bị Hình cuối cùng sẽ ngang trái. Như Dụng thần là Mùi Tài hào, Ngọ là hào Phúc, Ngọ hợp với Mùi, nhưng Ngọ mang tự Hình[4], thì gọi là “Hình hợp” . Lại như Tí là Tài hào, Tí hợp với Sửu, Sửu thổ lại khắc Tí thuỷ, ấy là “Khắc hợp”, như xem về thê thiếp , trước hợp sau phản, mọi việc cuối cùng sẽ ngang trái.
  1. 動 值 合 而 絆 住
Động gặp Hợp thì ràng buộc.
Nói chung hào động không gặp hợp, rồi sẽ động. Nếu có hợp thì bị ràng buộc mà không thể động. Đã không thể động thì không thể sinh khắc gì cả. Như hào hợp với Nhật thần, thì phải đợi đến ngày xung với hào này, mới ứng được hung hoặc cát. Như hào khác động đến hợp với hào này thì đợi ngày xung hào đến hợp này, mới ứng hung hay cát của sự việc. Giả như Dụng thần Sửu thổ là Tài hào hợp với ngày Tí, đợi ngày Mùi mới ứng việc; nếu hào Tí đến hợp thì đợi ngày Ngọ mới ứng việc.Lại như hào Tử Tôn động mà bị Nhật thần hợp, thì không thể sinh được Tài, đợi đến lúc xung khai làm động Tử Tôn mới có tài được. Ngoài ra cứ phỏng như thế.
  1. 靜 得 冲 而 暗 興
Tĩnh gặp xung thì ám động.
Nói chung hào không động, không thể bảo là an tĩnh. Nếu bị Nhật thần xung thì tuy tĩnh rồi cũng động, gọi là ám động. Giống như người nằm ngủ bị kêu dậy, không thể an tĩnh mà ngủ được. Ở trong quẻ hào động có thể xung hào an tĩnh. Vả lại hào ám động giống như làm việc riêng tư, hào ám động sinh phò ta, như có người âm thầm trợ giúp, còn nếu khắc hại ta thì như bị người ngầm hại. Lý lẽ tham sâu, việc ứng vào ngày hợp.
  1. 入 墓 難 克
Nhập Mộ nan khắc
Đới vượng phỉ Không
Nhập Mộ khó khắc,
Đang vượng chẳng Không.
Nhập Mộ khó khắc là nói hào động nhập Mộ không thể khắc hào khác, lại nói hào nhập Mộ không bị động hào khắc. Giả như Dần mộc phát động vốn khắc Thổ, nếu gặp ngày Mùi xem quẻ, hào Mộc này nhập Mộ ở ngày Mùi, hoặc hoá ra Mùi, thì nhập Mộ tại Mùi, tất không thể khắc Thổ được. Lại như Dần động khắc Thổ, mà hào Thổ gặp ngày Thìn tất nhập Mộ tại Thìn, hoặc hoá ra Thìn thì nhập Mộ ở biến hào, đều chẳng bị Dần mộc khắc. Cho nên gọi là “nhập Mộ khó khắc”.
Vượng tướng tức như mùa Xuân thì Mộc vượng, Hoả tướng; mùa Hạ thì Hoả vượng, Thổ tướng; mùa Thu Kim vượng Thuỷ tướng; mùa đông Thuỷ vượng Mộc tướng; bốn tháng Quí[5] Thổ vượng Kim tướng.
Xưa bảo đang sinh là Vượng, được sinh là Tướng. Hào Không vong không thể luận là Không. Lại bảo hào vượng tướng qua khỏi Tuần vẫn hữu dụng, cho nên gọi là “chẳng Không”.
  1. 有 助 有 扶 衰 弱 休 囚 亦 吉
Được trợ được phò, suy nhược hưu tù cũng tốt.
Câu này chỉ đề cập đến Dụng thần. Giả như mùa Xuân xem quẻ, Dụng hào thuộc Thổ là suy nhược hưu tù, vốn là không tốt, nếu được Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tuy gọi là vô khí nhưng không luận hưu tù. Giống như người nghèo hèn được quí nhân đề bạt. Nếu Kỵ thần vô khí thì không nên đựơc phù trợ.
  1. 貪 生 貪 合 刑 冲 克 害 皆 忘
Ham Sinh ham Hợp, đều quên cả Hình xung khắc hại.
Câu này cũng chỉ đề cập đến dụng thần. Nếu Dụng thần gặp Hình xung khắc hại, đều chẳng phải là điềm tốt. Nếu được hào sinh, hào hợp với hào Hình xung đó, thì hào này ham Sinh ham Hợp nên không đáng lo. Nên bảo là quên xung quên khắc. Như Dụng thần là Tị, trong quẻ có hào Hợi động xung khắc Tị hoả, lại có hào Mão động, tức hào Hợi thuỷ ham sinh Mão mà quên khắc Tị. Như hào Dần động tức hào Hợi thuỷ ham hợp với Dần mà quên khắc Tị. Đó là quên khắc, quên xung. quên Hình . Ngoài ra phỏng theo như thế, có thể suy ra được.
  1. 別 衰 旺 以 明 剋 合
Biệt suy vượng dĩ minh khắc hợp
Biện động tĩnh dĩ định hình xung
Phân suy vượng để rõ khắc hợp
Chia động tĩnh để định hình xung)
Câu này phân biệt lẽ suy ượng, động tĩnh, sinh khắc chế hoá. Nếu chỉ phân suy vượng mà không phân động tĩnh tức lầm lẫn cách dùng. Như hào vượng vốn khắc được hào suy, nếu an tĩnh dù có vượng cũng không thể khắc được hào suy. Hào suy vốn không thể khắc được hào vượng, nếu phát động thì khắc được hào vượng. Điều đó ví động như người dậy, tĩnh như người nằm. Tuy vượng tướng nhưng chẳng qua vượng nhất thời trước mắt, tuy suy cũng chẳng qua suy nhất thời trước mắt. Chờ khí vượng lui, mà hào suy được phò trợ thì có thể khắc được hào vượng.
Nếu hào vượng động khắc hào suy mà hào này không được Nhật thần cứu giúp thì chịu khắc ngay. Chỉ có Nhật thần có thể xung khắc được động hào, tĩnh hào mà động hào không sinh khắc được Nhật thần đó. Nếu Nguyệt kiến hiện trong quẻ thì động hào có thể khắc. Như vậy lẽ suy vượng động tĩnh đã rõ ràng.
  1. 併 不 併 冲 不 冲 因 多 字 眼
Tính không Tính, Xung chẳng Xung vì quá nhiều địa chi[6]
Tính là hào trong quẻ mà Nhật thần lâm tại đó. Xung là hào trong quẻ mà bị Nhật thần xung. Chữ “Bất” (chăng) là nói hào Tính mà chẳng Tính được, hào Xung mà chẳng xung được.
Sao gọi là không thể “Tính” ? Giả như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ có hào Tí làm Dụng thần, Nhật thần lâm tại đó. Nếu hào Tí suy nhược đã có Nhật thần ở đấy, nên luận là vượng. Nhưng cũng không thể để hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc. Đấy là Nhật thần biến hoại, không thể gọi là hào tốt, mà ngược lại là hung tại ngày này. Cho nên gọi là Tính mà chẳng Tính.
Sao gọi là không thể Xung ? Lại như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ lại thấy chi Ngọ làm Dụng thần , Nhật thần xung Ngọ, nếu Tí hào trong quẻ động xung khắc hào Ngọ. Nếu được hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, đấy là Nhật thần hoá hoại, không thể hại được Ngọ, nên ngược lại thấy tốt trong ngày này. Cho nên Xung mà không thể Xung.
Hai điều trên xảy ra nhân vì xem quẻ vào ngày Tí. Trong quẻ hiện nhiều hào Tí biến hoại này, cho nên xảy ra như thế. Ngoài ra cứ phỏng theo vậy.
  1. 刑 非 刑 合 非 合 為 少 支 神
Hình chẳng Hình, Hợp chẳng Hợp vì thiếu địa chi.
Hình là Tam hình, Hợp là Hợp cục. Như Dần Tị Thân là Tam hình, Sửu Tuất Mùi là Tam hình, Tí Mão là Nhị hình, Thìn, Ngọ, Hợi, dậu là Tự hình. Giả như trong quẻ có hai chi Dần và Tị mà thiếu Thân, có hai chi Dần Thân mà không có Tị, có hai chi Tị Thân mà không có Dần, là thiếu mất một chi mà không thành Hình.
Như Hợi Mão Mùi là Tam hợp , Thân Tí Thìn là Tam hợ, Tị dậu Sửu là Tam hợp, Dần Ngọ Tuất là Tam hợp. Giả như có Hợi, Mão mà không có Mùi; có Mùi Mão mà không có Hợi, có Hợi Mùi mà không có Mão, là thiếu một chi mà không thành Hợp.
Phép Tam hình, Tam hợp cần phải trọn vẹn các chi, có hai hào động tất hợp được một hào, nếu chỉ một hào động thì không thể hợp được hai hào kia. Như trong quẻ Hình Hợp đều có đủ các hào nhưng đều an tĩnh thì chẳng thành Hình Hợp. Như vậy mà chiêm nghiệm tất sẽ rõ ràng thông suốt.
  1. 爻 遇 令 星 物 難 我 害
Hào gặp Nguyệt kiến, vật khó hại ta.
Lệnh tinh là Nguyệt kiến, Vật là động hào ở trong quẻ. Nếu Dụng thần là Nguyệt kiến , mà Nguyệt kiến tức nắm quyền lệnh. Nếu động hào thương khắc, đâu đáng sợ. Cho nên bảo là :Vật khó hại ta.
  1. 伏 居 空 地 事 與 心 違
Phục tại Tuần không việc trái với lòng.
Phục là Phục thần. Sáu hào trong quẻ thiếu Dụng thần, phải tra Dụng thần ở quẻ đầu của cung chứa quẻ này để xem phục tại hào tương ứng trong quẻ, hào này là Phi. Phi thì hiện rõ mà Phục thì ẩn tàng. Nếu sáu hào trong quẻ không có Dụng thần, Dụng thần phải phục mà lại lâm Tuần không, nếu chẳng được đề bạt, mưu sự chắc chắn chẳng thành tựu. Cho nên mới bảo “việc trái với lòng”.
  1. 伏 無 提 拔 終 徒 爾
Phục vô đề bạt chung đồ nhĩ
Phi bất suy khai diệc uổng nhiên.
Phục chẳng được đề bạt cuối cùng cũng vô ích
Phi không được suy khai cũng uổng công.
Câu này cũng nối ý với câu trên. Phục là nói Dụng thần không hiện trong quẻ phải ẩn phục dưới hào khác. Nếu không có Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tức Phục không được đề bạt. Phi là hào mà Dụng thần phục ở dưới nó, là thần hiển lộ. Suy là xung, ý nói xung khai Phi thần khiến cho Phục thần thoát ra được.
  1. 空 下 伏 神 易 於 引 拔
Phục thần dưới hào Không thì dễ kéo ra.
Câu này nói Phục thần ở dưới Phi thần lâm Tuần không Hào Phi này đã lâm Không, giống như không níu kéo được nên Phục thần đễ kéo ra ngoài. Dẫn là thần củng phù, Bạt cũng là Sinh phù củng hợp, ý nói xung hào Phi để kéo ra hào Phục.
  1. 制 中 弱 主 難 以 維 持
Suy nhược bị chế khó duy trì.
Chế là nói bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế. Nhược chủ chỉ hào suy nhược. Như Dụng thần bị suy nhược mà lại bị Nhật Nguyệt xung khắc, nếu được động hào sinh cũng có trợ giúp. Vốn là hào suy nhược mà gặp Nhật Nguyệt khắc, như cành khô cây mục. Nếu có mưa thấm nhuần cũng khó mong sinh rễ mới. Đây là đề cập đến Dụng thần xuất hiện, nếu lại là Phục thần dù có được Tính dẫn[7] cũng vô dụng.
  1. 日 傷 爻 真 罹 其 禍
Nhật thương hào chân li kỳ hoạ
Hào thương Nhật đồ thụ kỳ danh
Nhật khắc hào mới thật gặp hoạ
Hào khắc Nhật chỉ mang lấy danh)
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, nắm hết mọi việc. Sáu hào là bề tôi của Nhật thần, phân ra mà coi mọi việc. Vì thế Nhật thần có thể hình xung khắc hại được các hào, mà hào trong quẻ không thể hình xung khắc hại Nhật thần. Nguyệt kiến đối với hào trong quẻ cũng thế.
  1. 墓 中 人 不 冲 不 發
Người trong Mộ không xung chẳng phát.
Tổng quát Dụng thần nhập Mộ thì nhiều cản trở, mọi việc tốn sức mà chẳng thành, nên đợi Nhật thần hay động hào xung, hoặc xung khắc hào Mộ mới được hữu dụng. Sách xưa bảo rằng:” Xung Không tức khởi, Phá Mộ tắc khai” (Xung Không thì làm trở dậy, Phá Mộ thì mở ra)
  1. 身上 鬼不 去 不 安
Quỷ bên Thân không khử không yên.
Thân là mượn để nói đền Thế hào. Nhưng phàm Quan Quỷ trì Thế, nhưng mình không phải là người có chức vị thì hào Quan Quỷ là thần trở ngại ưu nghi, nên được Dụng thần, động hào xung khắc mà khử đi, mới được yên mà không lo. Hoặc Kỵ thần lâm ở Thế cũng như vậy, nhưng không thể quá khắc, sợ ta cũng bị thương. Tiên thánh nói: “Nhân nhi bất nhân tật kỷ thậm, loạn dã” (Người đã bất nhân, ghét quá sức thì nó làm loạn). Chỉ quí ở chỗ trung hoà mà thôi.[8]
  1. 德 入 卦 而 無 謀 不 遂
Đức nhập quái nhi vô mưu bất toại
Kỵ lâm Thân nhi đa trở vô thành
Đức có ở trong quẻ không mưu tính gì không toại ý
Kỵ ở Thân thì nhiều trở ngại mà không thành.
Đức là hợp. Trong hoà hợp có ân tình đức nghĩa. Cho nên phàm mưu sự gì mà Dụng thần động hợp Thế hoặc Dụng thần hoá thành sinh hợp, hoặc Nhật thần lâm Dụng hợp Thế, hoặc Nhật thần sinh hợp Dụng hào đều gọi là Đức vào trong quẻ, thì không mưu sự gì không toại ý. Nhưng mà hợp xứ phùng xung thì e có biến động. Nếu Kỵ thần mà như thế thì nhiều cản trở khó thành.
41.卦 遇 凶 星 避 之 則 吉
Quái ngộ hung tinh, tị chi tắc cát
Quẻ gặp hung tinh, tránh đi tất cát.
Hung tinh ấy là Kỵ thần. Phàm Dụng thần bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc thương, bất luận Không hay Phục, trước sau cũng bị thụ chế, không có nơi để tránh. Nếu không bị Nhật Nguyệt thương khắc, chỉ gặp Kỵ thần trong quẻ động khắc. Nếu Dụng hào lâm Tuần không, phục tàng thì không chịu khắc, gọi là tránh. Đợi ngày xung khắc Kỵ thần, thì hung tự tiêu tan. Nếu Dụng thần xuất hiện mà không lâm Không thì bị hại, khó tránh được thương khắc. Cho nên bảo “tránh đi thì cát”.
  1. 爻 逢 忌 殺 敵 之 無 傷
Hào gặp kỵ sát, được cứu thì khỏi bị hại.
Hào là Dụng hào, như cầu tài lấy hào Tài làm Dụng thần chẳng hạn. Địch có nghĩa là cứu giúp. Ví như cầu tài, trong quẻ hào Tài thuộc Mộc, nếu có hào Kim động khắc Tài là hung, hoặc được hào Hoả phát động khắc Kim tức hào Kim tự chống không nỗi, làm sao có thể khắc Mộc được, hào Mộc khỏi lo. Cho nên bảo “được cứu thì không bị hại”.
  1. 主 象 休 囚 怕 見 刑 冲 剋 害
Chủ tượng hưu tù, phạ kiến hình xung khắc hại
Dụng hào biến động, kỵ tao Tử Mộ Tuyệt Không.
Chủ tượng hưu tù, sợ gặp hình xung khắc hại
Dụng hào biến động kỵ gặp Tử Mộ Tuyệt Không.
Chủ tượng cũng chỉ Dụng thần. Nếu hưu tù đã không thành việc, há lại bị hình khắc sao ? Nếu Dụng thần phát động, như người mạnh mẽ tiến tới trước, há có thể hoá Mộ Tuyệt sao ?
  1. 用 化 用 有 用 無 用
Dụng hoá Dụng hữu dụng vô dụng
Không hoá Không tuy Không bất Không
Dụng hoá Dụng có lúc hữu dụng, có lúc vô dụng
Không hoá Không tuy là không mà chẳng không.
Dụng thần hoá Dụng thần có Dụng thần hữu dụng, có Dụng thần vô dụng. Hữu dụng là Dụng thần hoá Tiến thần. Vô dụng là Dụng thần hoá Thoái thần, cùng quẻ Phục ngâm. Cho nên mới phân biệt “hữu dụng” và “vô dụng”.
Hào lâm Không an tĩnh tất không thể hoá thành Không, chỉ hào phát động mới có thể biến thành. Đã phát động thì không phải là Không. Hoá thành Không cũng do động mà biến thành. Phàm hào động lâm Không hoặc hào động biến Không đều không thể luận là thực sự là Không, vì ra khỏi Tuần thì hữu dụng.
45.養 主 狐 疑 – 墓 多 暗 昧
化 病 兮 傷 損 – 化 胎 兮 勾 連
Dưỡng chủ hồ nghi – Mộ đa ám muội.
Hoá Bệnh hề thương tổn – Hoá Thai hề câu liên.
Dưỡng chủ nghi ngờ – Mộ nhiều ám muội
Hoá Bệnh thì tổn hại – Hoá Thai thì khó khăn.
Trường Sinh, Mộc Dục, quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai , Dưỡng là 12 Thần[9]. Trong quẻ chỉ ba giai đoạn Trường Sinh, Mộ, Tuyệt là cần xem xét ở mọi quẻ, mọi hào. Còn các giai đoạn khác như Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng mỗi cái đều luận thành sinh khắc xung hợp, Tiến Thoái thần, Phục ngâm, Phản ngâm. Không thể câu chấp Dưỡng là nghi ngờ, Bệnh chủ tổn thương, Thai chủ khó khăn.
  1. 凶 化 長 生 熾 而 未 散
Hung hoá Trường Sinh, mạnh mẽ mà chưa tan.
Dụng thần hoá thành Trường Sinh là tốt. Nếu Hung thần hoá Trường Sinh thì căn hoạ đã manh nha, ngày tăng trưởng dần, tất đợi ngày Mộ, Tuyệt mới giảm bớt cái thế của hung thần được.
  1. 吉 連 沐 浴 敗 而 不 成
Cát hợp Mộc Dục, bại mà không thành.
Mộc Dục có tên là Bại thần, lại gọi là Mộc Dục Sát, là thần vô liêm sỉ, tính tình dâm bại, nhưng có phân ra nặng hay nhẹ. Tức như Kim bại ở Ngọ, trong bại có khắc; Dần mộc bại ở Tí, trong bại có sinh; Mão mộc bại ở Tí, trong bại có hình; Thuỷ bại ở Dậu, trong bại có sinh; Thổ bại ở Dậu, trong bại có tiết khí. Hoả bại ở Mão, trong bại có sinh. Chỉ xem hôn nhân là hết sức kỵ.
Nếu xem chọn vợ mà được hào Tài hoá Mộc Dục kèm sinh, tất bại gia phong; kèm khắc thì vì gian mà sát thân. Còn xem chuyện khác, nếu hào Thế hoá Mộc Dục, nếu kèm sinh thì vì sắc mà hại danh; kèm khắc thì vì gian mà táng thân. Được cứu thì trong chỗ hiểm có đường sống. Cho nên mới bảo : “Cát thần không nên hoá Mộc Dục”
  1. 戒 回 頭之 剋 我
Giới hồi đầu chi khắc ngã
Vật phản đức dĩ phù nhân
Ngăn hồi đầu mà khắc ta
Chớ trái đức mà giúp người.
Hồi đầu khắc là Dụng thần tự hoá Kỵ thần. Như hào Hoả hoá Thuỷ chẳng hạn. Xem mọi chuyện mà Thế hào, Thân hào, Dụng hào gặp thế đều không tốt. Phàm Dụng thần động sinh hợp Thế thì là có tình với ta, mưu sự dễ thành. Hoặc Dụng thần động không sinh hợp Thế Thân, mà ngược lại sinh hợp với hào Ứng cùng hào khác đều gọi là “trái đức giúp người”. Phàm xem mà gặp thế mọi mưu sự khó khăn, vì tượng lợi người hại mình.
49.惡 曜 孤 寒 怕 日 辰 之 併 起
Ác diệu cô hàn, phạ Nhật thần chi tính khởi
Ác diệu mà cô hàn, thì chỉ sợ Nhật thần lâm ở đó.
Ác diệu là chỉ Kỵ thần; Cô là một mình không được sinh phù củng hợp; Hàn là suy nhược vô khí. Phàm xem quẻ gặp Kỵ thần cô hàn thì vĩnh viến không tổn hại được ta. Chỉ sợ Nhật thần lâm khởi ở đó, thì cô hàn mà được thế, cuối cùng không tránh được tổn hại. Nếu trị Nguyệt kiến cũng thật đáng sợ.
  1. 用爻 重 疊 以 墓 庫 之 收 藏
Dụng hào trùng điệp thì nhờ Mộ khố để cất chứa.
Như trong quẻ Dụng thần trùng điệp thái quá, thích nhật là Mộ của Dụng thần lâm Thân Thế, ấy là qui về cất chứa ở ta.[10]
  1. 事 阻 隔 兮 間 發
Sự trở cách hề gian phát
Tâm thoái hối hề Thế Không.
Việc ngăn cản vì gian hào động
Lòng dùng dằng vì Thê lâm Không.
Gian hào là hai hào ở giữ Thế và Ứng . Vốn hai hào ở giữa Thế Ứng này ngăn cách đường giữa ta và người. Gian hào động là có người cản trở. Muốn biết ai ngăn trở cứ lấy Lục thân mà suy. Như Phụ Mẫu động là bậc tôn trưởngchẳng hạn.
Phàm Thế hào gặp Tuần Không, thì trong lòng uể oải không muốn thăng tiến để thành tựu công việc. Cho nên bảo :”Tâm dùng dằng vì Thế lâm Không”.
  1. 卦 爻 發 動 須 看 交 重
Quái hào phát động tu khán giao trùng
Động biến tỉ hoà đương minh tiến thoái
Hào trong quẻ phát đông cần xem giao hay trùng
Động biến thành cùng hành xem rõ Tiến hay Thoái.
Phàm hào phát động trong quẻ, giao thì chủ tương lai, trùng thì chủ quá khứ. Như xem về Đào vong (bỏ trốn) thấy Phụ Mẫu Chu Tước phát động, nếu hào này là giao, còn có người đến báo tin; nếu là trùng thì tin đã biết trước rồi. Các chuyện khác cứ phỏng theo như thế.
Động biến thành cùng hành , là chỉ đến Tiến thần và Thoái thần. Như Dần mộc hoá Mão mộc là Tiến Thần, Mão biến thành Dần là thoái thần. Tiến chủ đi lên phía trước, Thoái chủ lùi ra sau.
53.煞 生 身 莫 將 吉 斷
用 剋 世 勿 作 凶 看
蓋 生 中 有 刑 害 之 兩 防
合 處 有 剋 傷 之 一 慮
Sát sinh Thân mạc tương cát đoán,
Dụng khắc Thế vật tác hung khan
Cái : Sinh trung hữu Hình hại chi lưỡng phòng
Hợp xứ hữu khắc thương chi nhất lự.
Sát sinh Thân chớ đoán là tốt
Dụng khắc Thế chớ xem là hung.
Vốn được sinh cũng phòng hai điều Hình và hại.
Được hợp cũng có lo về khắc thương.
Sát là Kỵ thần. Sinh là hợp vậy. Thân là như tự xem thì lấy hào Thế . Nếu trong quẻ Kỵ thàn phát động, tất thương khắc Dụng thần, như vậy dù đã sinh hợp với ta thì cũng chẳng ích gì. Huống gì trong sinh hợp có hình, có hại, có khắc. Như Kỵ thần sinh Thế kèm có Hình khắc, không những chỉ mưu sự không thành, điều mong cầu chẳng được, còn sợ vì mưu sự mà gặp xấu. Như một người đi thi Hương vào ngày Quí Dậu thàng Thìn bói được quẻ Tiết biến Khảm, Thế hào Tị hoả hoá Kỵ thần là Dần mộc, trong sinh có Hình. lại có Mão mộc Kỵ thần ám động sinh Thế. Về sau vào trường bị bệnh. Đấy là Kỵ sinh Thân, trong sinh có mang Hình, về hại cũng tương tự, còn khắc thì nặng hơn.
Lại như Dụng thần động khắc Thế, đó là “vật”[11] đến tìm ta, phàm mưu sự dễ thành, chớ thấy ngắc ta mà cho là hung, được Dụng thần khắc Thế vốn là cát. Nhưng không nên đi sinh hợp với Ứng hào. Đó là hậu với người mà bạc với ta, thì tuy Dụng thần khắc Thế cũng xem là hung, không thể không biết đến.
  1. 刑 害 八 宜 臨 用
Hình hai bất nghi lâm Dụng
Tử Tuyệt khởi khả trì Thân
Hình hại chẳng nên lâm Dụng
Tử Tuyệt há lại trì Thân.
Phàm Dụng thần, Thân,Thế gặp Nhật thần tương hình, tất chủ bất lợi, xem việc thì chẳng thành. Xem vật thì không tốt, xem bệnh thì trầm trọng, xem người thì có bệnh, xem đàn bà thì bất trinh, xem văn thư thì sơ hở, xem kiện tụng thì hình. Hại thì không đến nỗi hư việc, đại khái cũng phỏng thế, mà hoá Hình hại cũng thế. Cần xem suy vượng sinh khắc, phân định nặng nhẹ kỹ càng. Hào Tử Tuyệt tại Nhật thần mà trì Thế Thân, Dụng thần xem mọi việc đều bất lợi. Biến động mà hoá Tử Tuyệt cũng vậy, nhưng có “Tuyệt xứ phùng sinh” người học cần nên biết.
  1. 動 逢 冲 而 事 散
Động gặp xung thì việc tan.
Vốn hào xung không phải theo một lệ mà đoán. Như hào Tuấn không an tĩnh gặp xung thì gọi là khởi; hào Tuần không phát động gặp xung gọi là thực; hào an tĩnh bất Không gặp xung gọi là ám động; hào phát động bất Không gặp xung gọi là tán, lại gọi là xung thoát. Phàm động hào mà găph xung tán thoát, cát chẳng thành cát, hung không thành hung.
  1. 絕 逢 生 而 事 成
Tuyệt mà gặp sinh thì việc thành.
Phàm Dụng thần ở Tuyệt địa, không thể câu chấp mà luận là phải Tuyệt tại Nhật thần. Dụng thần hoá Tuyệt cũng thế. Nếu gặp sinh phù là trong hung có cát, điềm đại tốt, gọi là “Tuyệt xứ phùng sinh”
  1. 如 逢 合 住 須 冲 破 以 成 功
Nếu gặp hợp, nên xung phá để thành công.
Trong quẻ Dụng thần, Kỵ thần gặp Nhật thần hợp, hoặc tự hoá thành hợp, hoặc có động hào đến hợp. Không kể là hung hay cát đều không có kết quả, phải chờ đến lúc xung phá thì việc cát hung mới ứng. Giả như Dụng hào động sinh Thế, việc dễ thành, nếu gặp hợp, tất lại ngăn trở, cần đợi ngày xung thì việc mới thành.Ở câu sau là phép đoán nhật kỳ.
  1. 若 遇 休 囚 必 生 旺 而 成 事
Nếu gặp hưu tù tất chờ lúc sinh vượng mới thành việc.
Phép đoán Nhật kỳ không thể chấp nhất, phải linh động mà suy đoán để không nhầm lẫn. Như:
– Dụng hào hợp trú thì dùng nhật kỳ xung để đoán.
– Dụng hào hưu tù tất lúc sinh vượng mới thành việc. Cho nên vô khí thì phải dùng tháng ngày vượng tướng mà đoán
– Dụng hào vượng tướng bất động thì dùng ngày tháng xung động mà đoán.
– Dụng hào hữu khí phát động thì lấy ngày hợp mà đoán. Hoặc hữu khí mà động mà hợp Nhật thần, hoặc Nhật thần lâmmà động sinh hợp Thế thân, tức lấy ngày đó mà đoán.
– Dụng hào bị thụ chế tất lấy tháng ngày chế sát mà đoán
– Dụng hào được thời vượng động mà lại được sinh phù, đấy là quá vượng, nên dụng tháng ngày Mộ khố để đoán.
– Dụng hào vô khí phát động mà được sinh phù tức lấy ngày tháng sinh phù mà đoán.
– Dụng hào nhập Mộ thì dùng ngày tháng xung Mộ mà đoán.
– Dụng hào Tuấn không an tĩnh, tất lấy ngày xuất Tuần gặp xung mà đoán.
– Dụng hào Tuần không phát động, tức dùng ngày trị[12] lúc xuất Tuần để đoán.
– Dụng hào phát động Tuần không mà bị hợp tức dùng ngày xung khi ra khỏi Tuần mà đoán.
– Dụng hào Tuần không phát động mà gặp xung, tức là xung thực, tất lấy ngày đó mà đoán
Trên đây là phép đoán tổng quát, trong đó lý lẽ vi diệu, học giả phải thông suốt, linh động phân ra nặng nhẹ , Phân định rõ Dụng và Kỵ thì đoán chẳng sai.
  1. 速 則 動 而 剋 世
Tốc tắc động nhi khắc Thế
Hoãn tắc tĩnh nhi sinh Thân.
Nhanh thì động mà khắc Thế
Chậm thì tĩnh mà sinh Thân.
Đây cũng là phép đoán nhật kỳ, để định ứng nhanh hay chậm. Nếu Dụng thần động mà khắc Thế thì việc đến nhanh, nếu động mà sinh Thế thì ứng chậm. Nếu tĩnh mà sinh Thế lại trì trệ. Lại dùng suy vượng động tĩnh mà suy nghiệm, tất vạn điều chẳng lầm. Như suy mà phát động khắc Thế so với vượng động mà khắc Thế thì xảy ra chậm hơn. Ngoài ra cứ phỏng thế.
`60.父 亡 而 事 無 頭 緒
福 隱 而 事 不 稱 情
Phụ vong nhi sự vô đầu tự
Phúc ẩn nhi sự bất xứng tình
Phụ lâm Không thì việc không đầu mối
Phúc phục thì việc không vừa lòng.
Câu này chỉ nói đến việc công. Xem văn thư thì hào Phụ Mẫu là văn thư. Phàm xem công danh thì việc công, cơ quan đều dùng hào Phụ Mẫu làm đầu mối. Đầu tiên là dựa vào văn thư, tiếp đến mới theo Quan Quỷ, nếu hào văn thư gặp Không vong, sợ việc chưa xác đáng. Cho nên mới bảo : “Phụ Không vong thì việc không có đầu mối”.
Phàm xem việc tư lấy hào Tử Tôn làm thần giải ưu, lại dùng hào Tài làm căn nguyên. Há Tử Tôn phục mà không hiện sao. Cho nên mới bảo:” Phúc Đức ẩn mà việc chẳng vừa lòng”..
  1. 鬼 雖 禍 災 伏 猶 無 氣
Quỷ tuy là tai hoạ, phục thì vô khí.
Hào Quan Quỷ tuy bảo là thần sát về tai hoạ, nhưng trong sáu hào của quẻ không thể không có, nên xuất hiện mà an tĩnh, không nên phục tàng. Nếu phục thì trong quẻ vô khí. Vả lại hào Quan đó cũng là nơi dựa khi xem mọi chuyện, tức cũng cần. Như xem về quan chức thì Quan là Dụng thần; xem văn thư thì Quan là Nguyên thần; xem kiện tụng thì Quan là quan lại; xem bệnh tật thì Quan là bệnh; xem trộm cướp thì Quan là trộm cướp; xem việc quái dị thì Quan là quái dị; xem về tiền bạc nếu không có hào Quan sợ Huynh Đệ nắm quyền khó tránh tổn hại.
  1. 子 雖 福 德 多 反 無 功
Tử tuy là phúc đức, bị khắc nhiều thì vô ích.
“Đa”” là xuất hiện nhiều, “Phản” là chịu khắc. Chỉ xem công danh thì Tử Tôn là ác sát. Ngoài ra đều lấy Tử Tôn làm thần phúc đức. Như xem thuốc men đều lấy Tử Tôn làm Dụng thần, nếu trong quẻ xuất hiện nhiều hào Tử Tôn thì dùng thuốc lộn xộn, có uống cũng vô ích. Như xem cầu tài gặp hào Tử Tôn bị tương, không chỉ không lợi sợ còn bị hao vốn.
  1. 究 夫 母 推 為 體 統
財 乃 祿 神 ,子 為 福 德
兄 弟 交 重 必 至 ,凡 謀 多 阻 滯
Cứu Phụ Mẫu suy vi thể thống
Luận Quan Quỷ đoán tác hoạ ương
Tài nãi lộc thần, Tử vi phúc đức
Huynh Đệ giao trùng tất chí, phàm mưu đa trở trệ.
Xét Phụ Mẫu suy được thể thống
Luận Quan Quỷ đoán được hoa tai.
Tài là lộc thần , Tử là phúc đức
Huynh Đệ động tất mưu sự nhiều trở ngạ.)
Ở đây tuy nói đại lược về năm loại[13], nhưng cũng có phân ra để mà dùng. Giả như xem chung thân, lấy hào Phụ Mẫu để luận xuất thân, nếu gặp Quý Nhân mà có sát, tức hậu duệ của nhà quan lại, nếu bị hình hại vô khí là con nhà nghèo hèn. Giả như xem về tai hoạ nên xem Quan Quỷ lâm vào loại thú nào, nếu ở Huyền vũ thì hoạ về đạo tặc. Tài là thực lộc của người ta, cho nên gọi là lộc thần; Tử Tôn có thể giải ưu khắc Quan Quỷ cho nêngọi là phúc đức. Huynh Đệ là ngang hàng với ta mà lấn Tài, động thì khắc Tài mà tranh đoạt , cho nên mới bảo :”mưu sự nhiều trở ngại”.
64.卦 摊 重 疊 須 知 事 體 兩 交 關
Quái thân trùng điệp, tu tri sự thể lưỡng giao quan
Quái thân trùng điệp, nên biết sự việc có liên quan đến hai nơi.
Quái thân là Nguyệt quái thân, phép khởi là “Thế dương khởi từ tháng Tí, Thế âm khởi từ tháng Ngọ” Cần phải luận rõ câu này. Phàm hào Quái thân là thể của sự việc cần xem. Nếu trong quẻ có đến hai hào xuất hiện, tức là việc có kết hợp, hoặc sự việc liên quan đến hai nơi. Nếu ở Huynh Đệ tất cùng mưu sự với người, Huynh Đệ khắc Thế, hoặc lâm Quan Quỷ phát động tất có người tranh giành việc này.
Trong quẻ không xuất hiện Quái thân, việc chưa định hướng; xuất hiện sinh Thế, trì Thế, hợp Thế thì sự việc đã định. Quái thân nên xuất hiện mà không nên động, động thì phòng có biến đổi, nếu biến hoại thì việc sẽ biến hoại. Nếu trì Thế thì biết việc này mình có thể điều động. Nếu Quái thân lâm Ứng thì việc này quyền bính ở người, hoặc do hào khác động biến thành tức biết người liên quan hào này cũng thuộc vào việc đó. Như Tử Tôn là tăng đạo hoặc bọn cháu chắt chẳng hạn, hoặc phục ở dưới hào khác cũng như theo vậy mà suy đoán.
Nếu sáu hào cùng Phi hào, Biến hào, Phục thần đều không có Quái thân, thì việc ấy chưa chắc, ở Không vong, Mộ, Tuyệt thì việc khó thành. Đại để Quái thân dùng để xem sự thể, không thể lầm là để xem thân mệnh, như xem tướng mạo xấu đẹp thì xem Quái thân có thể biết.
Phàm gặp Thân khắc Thế thì sự việc tìm tới ta là tốt, Thế khắc Thân thì hung. Nếu được hào Thân sinh hợp hào Thế lại càng tốt.
  1. 虎 興 而 遇 吉 神 不 害 其 為 吉
疾 病 大 宜 天 喜 若 臨 凶 煞 必 生 悲
出 行 最 怕 往 亡 如 係 吉 神 終 獲 利
是 故 吉 凶 神 煞 之 多 端 何 如 生 剋 制 化 之 一 理
Hổ hưng nhi ngộ cát thần bất hại, kỳ vi cát.
Long động nhi phùng hung diệu nan yểm, kỳ vi hung.
Huyền Vũ chủ đạo tặc chi sự. diệc tất Quan hào.
Chu Tước bổn khẩu thiệt chi thần, nhiên tu Huynh Đệ
Tật bệnh đại nghi Thiên Hỷ, nhược lâm hung sát tất sinh bi.
Xuất hành tối phạ Vãng vong, như hệ cát thần chung hoạch lợi
Thị cố cát hung thần sát chi đa đoan, hà như sinh khắc chế hoá chi nhât lý.
Hổ động mà gặp cát thần chẳng hại, mà là tốt
Long động mà gặp sao hung khó tránh, ấy là hung.
Huyền Vũ chủ việ đạo tặc không nên ở hào Quan,
Chu Tước vốn thần khẩu thiệt nhưng không nên ở Huynh Đệ
Tật bệnh rất nên có Thiên Hỷ, nếu lâm hung sát tất sinh đau buồn.
Xuất hành rất sợ Vãng Vong , nếu gặp cát thần cuối cùng được lợi.
Cho nênThần sát cát hoặc hung tuy quá nhiều, đâu bằng một lý sinh khắc chế hoá.
Đại để Bốc dịch nên đinh Ngũ hành của Lục thân , không thể dùng thần sát lộn xộn để đoán. Vốn Thần sát ở sách xưa đến lúc Kinh Phòng tiên sinh làm Dịch, để lại quá nhiều sao hung cát làm mê hoặc người học về sau, đại loại như Thiên Hỷ, Vãng Vong, Đại Sát, Đại Bạch Hổ. Nay người đời lấy làm tông chỉ, không gì là không tin. Nhưng thần sát quá nhiều, há có thể dùng được sao. Với phép dùng Lục thú mà nói, chẳng ai không lấy Thanh Long làm tốt, Bạch Hổ làm hung, thấy Chu Tước cho là khẩu thiệt, thấy Huyền Vũ cho là đạo tặc, không phân biệt lầm trì Dụng thần, Nguyên thần, Kỵ thần hay Cừu thần, đại khái lấy tinh chất của Lục thú để đoán mà thôi , làm mất diệu chỉ của tiên thiên. Chẳng lẽ Bạch Hổ động chắc chắn là hung, nếu lâm vào hào thích ứng để sinh phù củng hợp với Thế thân , thì có gì hại đến ta, cho nên bảo là hung mà chẳng hại, ấy là tốt.
Thanh Long động vốn là tốt, nếu lâm vào hào kỵ, hình xung khắc hại Dụng thàn, thì có ích gì cho việc. Cho nên bảo là tốt mà chẳng ngăn được hung.
Chu Tước tuy chủ khẩu thiệt nhưng chẳng phải Huynh Đệ tính lâm, tất không thể thành khẩu thiệt.
Huyền Vũ tuy chủ đọ tặc, nếu không phải là hào Quan tính lâm, thì không gọi là đạo tặc.
Vốn Lục thù dựa vào sinh khắc ngũ hành của Lục thân.
Lại như Thiên Hỷ là cát tinh, xem bệnh mà gặp, tuy đại lợi nhưng hung hiểm, lại không đoán chết , là cớ nhớ Thiên Hỷ; nếu lâm vào Kỵ thàn, thì ta lấy làm buồn mà chẳng lấy làm vui. Vãng Vong là hung sát, xuất hành mà gặp tuy đại tượng cát lợi, lại đoán hung , vì cớ là thần chết.
Nếu lâm vào hào ưa thích động mà sinh phù củng hợp với Thế thân Dụng thần, ta tất lấy làm lợi mà không cho là hại. Vì quyền của Thần sát là nhẹ mà quyền của Ngũ hành là nặng. Do vậy mà xem, gặp cát thì cát, gặp hung thì hung, do ở Ngũ hành mà không do ở Thần sát, nghiệm ở lý mà không nghiệm ở sát, hà tất phải theo thuyết ảo vọng đó. Nếu không thi ta quá lẫn lộn, đã hại lý lẽ mà loạn nhân tâm, há làm sao có thể chắc đúng được.
Thần sát vốn không bằng chứng,chỉ khiến việc đoán dịch rẽ ra nhiều lối, mà khônoáonr thoả bằng lẽ sinh khắc chế hoá, đã sáng tỏ lý lẽ mà linh động, rành mạch mà chẳng mê hoặc. Lục thân là cái gốc, Lục thú là cái ngọn. Đến nhưấcc cát thân hung sát như Thiên Hỷ, Thiên Y, Tang xa đều là từ ngọn này đến ngọn khác, muốn dùng thì chỉ có Lục Thú là được. Tức trọng ở gốc mà nhẹ ở ngọn vậy. Nhưng Lục thú chỉ có thể suy tính tình, hình trạng, còn như cát hung đắc thất, lấy sinh khắc của Lục thân làm chủ. Học như vậy thì gốc ngọn đều đầy đủkhông mất diệu chỉ, mà từ một lẽ có thể thông suốt hết.
  1. 嗚 呼 卜 易 者 知 前 則 易
Than ôi ! Người bói dịch trước hết phải biết thông biến.
Người đời bói dịch đều câu nệ vào cổ pháp, người biết biến thông hiếm có. Cho nên gặp Long, Hổ thì đoán vui buồn, thuỷ hoả thì đoán mưa tạnh, Không vong thì cho là hung, Nguyệt phá thì bảo vô dụng, Thân thì cho là mình, Ứng hào thì cho là người. Phàm loại như thế khó nêu lên cho hết. Lưu Bá Ôn tiên sinh viết sách này, dùng cái hay của lý lẽ mà bỏ cái hẹp hòi của ý nghĩa, tỏ rõ cái tối tăm xưa , định lại cho đúng sai lầm ngày nay. Người đời chấp mê vào cổ pháp chẳng ai là không lấy đó mà lý giải. Người có chí với thuật này nên xét những điều nói trên, thì tự biết linh động.
67.求 占 者 鑑 後 則 靈
Cầu chiêm giả giám hậu tắc linh
(Người cầu bói phải xem xét sau đó mới linh)
Người đoán dịch đương nhiên phải thông biến, mà người cầu bói cũng không thể không biết đạo về bói. Đấy là thành tâm.
  1. 筮 必 誠 心
(Bói phệ phải thành tâm)
Thánh nhân làm Dịch ca ngợi thần minh, vì đem đạo hợp với trời đất. Cho nên phàm bói Dịch, tất cần chân thành kính cẩn, hết lòng mà cầu, tất cát hung hoạ phúc không gì là không nghiệm. Ngày nay người cầu bói đông, mà cử chỉ chẳng nghiêm trang, ăn mặc bê bối, thậm chí có người chẳng thắp nhang, chẳng rửa tay. Lại có người giàu có tự kiêu, sai gia nhân xem bói thay mình, hoặc nhờ thân hữu đi coi giúp, mà không biết mình tuy phát tâm xem mà người đi thay tâm chưa kính. Cẩu thả như thế mà muốn cầu thần minh cảm ứng sao, há không thân trọng ư ?
69.何 妨 子 日
Hà phương Tí nhật
Ngày Tí có hại gì.
Trong sách lịch âm dương có câu “Tí bất vấn quái” (Tí chẳng xem bói). Cho nên người đời nay phần lớn kỵ ngày Tí. Lưu quốc sư nói : Việc ứng hung cát đều do cảm của thần minh. Thần minh không lúc nào không có, không lúc nào không cảm. Cảm được với thần minh thì không lúc nào không nghiệm. Cho nên phàm bói Dịch do ltại người có lòng thành hay không, chẳng do tại ngày Tí hay không phải ngày Tí.
Toàn chương trên đây trình bày chung phép đoán Dịch, là chương nói nhứng nét chính yếu. Không theo như thế thì mọi việc khó quyết. Người có chí trước hết đọc chương này, nêu có thể suy đi nghĩ lại mãi, đọc kỹ chú thích tất rõ lý lẽ, thì mọi điều mọi việc xảy ra đều có thể lý giải. Nào có gì hơn được Bốc dịch .
[1] Nguyên văn là “lệnh” tức nắm quyền. Như hào Mộc được xem vào mùa xuân chẳng hạn.
[2] Kim Cốc là tên vườn hoa của Thạch Sùng thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Thạch Sung là người kinh doanh giàu có đời Tấn.
[3] Đây là chú thích của Vương Hồng Tự trong tác phẩm này, một số tác phẩm khác không coi trọng Quái Thân, cho Thân ở đây chỉ là Thế mà thôi. Và không chỉ ở câu này mà còn ở nhiều câu phú khác nữa.
[4] Xem phần Tam hình ở chương cơ bản.
[5] Chỉ các tháng Quí xuân, Quí hạ, quí thu và Quí đông (tháng ba, sáu, chín và chạp)
[6] Tự vốn nghĩa là “chữ”, ở đây chỉ Địa chi an ở trong quẻ. Câu này đề cập đến trường hợp Nhật thần có cùng Địa chi với hào trong quẻ.
[7] Dùng theo ý của tác giả : Tính là Nhật thần lâm tại hào này, Dẫn là củng phù. Như vậy thì trái với ý ở trước là hào này bị Nhật Nguyệt khắc thương.
[8] Luận với Kỵ thần lâmThế không hoàn toàn đúng như vậy. Nếu Thế vượng dù trì Kỵ thần, xem cho mình thì mọi việc cũng không thể xấu được
[9] Từ này dùng rất phổ biến trong các môn Thuật số, có thể dùng để chỉ các tinh tú, can chi, ngày tháng, các hào trong quẻ…. ở đây nói đến 12 giai đoạn của ngũ hành.
[10] Câu này giảng không rõ. Khi Dụng thần trùng điệp tức xuát hiện quá nhiều trong quẻ. Như Dụng thần thuộc Thuỷ, mà trong quẻ có quá nhiều hào Thuỷ. Muốn Dụng thần có tác dụng thì phải đợi đến lúc Dụng thần nhập Mộ. Nếu là Dụng thần thuộc Thuỷ như trên thì phải đợi đến Thìn là Mộ khố của Thuỷ.
[11] Dùng thuật ngữ ở câu 32. Vật ở đây chỉ hào động
[12] Trị nhật ngày mang địa chi của hào. Như hào Dần lâm Không thì đợi hết tuấn sang đến ngày Dần.
[13] Tức lục thân gồm 5 loại Phụ Mẫu, Quan Quỷ, Tử Tôn, Thê Tài, Huynh Đệ, nếu thêm Ta vào thì thành 6.
  1. CHƯ HÀO TRÌ THẾ QUYẾT 諸 爻 持 世 訣
世 爻 旺 相 最 為 強
作 事 亨 通 大 吉 昌
謀 望 諸 般 皆 遂 意
用 神 生 合 妙 難 量
旬 空 月 破 逢 非 吉
剋 害 刑 冲 遇 不 良
Thế hào vượng tướng tối vi cường.
Tác sự hanh thông đại cát xương.
Mưu vọng chư ban giai toại ý,
Dụng thần sinh hợp diệu nan lường.
Tuần Không, Nguyệt phá phùng phi cát,
Khắc hại hình xung ngộ bất lương.
Thế hào vượng tướng là hết sức mạnh mẽ,
Công việc hanh thông quá tốt lành
Mưu cầu mọi việc đều như ý,
Nếu được Dụng thần sinh hợp là đẹp khó lường
Gặp Tuần không, Nguyệt phá chẳng phải tốt
Chịu khắc hại hình xung thì chẳng hay.
父 母 持 世 主 身 勞
求 嗣 妾 眾 也 難 招
官 動 財安 宜 赴 試
財 摇 謀 利 莫 心 焦
占 身 財 動 無 賢 父
又 恐 區 區 壽 不 高
Phụ mẫu trì Thế chủ thân lao,
Cầu tự thiếp chúng dã nan chiêu
Quan động Tài an nghi phó thí
Tài diêu mưu lợi mạc tâm tiêu.
Chiêm thân Tài động vô hiền phụ,
Hựu khủng khu khu thọ bất cao.
Thế trì Phụ mẫu chủ thân vất vả,
Dù hầu thiếp có đông, cầu con cũng khó.
Quan động, Tài an tĩnh nên đi thi,
Tài động thì chớ buồn về mưu lợi,
Xem thân mệnh mà Tài động thì không có cha hiền,
Lại sợ ngắn ngủi thọ chẳng cao.
子 身 持 世 事 無 憂
求 名 切 忌 坐 當 頭
避 亂 許 安 失 可 得
官 訟 從 今 了 便 休
有 生 無 剋 諸 般 吉
有 剋 無 生 反 見 愁 .
Tử tôn trì Thế sự vô ưu
Cầu danh thiết kỵ toạ đương đầu.
Tị loạn hứa an thất khả đắc,
Quan tụng tòng kim liễu tiện hưu.
Hữu sinh vô khắc chư ban cát,
Hữu khắc vô sinh phản kiến sầu.
Tử tôn trì Thế việc chẳng lo,
Nhưng cầu danh gặp phải thì rất kỵ
Tị loạn chắc yên, mát của lại được,
Kiện tụng từ nay liền chấm dứt.
Nếu Thế được sinh không khắc mọi việc tốt,
Hữu khắc không sinh ngược lại là lo buồn.
鬼 爻 持 世 事 難 安
占 身 不 病 也 遭 官
財 物 時 時 憂 失 脫
功 名 最 喜 世 當 權
入 墓 愁 疑 無 散 日
逢 冲 轉 禍 變 成 歡
Quỷ hào trì Thế sự nan an,
Chiêm thân bất bệnh dã tao quan,
Tài vật thời thời ưu thất thoát,
Công danh tối hỉ Thế đương quyền
Nhập Mộ sầu nghi vô tán nhật,
Phùng xung chuyển hoạ biến thành hoan.
Quan Quỷ trì Thế việc chẳng yên,
Khi xem thân chẳng bệnh thì gặp việc quan.
Tài vật thường thường lo mấtmát,
Công danh rất tốt nếu Thế nắm quyền[1]
Nếu nhập Mộ buồn vì không có ngày xung tán,
Nếu gặp ngày xung thì chuyển hoạ biến thành phúc.
財 爻 持 世 益 財 榮
兄 若 搖 重 不 可 逢
更 遇 子 孫 明 暗 動
利 身 剋 父 散 文 風 .
求 官 問 訟 宜 財 托
動 變 兄 官 萬 事 凶
Tài hào trì Thế ích tài vinh,
Huynh nhược dao trùng bất khả phùng,
Cánh ngộ Tử tôn minh ám động,
Lợi thân khắc Phụ tán văn phong.
Cầu quan vấn tụng nghi tài thác,
Động biến Huynh, Quan vạn sự hung.
Tài trì Thế, tiền càng tăng
Không thể gặp hào Huynh dao động.
Lại gặp Tử tôn dù ám động hay minh động,
Lợi thân mà khắc cha, hư văn thư. .
Cầu quan, hỏi kiện nên Tài động,
Nếu Thế động biến Huynh hay Quan mọi sự đều hung.
兄 弟 持 世 莫 求 財
官 興 須 慮 禍 將 來
朱 雀 并 臨 防 口 舌
如 搖 必 定 損 妻 財
父 母 相 生 身 有 壽
化 官 化 鬼 有 奇 灾
Huynh đệ trì Thế mạc cầu tài
Quan hưng tu lự hoạ tương lai.
Chu Tước tính lâm phòng khẩu thiệt,
Như dao tất định tổn Thê tài.
Phụ mẫu tương sinh thân hữu thọ,
Hoá quan hoá Quỷ hữu kỳ tai.
Huynh đệ trì Thế chớ cầu tài,
Quan động nên lo hoạ sắp đến.
Chu Tước cùng đến phòng bị khẩu thiệt,
Nếu động tất hại vợ và tiền.
Được Phụ Mẫu sinh thì được thọ,
Thế động hoá Quan, hoá Quỷ có tai hoạ la lùng.
  1. THẾ ỨNG SINH KHẮC KHÔNG VONG ĐỘNG TĨNH CA 世 應 生 剋 空 亡 動 靜 歌
– Thế và Ứng tương sinh tất cát. Thế Ứng tương khắc tất hung. Thế Ứng tị hoà thì việc trung bình có thể mưu sự tam được.
– Ứng động thì người thay đổi. Ứng lâm Không thì ý người khó cùng. Thế lâm Không, Thế động lòng ta không thích, chỉ e rằng bản thân thay đổi.
III. QUÁI THÂN HỈ KỴ QUYẾT 卦 身 喜 忌 訣
Hỉ và Kỵ của Quái thân
身 臨 福 德 不 見 官
所 憂 必 竟 變 成 歡
目 前 凶 事 終 須 吉
緊 急 還 來 漸 漸 寬
Thân lâm Phúc Đức bất kiến quan
Sở ưu tất cánh biến thành hoan.
Mục tiền hung sự chung tu cát
Khẩn cấp hoàn lai tiệm tiệm khoan.
Thân ở Phúc Đức không gặp quan,
Điều lo tất cuối biến thành vui.
Việc hung trước mắt cuối thành tốt,
Gấp gáp rồi ra thong thả dần
身 臨 原 用 與 青 龍
定 期 喜 事 入 門 中
若 遇 驛 馬 身 爻 動
出 路 求 謀 事 事 通
Thân lâm Nguyên, Dụng dữ Thanh Long,
Định kỳ hỉ sự nhập môn trung.
Nhược ngộ Dịch mã Thân hào động,
Xuất lộ cầu mưu sự sự thông.
Thân ở Nguyên thần, Dụng thần cùng với Thanh Long,
Đúng kỳ việc mừng sẽ đến nơi.
Nếu gặp Dịch mã và Thân hào lại động,
Mưu cầu bên ngoại mọi việc đều hanh thông.
身 爻 切 忌 入 空 亡
作 事 難 成 且 守 常
刑 傷 破 絕 皆 為 忌
勸 君 安 分 守 家 邦
Thân hào thiết kỵ nhập Không vong,
Tác sự nan thành thả thủ thường.
Hình thương, Phá, Tuyệt giai vi kỵ,
Khuyến quân an phận thủ gia bang.
Hào Thân rất kỵ gặp Không vong,
Làm việc chẳng thành nên giữ bình thường.
Hình thương hay Phá, Tuyệt đều là kỵ
Khuyên bạn an phận mà giữ nhà.
  1. PHI PHỤC SINH KHẮC CÁT HUNG CA 飛 伏 生 剋 吉 凶 歌
伏 剋 飛 神 為 出 暴
飛 來 剋 伏 反 傷 身
伏 去 生 飛 名 泄氣
飛 來 生 伏 得 長 生
爻 逢 伏 剋 飛 無 事
用 見 非 傷 伏 不 寧
飛 伏 不 和 為 無 助
伏 藏 出 現 審 來 因
Phục khắc Phi thần vi xuất bộc
Phi lai khắc Phục phản thương thân
Phục khứ sinh Phi danh tiết khí
Phi lai sinh Phục đắc trường sinh
Hào phùng Phục khắc Phi vô sự
Dụng kiến Phi thương Phục bất ninh.
Phi Phục bất hoà vi vô trợ,
Phục tàng xuất hiện thẩm lai nhân.
Phục khắc Phi ấy là xuất lộ được,
Phi mà khắc Phục thì ngược lại hại mình[2]
Phục lại đi sinh Phi thì gọi là tiết khí,
Phi lại sinh Phục thì được trường sinh.
Quẻ gặp Phục khắc Phi thì vô sự,
Mà khi gặp Phi khắc hại Phục thì chẳng yên.
Phi Phục bất hoà là không được trợ giúp
Phục thì ẩn giấu phải xem xét mới rõ lúc nào xuất hiện.
  1. ĐOÁN DỊCH VẬT NỆ THẦN SÁT 斷 易 勿 泥 神 煞
易 卦 陰 陽 在 變 通
五 行 生 剋 妙 無 窮
時 人 須 辨 陰 陽 理
神 煞 休 將 定 吉 凶
Dịch quái âm dương tại biến thông
Ngũ hành sinh khắc diệu vô cùng.
Thời nhân tu biện âm dương lý
Thần sát hưu tương định cát hung
Xem quẻ Dịch phải thông biến về âm dương,
Sinh khắc của ngũ hành vô cùng thần diệu.
Người xem cần biện lý âm dương,
Đừng dùng Thần Sát định cát hung.
  1. HÀO AN TĨNH QUYẾT 爻 安 靜 訣
Quẻ gặp 6 hào đều an tinh thì nên xem Dụng thần và Nhật thần. Nhật thần khắc hoặc hình Dụng thần,làm việc cần thận trọng, lại suy xét về Thế và Ứng . Chớ thêm Kỵ thần xuất hiện vì càng kỵ, Nếu Thế ứng ở Dụng thần hoặc Nguyên thần mọi việc đương nhiên thịnh vượng.
VII. LỤC HÀO LOẠN ĐỘNG QUYẾT 六 爻 亂 動 訣
Lục hào loạn động
六 爻 亂 動 事 難 明
須 向 宮 中 看 用 神
用 若 休 囚 遭 剋 害
須 知 此 事 費 精 神
Lục hào loạn động sự nan minh
Tu hướng cung trung khán Dụng thần.
Dụng nhược hưu tù tao khắc hại,
Tu tri thử sự phí tinh thần.
Lục hào loạn động việc khó biết rõ ràng,
Nên xem Dụng thần ở trong quẻ,
Nếu Dụng thần hưu tù hoặc bị khắc hại,
Thì phải biết việc này chỉ tổn phí tinh thần.
VIII.KỴ THẦN CA 忌 神 歌
看 卦 先 須 看 忌 神
忌 神 宜 靜 不 宜 興
忌 神 急 要 逢 傷 剋
若 遇 生 扶 用 受 刑
Khán quái tiên tu khán Kỵ thần,
Kỵ thàn nghi tĩnh bất nghi hưng.
Kỵ thàn cấp yếu phùng thương khăc
Nhược ngộ sinh phù Dụng thụ hình.
Xem quẻ trước tiên nên xem Kỵ thần,
Kỵ thần cần yĩnh không nên động.
Kỵ thần cần nhất phải bị hình khắc,
Nếu được sinh phù thì Dụng thần bị hình khắc.
  1. NGUYÊN THẦN CA
用 伏 藏 兮 也 不 妨
須 要 生 扶 兼 旺 相
最 嫌 化 剋 及 逢 傷
Nguyên thần phát động chí dương dương
Dụng phục tàng hề dã bất phương.
Tu yếu sinh phù kiêm vượng tướng,
Tối hiềm hoá khắc cập phùng thương.
Nguyên thần phát động chí phấn chấn,
Dụng thần có phục cũng chẳng hại gì,
Nguyên thần cần được sinh phù và vương tướng
Ngại nhất là hoá hồi đầu khắc cùng bị khắc thương.
  1. DỤNG THẦN BẤT THƯỢNG QUÁI QUYẾT 用 神 不 上 卦 訣
就 將 首 卦 六 親 攻
動 爻 生 用 終 須 吉
若 遇 交 重 剋 用 凶
Chánh quái như vô biến hựu vô
Tựu tương thủ quái lục thân công.
Động hào sinh Dụng chung tu cát
Nhược ngộ giao trùng khắc Dụng hung.
Chánh quái nếu không có Dụng thần, biến quái cũng không.
Thì đem quẻ đầu (của mỗi cung) mà tìm ở lục thần,
Nếu động hào sinh Dụng thần thì cuối cùng cũng tốt,
Nếu động hào khắc Dụng thần thi hung
  1. DỤNG THẦN KHÔNG VONG QUYẾT 用 神 空 亡 訣
發 動 逢 冲 不 謂 空
靜 空 遇 剋 却 為 空
忌 神 最 喜 逢 空 吉
用 與 原 神 不 可 空
Phát động phùng xung bất vị Không
Tĩnh không ngộ khắc khước vi không.
Kỵ thần tối hỉ phùng Không cát,
Dụng dữ Nguyên thần bất khả Không.
Hào lâm Không mà phát động chảng gọi là Không,
Hào tĩnh bị khắc lâm Không mới là Không.
Mừng được Kỵ thần lâm Không vì thế là tốt,
Còn Dụng thần và Nguyên thần không thể lâm Không.
春 土 夏 金 秋 樹 木
三 冬 逢 火 是 真 空
旬 空 又 值 真 空 象
再 遇 爻 傷 到 底 空
Xuân Thổ Hạ Kim Thu thụ Mộc
Tam Đông phùng Hoả thị chân Không.
Tuần không hựu trị chân không tượng,
Tái ngộ hào thương, đáo để Không.
Hào Thổ vào Xuân, hào Kim vào Hạ, hào Mộc vào Thu
Hào Hoả trong ba tháng đông gặp Không mới thật là Không.
Tuần không lại trị ở hào là tượng chân không,
Hào lại bị thương khắc cuối cùng sẽ là Không.
XII. DỤNG THẦN PHÁT ĐỘNG QUYẾT 用 神 發 動 訣
用 爻 發 動 在 宮 中
縱 值 休 囚 亦 不 凶
更 得 生 扶 兼 旺 相
管 教 作 事 永 亨 通
Dụng hào phát động tại cung trung,
Túng trị hưu tù diệc bất hung.
Cánh đắc sinh phù kiêm vượng tướng,
Quản giao tác sự vĩnh hanh thông.
Trong quẻ Dụng thần phát động,
Nếu có hưu tù cũng không hung,
Nếu được sinh phù cùng vượng tướng,
Khiến công việc mãi được hanh thông.
XIII. NHẬT THÀN QUYẾT 日 辰 訣
看 卦 先須 看 日 辰
日 辰 剋 用 不 堪 親
日 辰 與 用 相 生 合
作 事 何 愁 不 趁 心 .
Khán quái tiên tu khán Nhật thần,
Nhật thần khắc Dụng bất kham thân,
Nhật thần dữ Dụng tương sinh hợp,
Tác sự hà sầu bất sấn tâm.
Xem quẻ trước tiên nên xem Nhật thần,
Không nên có Nhật thần khắc Dụng thần.
Nhật thần nếu sinh hợp với Dụng thần,
Thì làm việc gì cũng vừa lòng.
XIV. LỤC THÂN PHÁT ĐỘNG QUYẾT 六 坍 發 動 訣
父 動 當 頭 剋 子 孫
病 人 無 藥 主 昏 沈
姻 親 子 息 應 難 得
買 賣 勞 心 利 不 存
觀 望 行 人 書 信 動
論 官 下 狀 理 先 分
士 人 科 舉 登 金 榜
失 物 逃 亡 要 訴 論
Phụ động đương đầu khắc Tử tôn,
Bệnh nhân vô dược chủ hôn trầm.
Nhân thân tử tức ứng nan đắc,
Mãi mại lao tâm lơi bất tồn.
Quan vọng hành nhân thư tín động,
Luận quan hạ trạng lý tiên phân.
Sĩ nhân khoa cử đăng kim bảng,
Thất vật đào vong yếu tố luân.
Phụ hào động trước hết là khắc Tử tôn,
Xem bệnh thì không có thuốc chửa, chủ hôn mê
Hôn nhân và cầu con khó thành tựu,
Buôn bán vất vả mà chẳng có lợi.
Mong người đi xa thì có thư tín,
Về quan sự trước hết phải phân luận định các lý,
Người đi thi thì có tên ở bảng vàng.
Xem về mất đồ vật và xem việc bỏ trốn cần nên luận rõ.
子 孫 發 動傷 官 鬼
占 病 求 醫 身 便 痊
行 人 買 賣 身 康 泰
婚 姻 喜 美 是 前 緣
產 婦 當 生 子 易 養
詞 訟 私 和 不 到 官
謁 貴 求 名 休 進 用
勸 君 守 分 聽 乎 天
Tử tôn phát động thương Quan quỷ.
Chiêm bệnh cầu y thân tiện thuyên,
Hành nhân mãi mại thân khang thái,
Hôn nhân hỉ mỹ thị tiền duyên
Sản phụ đương sinh tử dưỡng
Từ tụng tư hoà bất đáo quan.
Yết quí cầu danh hưu tiện tiến,
Khuyến quân thủ phận thính hồ thiên.
Tử tôn động thì khắc Quan quỷ,
Xem bệnh, mời thầy thuốc thì bệnh sẽ lành.
Xem người đi xa, buôn bán thì mạnh khoẻ thông suốt
Hôn nhân vui vẻ, tốt đẹp vốn có tiền duyên.
Xem sản phụ thì sinh con dễ nuôi,
Kiện tụng thì hoà khỏi phải lên quan.
Yết kiến quí nhân, cầu chức vị thì chớ tiến hành,
Khuyên bạn nên thủ phận, theo mệnh trời.
官 鬼 從 來 剋 兄 弟
婚 姻 未 就 生 疑 滯
病 困 門 庭 禍 崇 來
耕 種 蠶 桑 皆 不 利
出 外 逃 亡 定 見 灾
詞 訟 官 非 有 囚 繫
買 賣 財 輕 賭 博 输
失 脫 難 尋 多 暗 昧
Quan quỷ tòng lai khắc Huynh đệ
Hôn nhân vị tựu sinh nghi trệ.
Bênh khốn môn đình hoạ sùng lai
Canh chủng tàm tang giai bất lợi.
Xuất ngoại đào vong định kiến tai.
Từ tụng, quan phi hữu tù hệ
Mãi mại tài khinh đổ bát thâu.
Thất vật nan tầm đa ám muội.
Quan quỷ xưa nay khắc Huynh đệ,
Hôn nhân chưa thành nhiều cản trở,
Bệnh thì nguy mà hoạ đến nhà.
Trồng cày dâu tằm đều không lợi,
Đi xa, bỏ trốn gặp tai ương.
Kiện tụng, phạm việc quan khiến tù tội.
Buôn bán lợi ít mà đánh bạc tất thua
Mất vật khó tìm mà lắm nghi ngờ.
財 爻 發 動 剋 文 書
應 舉 求 名 總 是 虛
將 本 經 營 為 大 吉
親 姻 如 意 樂 無 虞
行 人 在 外 身 將 動
產 婦 求 神 易 脫 除
失 物 靜 安 家 未 出
病 人 傷 胃 更 傷 脾
Tài hào phát động khắc văn thư,
Ứng cử cầu danh tổng thị hư.
Tương bỏn kinh doanh vi đại cát,
Thân nhân như ý lạc vô ngu.
Hành nhân tại ngoại thân tương động,
Sản phụ cầu thần dị thoát trừ
Thất vật tĩnh an gia vị xuất,
Bệnh nhân thương vị cánh thương tì.
Tài hào động khắc Văn thư
Thi cử, cầu danh đều vô ích,
Đem vốn kinh doanh thì rất tốt,
Hôn nhân như ý chảng gì lo.
Xem người đi xa thì sắp di chuyển,
Sản phụ cầu thần thì đễ qua khỏi,
Mất vật thì vật còn trong nhà chưa đem ra ngoài,
Xem bệnh thì đau dạ dày và đau tì.
兄 弟 交 重 剋 了 財
病 人 難 愈 未 離 灾
應 舉 奪 標 為 忌 客 ,
官 非 陰 賊 耗 錢 財
若 帶 吉 神 為 有 助
出 路 行 人 便 未 來
貨 物 經 商 消 折 本
買 婢 求 妻 事 不 諧
Huynh đệ giao trùng khắc liễu Tài,
Bệnh nhân nan dũ vị li tai.
Ứng cử đoạt tiêu vi kỵ khách,
Quan phi âm tặc hao tiền tài.
Nhược đới cát thần vi hưu trợ,
Xuất lộ hành nhân tiện vị lai
Hoá vật kinh thương tiêu chiết bổn
Mãi tì cầu thê sự bất hài.
Huynh đệ động là khắc Thê tài,
Người bệnh khó lành chưa thoát khỏi tai hoạ.
Thi cử. cầu danh thì Huynh là kỵ khách,
Việc quan và trộm cưpứ khiến hao tiền.
Nếu có cát thần thì được giúp,
Người đi xa đã lên đường mà chưa đến,
Buôn bán kinh doanh hao tiền vốn,
Mua tì, kiếm vợ việc không vui.
  1. LỤC THÂN BIẾN HOÁ CA 六 親 變 化 歌
– Tử Tôn hoá Thoái thần thì người và tiền không vừa ý; hoá Phụ hao phá ruộng vườn; hoá Thê lợi ích gấp bội;hoá Quan lo âu sinh sản; hoá Huynh là được sinh.
– Quan Quỷ hoá Tiến thần cầu quan nhanh chóng; hoá Tài xem bệnh sẽ hung; hoá Phụ được văn thư; hoá Tử thì hại công danh; hoá Huynh thì nhà không hoà thuận.
– Thê tài hoá Tiến thần thì tiền của đến nhà; hoá quan nhiêu âu lo; hoá Tử thì vui vẻ; hoá Phụ hợp gia trường; hoá Huynh chủ phá tài.
– Huynh đệ hoá Thoái thần, xem gì cũng chẳng kỵ; hoá Phụ thì nộ bộc tì thiếp có hại; hoá Tài thì tiền chưa được; hoá Quan anh em gặp tai ương; hoá Tử thì như ý.
XVI. LỤC THÚ CA ĐOÁN 六 獸 歌 斷
發 動 青 龍 附 用 通
進 財 進 禄 福 無 窮
臨 仇 遇 忌 都 無 益
酒 色 成 災 在 此 中
Phát động Thanh Long phụ Dụng thông,
Tiến tài tiến lộc phúc vô cùng.
Lâm Cừu ngộ Kỵ đô vô ích
Tửu sắc thành tai tại thử trung.
Thanh Long động trợ giúp Dụng thần.
Khiên tài lộc tăng tiến phúc vô cùng.
Nếu Thanh Long ở Cừu thần và Kỵ thần thì vô ích,
Chỉ tạo ra vì tửu sắc mà gây tai hoạ.
朱 雀 交 重 文 印 旺
煞 神 相 併 漫 勞 功
是 非 口 舌 皆 因 此
動 出 生 身 卻 利 公
Chu Tước giao trùng văn ấn vượng
Sát thần tương tính mạn lao công
Thị phi khẩu thiệt giai nhân thử,
Động xuất sinh thân khước lợi công.
Chu Tước động thì vượng về văn thư,
Sát thần lại hợp cùng thì nhọc sức nhiều.
Thị phi khẩu thiệt đều từ đó,
Nếu động mà sinh Thân thì ích lợi cho mình.
勾 陳 發 動 憂 田 土
累 歲 迍 邅 為 忌 逢
生 用 有 情 方 是 吉
若 然 安 靜 不 迷 蒙
Câu Trần phát động ưu điền thổ
Luỹ tuế truân chiên vị Kỵ phùng.
Sinh Dụng hữu tình phương thị cát
Nhược nhiên an tĩnh bất mê mông.
Câu Trần động có lo âu về ruộng đất,
Nếu ở Kỵ thần là nhiều năm truân chiên.
Nếu sinh Dụng thầnmới là tốt,
Còn như an tĩnh thì không xấu xa gì.
螣 蛇 鬼 剋 憂 縈 絆
怪 夢 陰 魔 暗 裏 攻
持 木 落 空 休 道 吉
逢 冲 之 日 莫 逃 凶
Đằng Xà Quỷ khắc ưu oanh bạn
Quái mộng âm ma ám lý công.
Trì mộc lạc Không hưu đạo cát,
Phùng xung chi nhật mạc đào hung.
Đằng xà ở Quan quỷ mà khắc thì âu lo ràng buộc,
Mộng lạ âm ma ngầm phá rối.
Nếu ở Mộc hào gặp Không thì đừng bảo là tốt
Vì gặp ngày xung thì chẳng tránh được hung tai.
白 虎 交 重 喪 惡 事
官 司 病 患 必 成 凶
持 金 動 剋 妨 人 口
遇 火 生 身 便 不 同
Bạch Hổ giao trùng tang ác sự,
Quan ti bệnh hoạn tất thành hung.
Trì kim động khắc phương nhân khẩu,
Ngộ hoả sinh Thân tiện bất đồng.
Bạch Hổ động thì có việc tang và xấu,
Thành hung vì việc quan và bênh hoạn
Ở hào Kim mà động thì khắc hại nhân khẩu.
Nếu ở hào Hoả mà sinh Thân thì chẳng như nói trên.
玄 武 動 交 多 暗 昧
若 臨 官 鬼 賊 交 攻
有 情 生 世 邪 無 犯
仇 忌 臨 之 姦 盜 凶
Huyền Vũ động giao đa ám muội,
Nhược lâm Quan quỷ tặc giao công.
Hữu tình sinh Thế tà vô phạm
Cừu, Kỵ lâm chi gian đạo hung.
Huyền Vũ động thì nhiều ám muội
Nếu ở hào Quan thì giặc tấn công.
Nếu sinh Thế thì tà chẳng phạm được,
Huyền Vũ ở Cừu thần, Kỵ thần thì tai ương về trộm gian.
XVII. QUÁI TƯƠNG PHỐI 卦 相 配
– Càn là lão phụ (thuộc dương)
– Khôn là lão mẫu (thuộc âm)
– Chấn là trưởng nam (thuộc dương)
– Tốn là trưởng nữ (thuộc âm)
– Khám là trung nam (thuộc dương)
– Li là trung nữ (thuộc âm)
– Cấn là thiếu nam (thuộc dương)
– Đoài là thiếu nữ (thuộc âm)
XVIII. LỤC GIÁP TUẦN KHÔNG KHỞI LỆ 六 甲 旬 空 起 例
Tuần Không ở Lục Giáp
– Trong tuần Giáp Tí : Tuần Không ở Tuất và Hợi
– Trong tuần Giáp Dần: Tuần Không ở Tí,và Sửu
– Trong tuần Giáp Thìn: Tuần Không ở Dần và Mão
– Trong tuần Giáp Ngọ: Tuần Không ở Thìn và Tị
– Trong tuần Giáp Thân: Tuần Không ở Ngọ và Mùi
– Trong tuần Giáp Tuất: Tuần Không ở Thân và Dậu
Tuần Giáp Tí gồm 10 ngày từ Giáp Tí đến Quí Dậu, trong tuần này không có Địa chi Tuất và Hợi,cho nên gọi Tuất và Hợi là lâm Không. Tương tự tuần từ Giáp Dần đến Quí Hợi, không có ngày Tí và Sửu nên Tí và Sửu lâm Không. Các tuần khác phỏng theo như thế.
XIX. NGUYỆT PHÁ ĐỊNH LỆ 月 破 定 例
Lệ Định Nguyệt Phá
– Thàng Giêng , tiết Lập Xuân, kiến Dần , Nguyệt phá là Thân.
– Tháng Hai, tiết Kinh Trập, kiến Mão, Nguyệt phá là Dậu
– Thàng Ba, tiếtThanh Minh, kiến Thìn, Nguyệt phá là Tuất.
– Tháng Tư, tiết Lập Hạ, kiến Tị, Nguyệt phá là Hợi.
– Tháng Năm, tiết Mang Chủng, kiến Ngọ, Nguyệt phá là Tí
– Tháng Sáu, tiết Tiểu Thử, kiến Mùi, Nguyệt phá là Sửu.
– Tháng Bảy, tiết Lập Thu, kiến Thân, Nguyệt phá là Dần.
– Tháng Tám, tiết Bạch Lộ, kiến Dậu, Nguyệt phá là Mão.
– Tháng Chín, tiết Hàn Lộ, kiến Tuất, Nguyệt phá là Thìn.
– Tháng Mười, tiết Lập Đông, kiến Hợi, Nguyệt phá là Tị.
– Tíang Mười một, tiết Đại Tuyết, kiến Tí, Nguyệt phá là Ngọ.
– Tháng Chạp, tiết Tiểu Hàn, kiến Sửu, Nguyệt phá là Mùi.
Theo qui định các tháng Âm Lịch đều theo tiết khí mà định, mà không theo các ngày đầu tháng. Như tháng Giêng gọi là tháng Dần khởi đầu từ tiết Lập Xuân. Tháng hai gọi là tháng Mão khởi đầu từ tiết Vũ Thuỷ… Muốn rõ phải căn cứ theo Lịch hằng năm. Tuy nhiên tiết khí lại định theo mặt trời, nên không xê dịch bao nhiêu đối với Dương lịch. Như tiết Lập Xuân luôn vào ngày 4 tháng 2 hoặc 5 tháng 2 Dương lịch, tiết Kinh Trập vào ngày 5 hoặc 6 tháng 3 Dương lịch….Vì qui định theo tiết khí nên mỗi năm Âm lịch chỉ gồm 12 tháng, không ảnh hưởng gì đến tháng Nhuận cùng tháng đủ thiếu trong Âm lịch.
[1] Ý nói vượng tướng.
[2] Thường Dụng thần không hiện trong quẻ mới dùng hào Phục. Nếu Phục bị khắc tức Dụng thần bị hại, không thể xuất hiện được.
[3] Chỉ những sao được an vào quẻ như Quí Nhân, Lộc thần, Dịch Mã….

Động tĩnh âm dương phản phúc thiên biến
Tuy vạn tượng chi phân vân, tu nhất lý nhi dung hợp
卦 有 過 不 及 之 異 .
Sinh phù củng hợp. thời vũ tư miêu
Khắc hại hình xung, thu sương sát thảo
Trường Sinh, Đế Vượng tranh như Kim Cốc chi viên
Nhật thần vi lục hào chi chúa tể, hỉ kỳ diệt Hạng nhi an Lưu
Tối ác giả Tuế quân, nghi tĩnh nhi bất nghi động
Thế vi kỷ, Ứng vi nhân đại nghi kế hợp
世 爻 受 制 豈 宜 自 己 之 謀
Thế Ứng câu không, nhân vô chuẩn thực
Nội ngoại cạnh phát, sự tất phiên đằng
應 如 發 動 一 心 似 托 於 猿 攀
主 象 徒 存 更 被 傷 凡 謀 不 遂
Vô cố vật Không
Không phùng xung nhi hữu dụng
Hợp tao Phá dĩ vô công
Tự Không hoá Không tất thành hung cựu
Hình hợp khắc Hợp , chung kiến quai dâm
Động trị Hợp nhi bạn trú
Tĩnh đắc xung nhi ám hưng
帶 旺 匪 空
Hữu trợ hữu phù, suy nhược hưu tù diệc cát
Tham sinh tham hợp, Hình xung khắc hại giai vong
辨 動 靜 以 定 刑 冲
Tính bất tính, xung bất xung nhân đa tự nhãn
Hình phi Hình, Hợp phi Hợp vị thiểu chi thần
Hào ngộ lệnh tinh, vật nan ngã hại
Phục cư Không địa sự dữ tâm vi
飛 不 推 開 亦 枉 然
Không hạ Phục thần dị ư dẫn bạt
Chế trung nhược chủ nan dĩ duy trì
爻 傷 日 徒 受 其 名
Mộ trung nhân bất xung bất phát
Thân thượng Quỷ bất khử bất an
忌 臨 身 而 多 阻 無 成
Hào phùng kỵ sát, địch chi vô thương
用 爻 變 動 忌 遭 死墓 絕 空
空 化 空 雖 空 不 空
Hung hoá Trường Sinh, sí nhi vị tán
Cát liên Mộc Dục, bại nhi bất thành
勿 反 德以 扶 人
Dụng hào trùng điệp dĩ Mộ khố chi thu tàng
心 退 悔 兮 世 空
動 變 比 和 當 明 進 退
死 絕 豈 可 持 身
Động phùng xung nhi sự tán
Tuyệt phùng sinh nhi sự thành
Như phùng hợp trú, tu xung phá dĩ thành công
Nhược ngộ hưu tù tất sinh vượng nhi thành sự
緩 則 靜 而 生 身
Quỷ tuy hoạ tai, phục do vô khí
Tử tuy phúc đức , đa phản vô công
論 官 鬼 斷 作 禍 殃
朱 雀 本 口 舌 之 神 然 須 兄 弟
Ô hô ! Bốc dịch giả tri tiền tắc dịch
Phệ tất thành tâm
Phép về các hào trì Thế
Sinh khắc giữa Thế Ứng cùng động tĩnh và Không vong
Cát hung của sinh khắc giữa Phi và Phục
Đoán Dịch chớ câu nệ về Thần Sát[3]
Lục hào an tĩnh
原 神 發 動 志 揚 揚
正 卦 如 無 變 又 無
Phép về Dụng thần và Không vong
– Phụ Mẫu hoá Phụ Mẫu là hoá Tiến thần, sẽ được về văn thư; hoá Tử không hại nhân khẩu; hoá Quan thì cử đi làm nơi khác; hoá Thê lo lắng nhiều về nhà cửa; hoá Huynh Đệ là tiết khí.

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.