Các cách sát trong huyền không
CÁC CÁCH SÁT TRONG HUYỀN KHÔNG
THÁI TUẾ
Thái Tuế - còn gọi là Tuế tinh, Thái Tuế Địa Bàn, Thanh Long tinh hay Mộc tinh - là một hành tinh lớn có trọng lượng lớn hơn gấp 300 lần so với trọng lượng của Địa cầu, hơn nữa còn có hơn 63 vệ tinh khác quay xung quanh nó.Trong Thái Dương hệ Mộc tinh là hành tinh thứ 5 tính từ tâm Thái Dương hệ là Mặt Trời. Trọng lực của Mộc tinh là 23.1, lớn nhất trong số các hành tinh của Thái Dương hệ trong khi trọng lực của Địa cầu chỉ là 9.8 xếp thứ hai sau Mộc tinh, như vậy có thể nói Mộc tinh có tác động rất lớn đối với trường khí của Địa cầu.
Với “cơ thể” đồ sộ như thế và “đoàn tùy tùng” đông đúc như thế nên Mộc tinh di chuyển đến đâu sẽ tạo ra một lực hấp dẫn cực lớn thu hút rất nhiều trường khí và từ lực trong không gian về nơi đó (tương tự như lực hấp dẫn của mặt Trăng làm cho thủy triều dâng lên vậy). Do vậy nếu gây chấn động (động thổ xây nhà, máy móc chuyển động, ống khói các nhà máy phun ra nhiều) … ở phương có Thái Tuế đến thì sẽ làm cho trường khí dồn về phương đó nhiều hơn nữa. Kết quả của các chấn động là Cát hay Hung sẽ tùy thuộc vào khí trường (vận khí) ở phương đó Vượng hay Suy. Như vậy có thể xem Thái Tuế như là một cỗ máy khuếch đại trường khí, còn kết quả tác động là tốt hay xấu thì còn phải xem xét đến các yếu tố khác nữa.
Một chu kỳ vòng quanh mặt Trời của Mộc tinh là 12 năm trong khi đó một chu kỳ vòng quanh mặt Trời của Địa cầu là 1 năm, vậy mỗi năm Địa cầu sẽ đi qua giữa mặt Trời và Mộc tinh một lần. Đó chính là thời điểm Địa cầu đồng thời bị hai lực hấp dẫn của mặt Trời và Mộc tinh tương tác và hệ quả là trường khí của Địa Cầu sẽ bị xáo trộn mãnh liệt. Năm Tý thì Thái Tuế đáo sơn Tý, năm Sửu thì Thái Tuế đáo sơn Sửu… đến năm Hợi thì Thái Tuế đáo sơn Hợi.
Người sinh năm Dần, có niên canh Thái Tuế là Dần, niên canh xung Thái Tuế là Thân thì không nên động thổ tại hai phương Dần, Thân. Nếu muốn sửa chữa thì phải đảm bảo sao cho trường khí không thể dồn về các phương đó được (ví dụ như xây tường chắn khí …), nhưng tốt nhất là không nên động thổ ở các phương đó vì làm sao đảm bảo được trường khí sẽ không dồn về các phương đó. Từ lý luận này suy ra thì người được sinh ra ở Địa chi nào nên tránh chọn sơn mang tên Địa chi đó làm hướng nhà (vì hướng nhà là chỗ luôn luôn động và động mạnh nhất trong một căn nhà).
TUẾ PHÁ
Tuế Phá là cung đối diện với Thái Tuế. Thái Tuế xuất hiện sẽ thu hút hết các dương khí, nhiều trường khí và từ lực trong không gian về phương vị của nó như vậy cung đối diện với nó (Tuế Phá) chỉ còn lại toàn là âm khí, hoặc trống rỗng. Như vậy có thể xem như phương vị Tuế Phá sẽ không còn sinh khí.Không nên xung động (ngủ, làm việc, tu sửa nhà, đi lại…) với phương vị Tuế Phá thậm chí phương vị đó có Sinh - Vượng tinh bay đến.
THÁI TUẾ PHI TINH
Thái Tuế Phi tinh: Cửu cung Phi tinh lưu niên, mỗi năm có 1 tinh tú nhập trung cung, còn lại 8 tinh tú bay đến 8 hướng (ngọai trừ Ngũ Hoàng) đều có thể luân phiên nhau làm Thái Tuế Phi tinh theo từng năm, 9 năm là kết thúc 1 vòng tuần hoàn.Năm Ngũ Hoàng nhập cung trung thì Thái Tuế Địa bàn và Thái Tuế Phi tinh trùng nhau.
Thái Tuế Phi tinh sẽ gây ảnh hưởng mạnh hơn những phi tinh khác trong năm ngoại trừ Ngũ Hoàng.
NGUYỆT PHI THÁI TUẾ
Ngoài Thái Tuế ra còn có Nguyệt Phi Thái Tuế (Ám kiến sát). Cách tìm Ám Kiến sát như sau: Lập nguyệt tinh bàn tìm xem Nhị Khôn đáo cung nào thì cung đó chính là Ám Kiến sát. Phàm phương Ám Kiến đến, trong tháng đó tránh sửa chữa tu tạo.NGŨ HOÀNG
Ngoài vận 5 ra, ở các vận khác đều có Ngũ Hoàng đáo Sơn hoặc đáo Hướng. Nếu Ngũ Hoàng là hướng tinh bay thuận thì tạo ra cách cục toàn bàn là hướng tinPhục ngâm. Nếu Ngũ Hoàng là hướng tinh bay nghịch thì tạo ra cách cục toàn bàn là hướng tinh Phản ngâm.Ngũ Hoàng (5) nếu là khách tinh lưu niên, các nơi nó đến đều mang hung họa.
Ngũ Hoàng (5) đáo cung ắt mang họa tới.
Ngũ Hoàng (5) nếu gặp Thái Tuế ắt sinh đại họa.
Ngũ Hoàng (5) gặp Tam (3), Thất (7) (Quan sát gặp phải Xuyên tâm sát) nếu không trở thành thổ phỉ thì cũng là trộm cắp hoặc tứ chi thọ thương
Ngũ Hoàng (5) gặp Tam (3), Nhị (2) (Quan sát gặp phải Đấu ngưu sát) nếu không phải trong nhà tranh giành của cải thì người mẹ ắt cũng chết đột ngột.
Ngũ Hoàng (5) gặp Lục (6), Thất (7) (Quan sát gặp phải Giao kiếm sát) không tranh giành đoạt lợi thì cũng bị kiện cáo.
Ngũ Hoàng (5) gặp Nhị (2), Ngũ (5) là ốm đau đến chết
Ngũ Hoàng (5) gặp Thất (7), Cửu (9) là mắc bệnh đột ngột.
TAM SÁT
Tam Sát là một trong những tai họa lớn nhất của năm. Nguyên tắc cơ bản là không được động thổ hoặc quấy rầy phương vị của nó trong suốt cả năm. Tam Sát là tổ hợp của ba Sát: Tuế Sát, Kiếp Sát và Tai Sát. Tuế Sát gây trở ngại cho các mối quan hệ, ngăn cản bước tiến tới thành công, Kiếp Sát gây mất mát tiền của và Tai Sát gây rủi ro, tai nạn. Phạm Tam Sát có thể khiến cho thanh danh, tiền bạc và các mối quan hệ bị hủy hoại.Câu quyết đả nói :
Dần,Ngọ,Tuất: Sát Bắc.
Thân,Tý,Thìn : Sát Nam.
Hợi,Mẹo,Mùi : Sát Tây.
Tỵ,Dậu,Sửu : Sát Đông.
Có nghĩa là năm Dần, Ngọ, Tuất tam sát tại hướng bắc, các năm khác tương tự mà tính tiếp
HOÀNG TUYỀN BÁT SÁT
Nói đến HOÀNG TUYỀN là nói đến 1 phương vị gần như bất khả xâm phạm trong PT vậy. Bởi các Hung Phương như THÁI TUẾ , NGŨ HOÀNG SÁT , TAM SÁT thì chỉ theo năm mà di chuyển đi , còn HOÀNG TUYỀN là phương vị cố định. Khi nhà , mộ mà xác định hướng nào đó là đã có 1 vài phương hướng không thể phạm. Chữ " phạm" ở đây ý nói ở nhũng nơi ấy có thể kiêng kỵ : phóng thủy ( thãi nước ra ) , đường đi, nước chầu lại , lạch nước...vv...thậm chí ngay cả trổ cửa , chọn ngày giờ khởi công cũng phải tránh.I, BÁT SÁT : Lấy tọa sơn (mặt sau nhà) để tính.
1, Bát Sát Hoàng Tuyền : Phương vị sát này kiêng kỵ trổ Cửa , đào Giếng, kỵ thấy nước.
Khảm Long, Khôn Thố, Chấn sơn Hầu.
Tốn Kê, Kiền Mã. Đoài Xà đầu.
Cấn Hổ, Ly Trư vi SÁT diệu.
Phạm chi MỘ-TRẠCH nhất tề hưu.
- Nhà TỌA( mặt sau nhà ) KHẢM thì ở phương THÌN ( Long là Rồng , là cung Thìn ), Tuất là kỵ
- Nhà TỌA KHÔN thì ở phương MẸO là kỵ.
- Nhà TỌA CHẤN thì ở phương THÂN là kỵ.
- Nhà TỌA TỐN thì ở phương DẬU là kỵ.
- Nhà TỌA KIỀN thì ở phương NGỌ là kỵ.
- Nhà TỌA ĐOÀI thì ở phương TỊ là kỵ.
- Nhà TỌA CẤN thì ở phương DẦN là kỵ.
- Nhà TỌA LY thì ở phương HỢI là kỵ.
Và ngược lại cũng vậy.
- Nhà TỌA( mặt sau nhà ) THÌN, Tuất thì ở phương KHẢM là kỵ
- Nhà TỌA MẸO thì ở phương KHÔN là kỵ.
- Nhà TỌA THÂN thì ở phương CHẤN là kỵ.
- Nhà TỌA DẬU thì ở phương TỐN là kỵ.
- Nhà TỌA NGỌ thì ở phương Càn là kỵ.
- Nhà TỌA TỊ thì ở phương ĐOÀI là kỵ.
- Nhà TỌA DẦN thì ở phương CẤN là kỵ.
- Nhà TỌA HỢI thì ở phương LY là kỵ.
* Chọn ngày khởi công, động thổ :
- Phải TUYỆT ĐỐI TRÁNH chọn nhằm ngày phạm phải BÁT SÁT
- CÀN sơn : kỵ ngày Nhâm ngọ.
- KHẢM sơn : ........... Mậu Thìn , Mậu Tuất.
- CẤN sơn : ........... Giáp Dần, Bính Dần.
- CHẤN........... Canh Thân
- TỐN : ........... Tân Dậu.
- LY : ........... Quý Hợi, Kỷ Hợi.
- KHÔN : ........... Ất mẹo.
- ĐOÀI : ........... Đinh Tị.
Có Nghĩa là theo sách La Kinh Thấu Giải, đối với các ngày giờ, ta cho nhập trung cung và phi thuận theo lường thiên xích, nếu thấy các ngày trên theo hoa giáp mà rơi vào đúng phương sát thì không thể dùng.
VD : ta định chọn ngày tân tỵ động thổ cho nhà có tọa càn hướng Tốn. nhà tọa càn thì bát sát là bính ngọ, và nhâm ngọ. vậy ta cho tân tỵ vào trung cung và an thuận theo vòng lường thiên xích hết 60 hoa giáp, thấy bính ngọ, hoặc nhâm ngọ rơi đúng vào cung càn, thì năm tháng ngày giờ tân tỵ nào phạm không thể dùng.
II, HOÀNG TUYỀN: Lấy hướng (mặt trước nhà) để tính.
1, TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN
Canh , Đinh KHÔN thượng thị HOÀNG TUYỀN
Ất , Bính tu phòng TỐN thủy tiên
Giáp , Quý hướng trung ưu kiến CẤN
Tân , Nhâm thủy lộ phạ đương KIỀN.
- Nhà lập hướng CANH hoặc ĐINH nên cẩn thận với nước phương KHÔN.
- CANH hướng mà thấy ở phương KHÔN có nước nên chảy đến ,chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.
- ĐINH hướng mà làm nhà thì nước phương KHÔN nên chảy đi ,chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN.
- ẤT hướng thì phương TỐN nước nên chảy đi, chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN.
- BÍNH hướng thì nước phương TỐN nên chảy chầu lại, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.
- GIÁP hướng thì nước phương CẤN nên chảy lại , nếu chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.
- QUÝ hướng thì nước phương CẤN nên chảy đi, nếu chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN.
- TÂN hướng thì nước ở KIỀN ( CÀN ) nên chảy đi , nếu chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN.
NHÂM hướng thì nước ở KIỀN nên chảy đến , chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.
Địa chi gồm :
Mão Thìn Tị Ngọ HOÀNG TUYỀN ở Tốn
Ngọ Mùi Thân Dậu HOÀNG TUYỀN ở Khôn
Dậu Tuất hợp Tý HOÀNG TUYỀN ở Kiền
Tý Sửu Dần Mão HOÀNG TUYỀN ở Cấn
2, BẠCH HỔ HOÀNG TUYỀN: Lấy Hướng Để Tính
Kiền,Giáp,Khảm,Quý,Thân,Thìn sơn
Bạch Hổ chuyển tại Đinh-Mùi gian
Cánh hữu Ly,Nhâm,Dần kiêm Tuất
Hợi sơn lưu thủy chủ ưu phiền.
Chấn,Canh,Hợi,Mùi tứ sơn kỳ
thủy nhược lưu Thân khước bất nghi.
Cánh hữu Đoài,Đinh,Tị kiêm Sửu
phạm trước Ất-Thìn Bạch Hổ khi.
Khôn,Ất nhị cung Sửu mạc phạm
thủy lai tất nam định vô nghì.
Cấn,Bính sầu phùng Ly thượng ,hạ.
Tốn,Tân ngộ Khảm họa nan di.
Thử thị Hoàng Tuyền chuyên Hướng luận
Khai môn-Phóng thủy ắt sầu bi
Giải Nghĩa :
Kiền Giáp Khảm Quý Thân Thìn thì bạch hổ ở Đinh Mùi
Ly Nhâm Dần Tuất thì bạch hổ ở Hợi
Chấn Canh Hợi Mùi thì bạch hổ ở Thân
Đoài Đinh Tị Sửu thì bạch hổ ở Ất Thìn
Khôn Ất thì bạch hổ ở Sửu
Cấn Bính thì bạch hổ ở (ngọ) Ly
Tốn Tân thì bạch hổ ở (tý) Khảm
+ Ngoài ra , trong vấn đề về đường hướng nước của thuật PT còn 1 vài loại Hoàng Tuyền khác như :
V,BÁT DIỆU SÁT THỦY :
Giáp phạ lưu Dần, Ất phạ Thìn
Bính -Ngọ, Đinh-Mùi yếu thương nhân
Canh-Thân, Tân-Tuất tu dương tị
Nhâm-Hợi, Quý-Sửu thị hung thần.
III,KIẾP SÁT: (Lấy tọa sơn để tính)
Tốn, Mùi, Thân sơn Quý Kiền tàng
Tân, Tuất cư Sửu, Canh mã hương
Chấn, Cấn phùng Đinh, Giáp Kiền Bính
Nhâm hầu kiến thỏ, Bính Tân phương
Khảm Quý phùng xà, Tị Ngọ kê
Đinh Dậu phùng Dần, Khôn Hợi ất
Long Hổ ngộ dương, ất hầu kiếp
Tê ngưu long vị vĩnh bột lập
Giải nghĩa:
-Các Sơn Tốn,Mùi,Thân có Kiếp sát tại Quý.
-Tân Tuất Sơn Kiếp sát tại Sửu.
-Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.
-Chấn,Cấn Sơn Kiếp sát tại Đinh.
-Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.
-Nhâm Sơn Kiếp sát tại Thân.
-Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.
-Bính Sơn Kiếp sát tại Tân.
- Quý, Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.
-Tị,Ngọ Sơn Kiếp sát tại Dậu.
-Đinh,Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.
-Khôn,Hợi Sơn Kiếp sát tại Ất.
-Thìn,Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.
-Ất Sơn Kiếp sát tại Thân.
-Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.
Tóm lại là phương kiếp sát, chỉ lấy tọa sơn (là phương ở sau lưng nhà, đầu mộ) mà bàn về tiêu, nạp chứ hướng sơn không liên quan gì đến. Chỉ kỵ có một sơn thôi như ngồi ở Tốn sơn hay Mùi sơn, Thân sơn mà phương quý có sơn sa cao, mà nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc vỡ lở, hoặc núi đá gồ ghề, lởm chởm là rất kỵ. Nếu ngay ngắn, tròn đẹp thì không sợ kỵ, các sơn khác cũng vậy.
Post a Comment